Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

Khác biệt mâm cỗ Tết 3 miền (vnexpress)

Hà Nội có thịt đông, Huế có thịt luộc tôm chua và các tỉnh miền Nam không thể thiếu thịt kho hột vịt trong ngày Tết.

Mâm cỗ ngày Tết tại các tỉnh thành Việt Nam mỗi nơi một nét, tùy văn hóa, địa lý hay ẩm thực của mỗi vùng miền. Khi đi du lịch vào dịp đầu năm, bạn có thể được thưởng thức, hiểu về văn hóa ẩm thực qua mâm cỗ tại từng địa phương.

Miền Bắc

Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết cho biết, mâm cỗ Tết truyền thống của người Hà Nội hay người miền Bắc nói chung thường có xôi gấc, bánh chưng, dưa hành muối, nem (chả giò), giò thủ và thịt đông. Các món ăn này được chọn vì người miền Bắc đón xuân vào thời tiết lạnh. Trong đó, thịt đông là món đặc trưng của mùa đông xuân mà các vùng miền khác thường không có.

Mỗi gia đình thường gia giảm thêm một số món như bóng bì xào thập cẩm, gà luộc, canh măng, miến xào mề gà... Bà Ánh Tuyết cũng cho biết, theo truyền thống, mâm cỗ xưa cần 4 bát, 4 đĩa. Những nhà khá giả hoặc làm quan thì làm 6 bát, 6 đĩa, thậm chí 8 bát, 8 đĩa.

Mâm cỗ Tết miền Bắc. Ảnh: Shutterstock

Mâm cỗ Tết miền Bắc. Ảnh: Shutterstock

Miền Trung

Ở Huế các món ăn cho mâm cỗ Tất niên thường có tối thiểu 7 món. Người Huế vẫn nấu những món trong cuộc sống hằng ngày. Theo nghệ nhân ẩm thực Huế Mai Thị Trà, không tính gà luộc nguyên con, xôi, chè..., mâm cỗ thường gồm bánh chưng hoặc bánh tét, món hầm, thịt luộc tôm chua, tôm thịt rim, cá chiên, một món xào, dưa món. Bên cạnh đó, chả, nem chua, ram Huế, gỏi... cũng là một số món được ăn vào ngày Tết, tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Những món ăn này có trên mâm cỗ của người dân, còn yến tiệc đón năm mới của vua chúa triều Nguyễn sẽ đủ sơn hào hải vị, được chế biến cầu kỳ.

Nem công chả phượng, một món ăn biểu tượng của ẩm thực cung đình Huế. Ảnh: Bảo Ngân

Nem công chả phượng là một món ăn biểu tượng của ẩm thực cung đình Huế. Ảnh: Bảo Ngân

Miền Nam

Những món không thể thiếu trong cỗ tết phương Nam là bánh tét, canh khổ qua nhồi thịt và thịt kho hột vịt. Đầu bếp Trần Ngọc Sang (TP HCM) lý giải, dân gian cho rằng ăn canh khổ qua để "cái khổ đi qua", xua tan điều không tốt trong năm cũ. Món thịt kho hột vịt với miếng thịt vuông, quả trứng tròn tượng trưng cho trời đất tròn vuông, năm mới trọn vẹn, đầy đủ. Ngoài ra, mỗi nhà lại biến tấu thêm các món ăn khác như gà xé phay, tôm khô củ kiệu... Tráng miệng có nhiều loại mứt trái cây và bánh kẹo ngọt như mứt dừa, me, mãng cầu...

Các món ăn ngày Tết miền Nam. Ảnh: Shutterstock

Các món ăn ngày Tết miền Nam. Ảnh: Shutterstock

Để hành trình du lịch ý nghĩa hơn, du khách có thể vừa du xuân, vừa trải nghiệm ẩm thực đặc trưng ngày Tết của từng vùng miền. Thực đơn được chọn lọc, lồng ghép nhằm đem lại cho du khách trong chuyến du xuân đầu năm một cảm xúc thật đặc biệt. Đây chính là điểm nhấn mà Vietravel muốn đem đến cho du khách qua bộ sản phẩm "Mâm cỗ ngày xuân". Trước khi dùng bữa, du khách được nghe nghệ nhân ẩm thực hoặc đầu bếp giới thiệu về các món ăn, tìm hiểu sự khác biệt trong cách bày biện mâm cỗ của mỗi địa phương.

Bảo Ngân 

(Hoa Huỳnh chuyển)

VÀO ĐÔNG (Thơ Ngô Minh Hằng và Bài Họa Của Các Thi Hửu


VÀO ĐÔNG

Mùa Đông ai đã bắt đầu,
Cho mây xám đục một màu không gian.
Cho ta tiếc nắng thu vàng,
Tiếc cơn gió thổi, nhẹ nhàng lá reo.
Tiếc thu vàng rộn đường chiều,
Khi mùa Đông với tịch liêu phiến hồn.
Đưa tay níu cánh hoàng hôn,
Thấy trong vũ trụ nỗi buồn vào Đông.

Ngô Minh Hằng



Họa 1: ĐÊM ĐÔNG

Mùa đông lạnh lẽo khơi đầu
Bầu trời ảm đạm nhuốm màu thế gian
Còn đâu đám lá nâu vàng
Trải trên đường vắng nhẹ nhàng gió reo
Còn đâu nữa đám mây chiều
Nắng xuyên kẻ lá làm phiêu phách hồn
Tâm tư chìm đắm mê hôn
Bỗng dưng tuyết phủ gợi sầu ĐÊM ĐÔNG !

