Tại vùng đất Alaska xa xôi, một người bán tạp hóa đang vượt lên mọi khó khăn để cung cấp đủ nhu yếu phẩm cho người dân trong làng trong đợt dịch Viêm phổi Vũ Hán.
Mỗi tuần một lần, anh Toshua Parker, chủ nhân của cửa hàng tạp hóa Icy Strait Wholesale, ở thị trấn Gustavus thức dậy trước lúc bình minh, khởi hành chuyến đi suốt 7 tiếng trên chiếc thuyền nhỏ để mua những đồ dùng thiết yếu cho người dân trong làng của mình.
Thị trấn Gustavus hẻo lánh
Gustavus là một thị trấn hẻo lánh ở Alaska, nơi mà những con nai còn vượt quá số người dân. Mãi tới năm 1985, thị trấn mới có điện và cho đến tận hôm nay, không có con đường nào kết nối nơi này với thế giới bên ngoài. Muốn đến đây, người ta phải bắt máy bay hoặc đi tàu, Calvin Casipit, thị trưởng tình nguyện của thị trấn cho biết.
Là cửa ngõ của Công viên Quốc gia Glacier Bay, thị trấn này phụ thuộc rất lớn vào lượng khách du lịch vào 3 tháng hè. Tuy nhiên vì lệnh phong tỏa do dịch Viêm phổi Vũ Hán năm nay, nền kinh tế địa phương của khu vực đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Parker đã mở cửa hàng này được 10 năm. Tuy nhiên, bởi khoảng cách địa lý xa xôi nên việc nhập hàng cũng rất khó khăn. Cách duy nhất để vận chuyển là bằng sà lan hoặc máy bay tư nhân, vậy nên khi hàng hóa cập bến thị trấn, giá cả của chúng đã đội lên rất nhiều. Ví dụ như một galoon (khoảng 3,8 lít) sữa có giá 5 đô thì khi đến tay người dân thị trấn đã lên mức 12 đô la.
Thấy khoảng tiền chênh lệch quá lớn nên anh Parker đã vận chuyển hàng bằng phà do nhà nước trợ cấp. Khi cửa hàng phát triển, anh Parker cùng cha đã cho ra mắt công ty vận tải của riêng mình, mua trạm xăng của thị trấn và 2 chiếc tàu. Điều này cho phép anh chủ động đi lại mua bán, vận chuyển hàng hóa.
Vượt qua khó khăn, cung cấp hàng hóa cho cả làng
Mùa đông năm 2019, các nhà lập pháp Alaska đã cắt dịch vụ phà tới Gustavus. Sau đó, ngay khi bắt đầu bùng phát viêm phổi Vũ Hán, bến tàu duy nhất của thị trấn đã đóng cửa để sửa chữa trong 4 tháng. Điều này đẩy giá thực phẩm lên cao, bởi vậy anh Parker quyết định mình sẽ đích thân vượt biển mua nhu yếu phẩm về cho người dân địa phương.
Vậy là mỗi tuần, Parker sẽ đi thuyền vượt biển để mua đồ cho dân làng, mỗi lần quãng đường di chuyển cả đi cả về phải mất tới 14 giờ. Tuy nhiên anh chỉ thu lại lợi nhuận rất nhỏ, gần như mức hỗ trợ cộng đồng.
Ví dụ, anh nhập khay trứng với mức giá 4,5 đô thì chỉ bán lại với mức 7,99 đô. 3,5 đô còn lại không phải chi phí lưu trữ, tiền thuê nhân viên mà để chi trả cho phí vận chuyển, nhiên liệu, đóng gỡ hàng và các phí hậu cần khác.
Việc vận chuyển cả đi cả về mất tới 14 giờ và một sai lầm nhỏ có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cộng đồng. Ví dụ như có lần nhà cung cấp quên không đóng gói thịt vào đơn hàng. Sau đó họ chấp nhận trả phí vận chuyển bằng máy bay, nhưng thời tiết xấu làm chuyến bay bị hoãn 3 ngày. Khi vận chuyển tới nơi thì thịt đã hết hạn.
Trong khi cộng đồng Gustavus vô cùng biết ơn những nỗ lực của Parker trong việc duy trì cuộc sống bình thường cho người dân, anh lại dành lời khen ngợi thực sự cho những nhân viên của mình vì đã “đi làm mỗi ngày trong đại dịch để đảm bảo thị trấn của chúng tôi được cung cấp đủ nhu cầu”.
Bất kể trở ngại, Parker cho biết thị trấn của anh sẽ luôn tìm cách sống sót.
“Chúng tôi đã vượt qua đại dịch này tốt hơn rất nhiều nơi. Chúng tôi không bao giờ hết giấy vệ sinh hoặc bất kỳ nhu yếu phẩm nào. Chúng tôi còn khá đầy đủ mọi thứ trong kho”, Parker chia sẻ. Thậm chí một số người trong khu vực còn chuyển đồ cho người nhà ở xa bởi họ không thể mua đủ nhu yếu phẩm.
Người bán tạp hóa này quả là có tấm lòng nhân ái, hết lòng vì cộng đồng
Trả lờiXóa