Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

Hàn Quốc: “Trọng cung hơn trọng chứng” bỏ tù oan một người 20 năm.

Theo đài CNN, vào mùa thu năm 1988, bé gái 13 tuổi kể trên bị cưỡng hiếp và sát hại trên giường ngủ. Án mạng đã gây sốc cho cư dân vùng nông thôn Hwaseong, gần thủ đô Seoul của Hàn Quốc.
Nạn nhân là trường hợp nữ giới thứ 8 bị giết tại Hwaseong trong vòng 2 năm thời điểm đó. Tới năm 1991, tổng cộng có 10 nữ nạn nhân, từ 13 tới 71 tuổi, bị cưỡng hiếp và sát hại trong "loạt vụ án Hwaseong" và cảnh sát dốc sức truy tìm kẻ giết người hàng loạt trong nỗi sợ hãi của người dân.
Gần 1 năm sau, cảnh sát tìm đến nhà của một thanh niên họ Yoon, 22 tuổi, làm nghề sửa chữa máy móc. Sau quá trình thẩm vấn kéo dài 3 ngày, Yoon nhận tội. Trong bản thú tội do luật sư biện hộ tiết lộ, Yoon khai đêm xảy ra vụ việc, anh ta "đi bộ và nhìn thấy một ngôi nhà bật đèn, thôi thúc phải cưỡng hiếp ai đó".
Yoon đã "trèo vào nhà, tấn công bé gái dù biết cha mẹ em đang ngủ ở phòng bên cạnh". Tiếp đến, anh ta "đốt quần áo phi tang rồi về nhà".
Ra tòa, Yoon tiếp tục nhận tội để thoát án tử hình. Với tội cưỡng hiếp và giết người, Yoon phải lãnh án tù chung thân nhưng được giảm án và ra tù sau 20 năm.
Vấn đề là giờ đây, Yoon khẳng định mình không cưỡng hiếp và sát hại bé gái.
 
Cảnh sát điều tra các vụ giết người hàng loạt ở Hwaseong. Ảnh: JTBC
Yoon là người duy nhất bị kết án trong số 10 vụ giết người xảy ra ở Hwaseong thời gian đó. Chín vụ còn lại vẫn nằm trong vòng bí ẩn.
Vào tháng 9-2019, Tổng Giám đốc cảnh sát tỉnh Gyeonggi Nambu, Ban Gi-soo, công bố thông tin gây chấn động: bằng chứng ADN từ ít nhất 3 trong số các vụ giết người kể trên trùng khớp với một người đàn ông tên là Lee Chun-jae chứ không phải Yoon. Lee hiện thụ án tù chung thân vì cưỡng hiếp và sát hại chị dâu năm 1994.
Tháng 10-2019, Lee thú nhận đứng sau toàn bộ 10 vụ giết người ở Hwaseong và 4 vụ khác mà cảnh sát không cung cấp thông tin chi tiết. Hắn ta đưa ra lời thú tội chi tiết, thậm chí vẽ để giải thích địa điểm giết người trên giấy. Tuy nhiên, bằng đó vẫn không đủ để Yoon được xóa án…
Tháng 12 năm ngoái, cảnh sát tỉnh Gyeonggi Namu mở cuộc điều tra đối với 7 cảnh sát và 1 công tố viên tham gia cuộc điều tra ban đầu đối với Yoon sau khi ra tù, bao gồm cáo buộc lạm quyền. Kết quả điều tra chưa được công bố.
Còn bây giờ, trong độ tuổi 50, ông Yoon đang làm việc tại một nhà máy ở tỉnh Bắc Chungcheong sau khi ra tù. Người đàn ông chia sẻ không gì có thể bù đắp được 20 năm đầy mất mát đó. Thậm chí Yoon phải mất 3 năm mới quay lại cuộc sống thường ngày.
Ông kể khi đó bị còng tay 3 ngày trong phòng thẩm vấn, ăn rất ít, chỉ được rời phòng đi vệ sinh và cứ mỗi lần muốn ngủ lại bị cảnh sát đánh thức. Yoon nói sau 3 ngày không ngủ, ông ta không còn kiểm soát được những gì mình nói và cứ thế nói theo lời cảnh sát.
Theo chuyên gia tâm lý pháp y Lee Soo-jung của Trường ĐH Kyonggi (Hàn Quốc), không cho nghi phạm ngủ là một biện pháp thường được cảnh sát sử dụng để lấy lời nhận tội vào thời đó. "Khi ấy, người ta có thể kết án chỉ dựa vào lời thú tội mà không cần chứng cứ" - ông Lee nói.
******************

1 nhận xét:

  1. Kết tội nhầm người là rất nguy hiểm và không thể chấp nhận được; đời người rất ngắn ngủi, lúc trẻ khoẻ thì ở trong tù; ra tù thì đã già rồi

    Trả lờiXóa

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...