Thiên Lý


Họa 2 :Tiết Đông

Niềm Đông thuở mới xanh đầu
Chiếc thân băng giá nhuốm màu thời gian
Xa nhà mùa nắng hanh vàng
Heo may nhẹ thổi , mơ màng thông reo
Đường thu hiu hắt nương chiều
Với Đông lạnh lẽo đăm chiêu ngự hồn
Tình xa chẳng tưởng nụ hôn
Nghe đầy sương khói vương buồn tiết Đông

Chung Văn



 Họa 3 :ĐÔNG LẠNH

Bốn mùa Đông lạnh trên đầu
Không Xuân,tuyết trắng tô màu nhân gian
Nhớ Thu xưa nắng hanh vàng
Bùi ngùi tiếc Hạ nhỡ nhàng gió reo
Hoang mơ nhặt bóng rơi chiều
Hư vô cõi thế,quạnh liêu ngõ hồn
Lạc loài tới đỉnh mê hôn
Thấy trăng hóa thạch giữa buồn bã Đông

Lý Đức Quỳnh


 Họa 4 :THỜI GIAN...

Tuyết sương phủ trắng mái đầu
Bởi lo danh lợi sắc màu trần gian
Đêm đêm ngắm ánh trăng vàng
Nghe trong hơi gió nhịp nhàng lời reo
Hắt hiu bóng xế trời chiều
Bơ vơ lạc lõng cô liêu cõi hồn
Ngậm ngùi nắng tắt hoàng hôn
Đâu đây gió thoảng, nỗi buồn vào đông...!

Bạc Liêu/26/1/2021
Hồng Vân


Họa vận muộn màng  5 : Đông Buồn Nhớ Quê Hương
( Qua thơ “Vào Đông” - NGÔ MINH HẰNG )

Mưa dầm gió bấc ướt đầu
Mây đùn xam xám giống màu thế gian
Nhớ xưa nắng ấm hanh vàng
Gió đông Đà Lạt bên đàng thông reo
Qua vườn cải thảo nương chiều
Trông hồ Than Thở cô liêu lạnh hồn
Nhớ thương tình cũ nụ hôn
Bâng khuâng bạn gái nỗi buồn đêm đông...!

Mai Xuân Thanh
Ngày 26/01/2021


HỌA 6 : NỤ HÔN MÙA ĐÔNG

Mùa thu lãng vãng trong đầu,
Lá vàng tơi tả tạt sầu thế gian.
Đông về nhạt nắng phai vàng,
Tuyết lan khắp chốn bẻ bàng gió reo.
Mây xa ngần ngại kéo chiều,
Đem sang cái lạnh hắt hiu mộng hồn.
Ôm chồm anh gởi nụ hôn,
Mong em ấm lại vơi buồn chào Đông.

HỒ NGUYỄN (28-01-2021)



Mời Xem Tranh

(Từ VKThoan ST )
 

MƯỜI LĂM NĂM TÌNH TRĂN TRỞ - Ngọc Huệ Diệp Lục Tố


MƯỜI LĂM NĂM TÌNH TRĂN TRỞ 

Mười lăm năm tình hận 
Tôi nhớ anh, bạc trắng cả mái đầu
 Đôi mắt chim câu, mõi mòn lận đận 
Gót sen hồng dẫn dắt anh đi đâu? 

Mười lăm năm tình trăn trở 
Cội mai già không buồn nở mùa xuân
 Dù tôi chăm nhặt lá lòng bâng khuâng
 Đông đến vội, xuân tàn, thu lạnh lẽo. 

Mười lăm năm qua, lòng trong veo! 
Cánh võng đưa, thời gian thoáng vèo.
 Da mồi tóc trắng lơ thơ
 Cánh chim không mõi còn chờ đợi chi!!!.

- Ngoc Huệ Diệp Lục Tố


MÂM NGŨ QUẢ CỦA TRẠNG QUỲNH DỰ THI

 Là người cưỡi đu cưỡi c thiên h, Chúa Trnh tha h bày ra nhng trò du hí đ được chơi bi tha thích. Mt trong nhng thú chơi đó là trò thi “mâm ngũ qu” hàng năm vào dp Rm Trung Thu.

        Nhà Chúa đt gii thưởng cho ai có được mâm ngũ qu đp nht, quí nht, ngon lành nht và l nht. Các gia đình quyn quí và giàu có trong thành Thăng Long đua nhau sm nhng mâm ngũ qu cc kỳ đt tin đ mong đot gii, khoe sang vi thiên h.

        Trng Quỳnh thy thiên h náo nc d thi, cũng tuyên b vi mi người:

– Năm nay tôi s d thi cho mà coi! Tôi đã trượt kỳ thi Hi, nhưng nht đnh thi ngũ qu thì tôi s chiếm gii, cho thiên h lác mt mt phen!

        Trong khi ai ny đu kỳ công sm nhng th trái cây quí nht trong nước như đào mn Lng Sơn, hng Hc Trì, nhãn lng Sơn Nam (Hưng Yên), vi thiu Hi Dương, cam Ngh An… thì Trng Quỳnh li mang thi bng mt bc tranh thiếu n kha thân.

         Chúa và bà chính cung cùng xem bc tranh l lùng và cht vn:

– Bc tranh này mà trng dám bo là mâm ngũ qu ư?

        Trng Quỳnh gt gù mm cười trình Chúa:

– Chúa Thượng không nhn ra mâm ngũ qu tht sao? Này nhé:

       - (Ch vào đu thiếu n) đây không phi là mt trái bưởi đp vào bc nht hay sao?

       - (Li ch vào đôi mt). Đây không phi mt chùm gm hai qu nhãn lng Sơn Nam hay sao?

       - (Li ch vào b ngc trn nõn nà). Đây không phi là mt cp đào tơ Lng Sơn th thượng thng hay sao?

       - (Ch vào đôi bàn tay búp măng). Còn đây chng phi hai trái pht th cc quí hay sao?

       - (Ri ch vào ch hp dn nht mà nhà Chúa nãy gi c nhìn chm chm vào đó). Còn đây không phi là mt múi mít thơm ngon nht trn đi hay sao?

         Va nghe Trng ging gii, nhà Chúa va say mt ngm đ “ngũ qu” và ngài c nut nước miếng ng c, lòng ngài ro rc, y như th ngài b 5 th qu kỳ diu kia hp mt hn vía. Bà chính cung đng bên cnh đưa mt lườm Ngài my ln, ngài cũng thây k. Đon Ngài phán:

– Giá mâm ngũ qu ca khanh mà là tht thì ta chm gii nht cho khanh, không còn phi đn đo gì na!

        Trng Quỳnh can ngay:

– y, khi Chúa Thượng! S dĩ mâm ngũ qu này được thn chn d thi là vì nó không bao gi tàn úa lt phai. Ch nếu nó là tht thì bt quá Chúa Thượng ch thích nó được 2 ngày là cùng!

        Chúa cht nh li nhng th “ngũ qu” mà Ngài đã được nếm và nếm ri thì chán, Ngài lin so chúng vi người thiếu n mơn mn xuân xanh trong tranh và qu tht Ngài cm thy nàng thiếu n này có sc hp dn hơn hn. Nàng nm phơi tm thân nõn nường  đó, nhưng ngay c Chúa na cũng không tài nào chiếm đot ni nàng, mà ch có th chiêm ngưỡng bng mt đ tưởng tượng và mơ ước mà thôi! Chúa c cười, v đùi kêu lên:

– Ta chu khanh nói chí lý! Chí lý!

        Ý Chúa là ý Tri, năm y mâm ngũ qu ca Trng Quỳnh chiếm gii nht. Bàn dân thiên h biết chuyn đu bái phc trí tu siêu qun ca Viên Trng và ly làm xu h cho cái đu óc bã đu thô thin ca mình./-

                                                                       *

Tài liệu do Hồ Xưa sưu tầm và phổ biến giúp vui______________________

 

(Ảnh từ Google)

12 BIẾN CHỦNG CỦA VIRUS CORONA LÂY LAN TOÀN CẦU RA SAO?

 Thế giới trải qua cột mốc lịch sử với hơn 100 triệu người mắc Covid-19, tương đương 1,3% dân số toàn cầu, trong khi các biến chủng của virus corona vẫn đang lây lan mạnh mẽ.

Hơn một năm trôi qua từ khi virus lần đầu tiên được xác định ở Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019, thế giới ghi nhận hơn 101 triệu ca mắc Covid-19 tính đến ngày 28/1, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ). Hơn 2,18 triệu người tử vong trên toàn cầu.

Trong thời gian này, nhiều đột biến của virus corona xuất hiện. Đúng như những gì giới khoa học dự đoán, virus tiến hóa để lây lan mạnh mẽ hơn.

Các nhà khoa học xác định virus corona có 12 biến chủng chính, theo Nikkei Asia. Trong số đó, các đột biến được phát hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil trở thành mối đe dọa nghiêm trọng hơn cả, bất chấp nhiều loại vaccine được phát triển để chống lại đại dịch.

Virus tiếp tục đột biến vì có cơ hội

Số ca nhiễm trên toàn cầu tăng gấp đôi chỉ trong vòng 2,5 tháng kể từ tháng 11/2020. Trong mùa đông kể từ tháng 11 năm ngoái, Mỹ chứng kiến số ca nhiễm tăng gấp 2,4 lần. Con số này ở châu Âu là 2,3 lần, theo Nikkei Asia.

Với thêm 10 triệu ca nhiễm mới được ghi nhận sau mỗi 2 tuần, đại dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại.

"Càng có nhiều người bị nhiễm bệnh, càng nhiều khả năng thấy các biến chủng mới. Nếu chúng ta cho virus cơ hội, nó sẽ làm điều tồi tệ nhất", Tiến sĩ Michel Nussenzweig, nhà miễn dịch học tại Đại học Rockefeller ở New York, nhận định.

Kể từ khi xuất hiện, virus corona là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên khắp thế giới, và họ cũng theo dõi sát sao quá trình đột biến của loại virus này.

Vì virus không thể tự nhân bản nên chúng cần xâm nhập vào tế của vật chủ (ở đây là con người) để tự tái tạo và nhân lên. Virus corona có một loại thông tin di truyền được gọi là RNA (axit ribonucleic), và sự đột biến xảy ra khi có sai sót trong quá trình sao chép thông tin di truyền này.

Theo các nhà khoa học, trung bình cứ 15 ngày virus corona sẽ đột biến một lần. Nhiều chủng đột biết sẽ tự biến mất, nhưng một số phiên bản sẽ có thể tiếp tục lây truyền từ người này sang người khác.

Theo phân loại của Nextstrain, một dự án phân tích dữ liệu di truyền của virus, thế giới đang gánh chịu 12 biến chủng chính của virus corona. Mối quan hệ giữa các biến chủng được phát hiện cho đến nay có thể được thể hiện bằng sơ đồ hình cây dưới đây.

Trong các chủng đột biến được tìm thấy ở Anh và Nam Phi, nhiều protein đột biến - những gai lồi ra trên bề mặt của virus - nằm ở vị trí khác so với bản gốc. Các gai này sẽ gắn vào protein trên bề mặt tế bào cơ thể người và tạo điều kiện cho virus xâm nhập.

Các đột biến làm tăng khả năng lây nhiễm và tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng. Thêm vào đó, việc cấu trúc protein gai thay đổi trên đột biến cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của một số loại vaccine.

Chủng virus đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán vào cuối năm 2019 có tên gọi 19A, và rất nhanh sau đó nó đột biến thành chủng 19B. Cả hai chủng này cùng nhau lây lan trong quá trình Covid-19 trở thành đại dịch ở châu Á.

20A - chủng của virus corona lây lan mạnh mẽ ra khắp châu Âu vào mùa xuân năm 2020 - có nguồn gốc từ chủng 19A.

Sau đó, chủng 20B xuất hiện, đột biến từ 20A, và lan rộng từ châu Âu cho đến phần còn lại của thế giới.

20C bắt nguồn từ 20A và lan rộng ở Bắc Mỹ. Nhiều nước đã phong tỏa chặt chẽ nhưng cũng không thể hạn chế sự lây lan của chúng.

Các đợt bùng phát của chủng 20B và 20D xảy ra vào mùa hè năm 2020 ở Brazil và các khu vực khác của Nam Mỹ, cũng như một phần ở phía nam châu Phi.

Cùng khoảng thời gian này, 20E - cũng bắt nguồn từ 20A - xuất hiện ở châu Âu và 20F - có nguồn gốc từ 20B - được phát hiện tại nhiều vùng ở Australia.

Đến tháng 9/2020, 20G - bắt nguồn từ 20C - lây lan mạnh mẽ ở Mỹ.

Giai đoạn cuối năm 2020 chứng kiến sự xuất hiện một loạt các chủng đột biến.

Biến chủng được phát hiện ở Vương quốc Anh có tên gọi 20I (B117), đột biến từ 20B và lần đầu tiên được xác định vào tháng 10/2020 ở Kent.

Cho đến tháng 12/2020, một chủng mới xuất hiện được gọi là "đột biến Nam Phi". Nextstrain xác định đây là 20H, đột biến từ 20C. Tiếp đó là 20J, chủng mới xuất hiện ở Nhật Bản và một số nước khác.

Biến chủng 20I đứng sau 70% số ca nhiễm mới được ghi nhận ở Anh trong 4 tuần vừa qua. Tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nơi số ca nhiễm đang tăng vọt, tỷ lệ người mắc chủng 20I cũng ở mức cao.

Biến chủng 20I được tìm thấy ở 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, và đang lan rộng không chỉ ở châu Âu mà còn ở châu Á và châu Mỹ Latin.

Biến chủng Nam Phi cũng xuất hiện tại 30 quốc gia và khu vực, với nhiều ca bệnh xuất hiện ở châu Âu và châu Phi.  

*** 
Góp phần làm gia tăng nỗi sợ hãi trong công chúng là sự lây lan của các biến chủng mới.
Trong tháng 1/2021, Mỹ ghi nhận hơn 79.000 ca tử vong vì COVID-19. Đây là tháng cướp đi nhiều sinh mạng nhất tại Mỹ kể từ khi đại dịch bùng phát, hơn tháng 12/2020 1,000 ca.

Thống đốc Kentucky Andy Beshear ngày 26/1 thông báo hai trường hợp nhiễm biến chủng mới xuất hiện đầu tiên ở Anh đã được phát hiện tại bang này. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), biến chủng mới có khả năng lây lan mạnh mẽ hơn.

Một báo cáo của Anh công bố hồi tuần trước lưu ý biến chủng mới còn có tỷ lệ gây tử vong cao hơn những biến chủng khác.
 Sơn Trần (baomoi.com)


Từ Cảnh chuyển



Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2021

CÓ PHẢI MÙA ĐÔNG QUA - Thơ Trần Chu Ngoc

 CÓ PHẢI MÙA ĐÔNG QUA

Rồi hôm qua có phải là quá khứ
Ta đã từng mơ giấc Ngô Đồng
Rồi hôm nay không còn cơn mộng dữ
Em thoáng buồn nuối tiếc một dòng sông
Lá thu rơi trong chiều nhạt nắng
Ta trở về rời rã vết thương
Khi mùa đông lạnh đầy xa vắng
Khúc tự tình năm cũ còn vương
Rồi giá rét bên trời đông năm ấy
Gợi cho ta nhớ khúc tình gần
Em quẩn quanh nhưng giờ vẫn vậy
Nhớ bên đời còn phút bâng khuâng
Rồi nắng sẽ lung linh ngày áp thấp
Bao nhiêu mơ ước kết hoa đăng
Ta trở về nỗi buồn không gặp
Cố tìm quên một chút đồng bằng
Rồi hoa nở nhân ngày tháng chạp
Em xinh như một đoá hoa hồng
Như ánh sao khuya bên triền dốc
Ta về còn lại cõi hư không
TRAN CHU NGOC

*Ảnh từ blogchiase.vn

🌼🌼🌼🌼🌼

Cuộc tranh luận về lịch sử gây chia rẽ nước Mỹ (Nghiên Cứu Quốc Tế )

 



Nguồn: Edward Luce, “Biden should avoid America’s toxic history wars”, Financial Times, 28/01/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên


Chỉ vài giờ sau khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ vào tuần trước, Joe Biden đã giải tán Ủy ban 1776 của Donald Trump. Hiếm có sự đảo ngược nào thông qua sắc lệnh hành pháp lại gây nhiều chú ý như vậy.

Ông Trump cho ra đời cơ quan này – được đặt tên theo năm các thuộc địa Mỹ tuyên bố độc lập khỏi Anh – ngay trước cuộc bầu cử tháng 11/2020 với nỗ lực chuyển trọng tâm của cử tri sang các cuộc chiến văn hóa của Mỹ trong bối cảnh ông không thể ngăn chặn được đại dịch. Mục tiêu mà ông tuyên bố là thúc đẩy việc giảng dạy về “sự kỳ diệu của lịch sử Hoa Kỳ”. Nhưng mục tiêu thực sự của ông là gây ra sự phẫn nộ về việc cánh tả tập trung vào di sản của chế độ nô lệ. Ông tin rằng nếu cuộc bầu cử xoay quanh các cuộc biểu tình Black Lives Matter hơn là Covid-19, ông có thể có cơ hội tái đắc cử. Nhưng canh bạc của ông đã không thành.

Hoa Kỳ hiện có một tổng thống có ưu tiên hàng đầu là đánh bại đại dịch. Nhưng vấn đề bất công chủng tộc cũng là trọng tâm trong cách ông Biden nhìn nhận về coronavirus, và nhiều thứ khác. Điều này có thể dẫn tới việc sau khi hủy bỏ Ủy ban 1776 mà ông gọi là “gây xúc phạm, trái với thực tế”, Biden sẽ ủng hộ một thực thể được coi là trái ngược với Ủy ban 1776: Dự án 1619. Đây là một loạt bài báo đã mang về cho New York Times giải Pulitzer, trong đó lập luận rằng các nhà sử học nên xác định thời điểm thành lập Hoa Kỳ là từ năm những người nô lệ đầu tiên đặt chân đến bờ biển nước Mỹ.

Đây là hai dòng quan điểm không thể hòa giải. Một bên thấy rằng nước Mỹ về cơ bản là tốt; còn quan điểm còn lại coi nó hầu hết là xấu. Sự lựa chọn nằm giữa việc xem lịch sử là vinh quang hay đẫm máu. Đây không phải là vấn đề học thuật. Khi các quốc gia tranh luận lại những gì đã xảy ra trong quá khứ, họ cũng tranh luận xem ai là người sở hữu tương lai. Trường hợp những quốc gia như Ấn Độ cho thấy các cuộc chiến về lịch sử có thể ra những hệ lụy chết người.

Khó có thể phủ nhận rằng câu chuyện mà Ủy ban năm 1776 đưa ra về lịch sử Hoa Kỳ là một sự “tẩy trắng”. Trong một báo cáo được công bố vào Ngày Martin Luther King – tức hai ngày trước khi ông Trump rời nhiệm sở – ủy ban đã mô tả những người cha lập quốc của Mỹ là những cá nhân hoàn hảo, những người đã viết nên một bản hiến pháp không thể tốt hơn. Bản báo cáo dài 41 trang, được viết gần như hoàn toàn bởi những người không phải là sử gia, không có lấy một dòng trích dẫn. Báo cáo cho rằng nguồn gốc triết học của “chính trị bản sắc” phía cánh tả xuất phát từ John Calhoun, một thượng nghị sĩ sở hữu nô lệ giữa thế kỷ 19. Danh sách các mối đe dọa đối với nền dân chủ mà báo cáo đưa ra cũng liên hệ phong trào tiến bộ đầu thế kỷ 20 ở Mỹ với chủ nghĩa phát xít ở Ý. Từ quan điểm học thuật, báo cáo này chỉ là trò cười.

Không có gì đáng cười về Dự án 1619. Đó là một nỗ lực chi tiết để đánh giá lại lịch sử Hoa Kỳ, làm nổ ra tranh luận giữa các nhà sử học có tên tuổi. Nhưng lời giải thích của nó cho cuộc chiến giành độc lập cũng có những sai sót về mặt dữ kiện thực tế và đưa ra lập luận gây nhiều tranh cãi rằng cuộc cách mạng bị kích động bởi kế hoạch xóa bỏ chế độ nô lệ của Anh. Tuy nhiên, lập luận cơ bản của Dự án – rằng chế độ nô lệ đã gắn liền với lịch sử nước Mỹ ngay từ đầu và di sản của nó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay – là điều khó có thể tranh cãi.

Những người bảo thủ coi quan điểm của Dự án 1619 là mối đe dọa đối với chủ nghĩa biệt lệ Mỹ và là một điều cần phải khai thác. Quỹ đạo nhân khẩu học của nước Mỹ hiện là không thể ngăn cản – Mỹ sẽ trở thành quốc gia có cơ cấu dân số đa số (da trắng) và thiểu số (không phải da trắng) trong vòng một phần tư thế kỷ tới. Đảng Cộng hòa không thể làm được gì để ngăn cản điều đó. Nhưng họ có thể khai thác lòng yêu nước sâu sắc của cử tri Mỹ nếu Đảng Dân chủ mắc sai lầm.

Năm năm nữa, Mỹ sẽ đánh dấu kỷ niệm 250 năm ngày tuyên bố độc lập khỏi Anh. Đến lúc đó, có thể tưởng tượng rằng việc kỷ niệm năm 1776 sẽ bị nhiều người so sánh với việc tôn vinh Christopher Columbus. Hiện nay, nhiều người gọi ngày kỷ niệm được đặt theo tên nhà thám hiểm này là Ngày của người bản địa, do ảnh hưởng thảm khốc của người châu Âu lên người bản địa Mỹ (chủ yếu là do bệnh đậu mùa).

Đến năm 2026, liệu những người cánh tả Mỹ có đổi tên Ngày Độc lập thành Ngày Nô lệ không? Nâng cao khả năng đó càng làm nổi bật tiềm năng gây chia rẽ, kích động của cuộc tranh luận. Đó là một lý do mà ông Biden nên tránh làm như vậy. Còn có hai lý do khác. Thứ nhất, ông đang có quá nhiều vấn đề khác để xử lý. Trong tuần đầu tiên của mình, ông Biden đã ban hành số lượng sắc lệnh hành pháp kỷ lục. Trong vòng 100 ngày đầu tiên, ông muốn đạt được tiến triển trong bốn vấn đề khẩn cấp chồng chéo nhau: đại dịch, khủng hoảng kinh tế, sự nóng lên toàn cầu và bất công về chủng tộc. Ông Trump đã nhầm lẫn giữa thao túng chính trị với việc cầm quyền. Ông Biden không nên làm như vậy. Điều tốt nhất ông có thể làm cho các sắc dân thiểu số ở Mỹ, đặc biệt là người Mỹ gốc Phi, là tập trung vào an ninh kinh tế và cải cách tư pháp hình sự.

Lý do thứ hai là ông Biden không phải là một nhà sử học. Đảng Cộng hòa cũng vậy. Một số ý kiến ​​cho rằng ông Biden nên thành lập một ủy ban tổng thống về lịch sử Hoa Kỳ. Điều đó có thể giúp xoa dịu căng thẳng. Một cách diễn giải lịch sử tốt hơn sẽ là được định đoạt bởi cuộc tranh luận của những người khác. Nếu có một điều mà những người ủng hộ mốc 1776 và 1619 có thể đồng ý, đó là việc chính phủ Hoa Kỳ không phải là chủ thể phù hợp để nghiên cứu lịch sử – chứ khoan nói đến việc giảng dạy nó.

GÓC VIỆT CỔ THI : CHÙM THƠ XUÂN (Đỗ Chiêu Đức Diển Giãi )


 1. Bài thơ NGUYÊN NHẬT của Lê Cảnh Tuân :

     元日             NGUYÊN NHẬT
 旅館客仍在,   Lữ quán khách nhưng tại, 
 去年春復來。   Khứ niên xuân phục lai. 
 歸期何日是?   Quy kỳ hà nhật thị ? 
 老盡故園梅。   Lão tận cố viên mai !
            黎景詢                 Lê Cảnh Tuân
* Chú thích :
    - Nguyên Nhật : là Ngày đầu, ta phải hiểu là Ngày ĐầuCủa Một Năm, như chữ Nguyên Đán.
    - Nhưng : là Vẫn, Vẫn Cứ...
    - Phục : là Lại, là Trở lại.
    - Quy Kỳ : Cái kỳ hạn trở về, là Ngày Về.
    - Lão Tận : là Già đến tận cùng, là Già khú,già chát, già khằng !

* Nghĩa Bài Thơ :
       
         Người khách tha hương vẫn còn ở nơi quán trọ nầy, nhưng mùa xuân của năm rồi, năm nay lại trở lại. Biết ngày nào mới là ngày về đây ? Chắc cành mai già ở quê nhà đã già cỗi hết rồi !

         Não nùng thay tâm trạng của người lìa quê xa xứ trong những ngày xuân đến Tết về. Cội mai già còn cằn cỗi huống hồ chi là các đấng sanh thành chắc cũng không tránh khỏi buồn thương sầu não mà càng héo tàn lụm cụm !

* Diễn Nôm :

                Mùng Một Tết

             Khách còn nơi quán trọ,
             Xuân năm trước lại sang.
             Biết ngày nao trở lại ?
             Cội mai đã cỗi tàn !

  Lục bát :
             Trọ nơi lữ quán khách còn
             Mùa xuân năm trước lon ton lại về
             Ngày nao mới được hồi quê ?
             Cội mai vườn cũ xuân về khẳng khiu !
                                      Đỗ Chiêu Đức diễn Nôm

2. Bài thơ XUÂN TỪ của Ngô Chi Lan :

    春詞                             XUÂN TỪ

初晴薰人天似醉,    Sơ tình huân nhân thiên tự túy,
艷陽樓臺浮暖氣。    Diễm dương lâu đài phù noãn khí.
隔簾柳絮度鶯梭,    Cách liêm liễu nhứ độ oanh thoa,
繞檻花鬚穿蝶翅。    Nhiễu hạm hoa tu xuyên điệp xí.
階前紅線日添長,    Giai tiền hồng tuyến nhựt thiêm trường.
粉汗微微沁綠裳。    Phấn hạn vi vi tẩm lục thường.
小子不知春思苦,    Tiểu tử bất tri xuân tứ khổ,
傾身含笑過牙牀。    Khuynh thân hàm tiếu quá nha sàng.
             吳芝蘭                                              Ngô Chi Lan
* Chú Thích :
   - Sơ Tình 初晴 : là nắng mới, chỉ nắng của mùa xuân sau ba tháng mùa đông lạnh lẽo.
   - Huân Nhân 薰人 : là Hanh người, là Làm cho con người cảm thấy ấm áp.
   - Diễm Dương 艷陽 : là Ánh nắng đẹp, trời nắng rất đẹp đẽ.
   - Oanh Thoa 鶯梭 : Các con chim oanh len lỏi trong cành liễu như con thoi.
   - Nhiễu Hạm 繞檻 : là Lòng vòng ở dưới mái hiên.
   - Giai Tiền 階前 : là Trước thềm.
   - Phấn Hạn 粉汗...câu 6 : Mồ hôi rịn ra phấn dồi thấm nhè nhẹ vào tà áo xanh.
  
* Nghĩa Bài Thơ :
                                     Thơ  Mùa Xuân
        
      - Nắng mới ấm áp hanh người làm cho trời cũng tựa như đang say,
      - Lâu đài chìm trong nắng đẹp cũng chan hòa vẽ ấm áp.
      - Trên cành tơ liễu cách rèm bên ngoài chim oanh len lỏi trong các cành liễu tựa con thoi.
      - Bay vòng dưới mái hiên con bướm bị các tua hoa xuyên qua cánh.
      - Những vệt nắng như những sợi chỉ hồng trước thềm làm cho ngày như dài thêm ra.
      - Mồ hôi rịn ra phấn dồi thấm nhè nhẹ vào tà áo xanh.
      - Chàng tuổi trẻ kia không biết được sự nhớ nhung trong mùa xuân là khổ tâm như thế nào (mùa xuân là mùa đoàn tụ mà phải xa nhau nhớ nhau), nên mới...
      - Nghiêng mình cười mĩm mà đi qua giường ngà (như chẳng có việc gì xảy ra !).

         Nằm trên giường ngà để nhớ người tình xa trong mùa xuân ấm áp tràn đầy nhựa sống thì còn gì khổ tâm và ray rức hơn nữa.  Tâm sự và nỗi lòng nầy làm cho ta nhớ đến nàng thiếu phụ có chồng là quan to, nên mỗi buổi sáng mùa xuân, lúc đôi lứa đang mặn nồng và ấp yêu nhất, thì lại  phải dậy sớm để đi chầu vua, bỏ mặc gối chăn thơm phức và nàng vợ trẻ. Bài thơ "Vị Hữu" của Lý Thương Ẩn như sau :

                  Vị hữu vân bình vô hạn kiều,             爲有雲屏無限嬌,
                  Phụng thành hàn tận phạ xuân tiêu.   鳳城寒盡怕春宵.
                  Vô đoan giá đắc kim qui tế,               無端嫁得金亀婿,
                  Cô phụ hương khâm sự tảo triều .      辜負香衾事早朝 .

Có nghĩa :
                   Vì có bình phong đẹp lắm mầu
                   Kinh thành hết  lạnh, sợ canh thâu
                   Khéo xui lấy được ngài quan lớn
                   Phụ bạc gối chăn, sớm phải chầu  !
   Lục Bát :
                   Bình phong đẹp đẽ yêu kiều
                   Phụng thành đông hết, xuân tiêu đêm dài
                   Vô duyên lấy phải quan ngài
                   Gối chăn bỏ hết mặc ai,… đi chầu !
* Diễn Nôm :
                               THƠ XUÂN

                  Nắng mới hanh người trời túy lúy,
                  Lâu đài nắng đẹp ấm xuân khí.
                  Ngoài rèm tơ liễu rộn oanh ca,
                  Bướm lượn vờn hoa tua rách xí.
                  Vệt nắng trước thềm ngày chẳng nhanh,
                  Mồ hôi hòa phấn thấm bào xanh.
                  Trẻ con nào biết xuân nhung nhớ,
                  Cười mĩm nghiêng mình lại dạo quanh !
    Lục bát :
                  Hanh người nắng mới trời say,
                  Nắng lên ấm đẹp lâu đài thêm xuân.
                  Ngoài rèm oanh hót liễu xanh,
                  Xuyên hoa cánh bướm lượn quanh hiên nhà.
                  Trước thềm vệt nắng dài ra,
                  Mồ hôi rịn phấn thấm tà áo xanh.
                  Trẻ trung nào biết xuân tình,
                  Thản nhiên cười mĩm nghiêng mình lướt qua !
                                                      Đỗ Chiêu Đức diễn Nôm 

3. Bài thơ SƠ XUÂN của THÁI THUẬN :

      初春                          SƠ XUÂN
三冬過了一春歸,     Tam đông qúa liễu nhất xuân qui,
乍暖東風放放吹。  Sạ noãn đông phong phóng phóng xuy.  
冰雪凍痕鋪水面,     Băng tuyết đống ngân phô thủy diện, 
乾坤生意上林枝。     Càn khôn sanh ý thượng lâm chi. 
柳還舊綠鶯猶靜,     Liễu hoàn cựu lục oanh do tĩnh, 
桃試新紅蝶未知。     Đào thí tân hồng điệp vị tri. 
日暮鄉關迴首望,     Nhật mộ hương quan hồi thủ vọng, 
草心遊子不塍悲。     Thảo tâm du tử bất thăng bi !
              蔡順                                        Thái Thuận

* CHÚ THÍCH :
   SƠ XUÂN : Mới bắt đầu mùa xuân, là Chớm Xuân, là Đầu Xuân.
   TAM ĐÔNG : Chỉ 3 tháng của mùa đông.
   SẠ NOÃN : SẠ 乍 là Bất chợt, Bỗng nhiên, Mới vừa. SẠ NOÃN là Chợt ấm lên
   NGÂN 痕 : là Vết sẹo, là Dấu vết.
   SANH Ý 生意 : là Cái ý sống, cái ý sinh tồn. Sau dùng rộng ra chỉ Sự làm ăn buôn bán của con người để kiếm sống.
   THẢO TÂM : Nỗi lòng của tấc cỏ.

* NGHĨA BÀI THƠ :
                                   CHỚM XUÂN
       Mùa xuân vừa mới trở về sau ba tháng của mùa đông đã qua đi rồi. Trời chợt ấm lại nên gió xuân từ hướng đông đã hay hẩy thổi đến. Dấu ấn của băng tuyết còn sót lại bày ra trên mặt nước, và ý sống của đất trời đã nẩy mầm trên các cành ngọn của cây rừng. Liễu thì vẫn xanh tốt như xưa, và đào thì đã trổ màu hồng mới nhưng bướm vẫn còn chưa hay biết. Trời chiều quay đầu trông ngóng về phía quê xa, tấc lòng của người con du tử không tránh khỏi nỗi xót xa !
      Bài thơ Sơ Xuân của Thái Thuận đọc lên nghe như có âm vang hơi hám của thuở Thịnh Đường, ngay từ câu đầu tiên 
                        三冬過了一春歸        Tam đông qúa liễu nhất xuân quy.
     Từ " Tam đông " làm ta nhớ đến từ " Tam xuân " trong 2 câu trong bài " Du Tử Ngâm " của Mạnh Giao đời Đường là :
                        誰言寸草心,      Thuỳ ngôn thốn thảo tâm,
                        報得三春暉.        Báo đắc Tam Xuân huy.
   mà cụ Nguyễn Du đã thoát dịch rất hay là :
                        " Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân "
   Ta thấy từ " Thảo Tâm Du Tử " : Tấc lòng của người con du tử, lại được Thái Thuận sử dụng ở câu cuối :
                        草心遊子不塍悲。    Thảo tâm du tử bất thăng bi ! 
(Tấm lòng như tấc cỏ của người con du tử không tránh khỏi buồn thương ray rức )...
   và nhất là câu:
                       日暮鄉關迴首望,       Nhật mộ hương quan hồi thủ vọng

    lại làm cho ta nhớ đến 2 câu thơ của Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc Lâu là:
                       日暮鄉關何處是?      Nhật mộ hương quan hà xứ thị
                       煙波江上使人愁。      Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
 ... mà Tản Đà đã dịch rất hay là :
                         Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
                         Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai !

* DIỄN NÔM :
                     CHỚM XUÂN
            Ba tháng đông qua xuân lại thay,
            Gió xuân hây hẩy ấm lòng ai.
            Dấu tàn băng tuyết in dòng nước,
            Chồi mới đất trời biếc ngọn cây.
            Liễu đã xanh om oanh vắng tiếng,
            Đào đà đỏ nụ bướm chưa hay.
            Quay nhìn quê cũ khi chiều xuống,
            Du tử bồi hồi mắt lệ cay !
 Lục bát :
           Đông qua nay lại chớm xuân,
           Khí trời chợt ấm gió đông lào xào.
           Nước trôi băng tuyết dạo nào,
           Rừng cây nẩy lộc chồi cao xanh cành.
           Liễu buồn oanh hãy vắng tanh,
           Đào buồn vắng bướm cành xanh ửng hồng.
           Trời chiều quê cũ vời trông,
           Bồi hồi du tử chạnh lòng xót xa !
                                     
   Đỗ Chiêu Đức diễn Nôm

4. Bài thơ XUÂN HIỂU của Thái Thuận :

  春曉                 XUÂN HIỂU
忽聞何處鳥,   Hốt văn hà xứ điểu, 
客枕夢回新。   Khách chẩm mộng hồi tân. 
窗外雲如幕,   Song ngoại vân như mạc, 
空中雨似塵。   Không trung vũ tự trần. 
花容猶隱露,   Hoa dung do ẩn lộ, 
草色欲圍人。   Thảo sắc dục vi nhân. 
遊子吟風月,   Du tử ngâm phong nguyệt, 
誰能報得春。   Thùy năng báo đắc xuân.
           蔡順                      Thái Thuận

* Nghĩa Bài Thơ :
                           Buổi Sáng Mùa Xuân
      Chợt nghe tiếng chim hót xa xa như ở tận nơi nào, bên gối khách vừa tỉnh dậy sau một giấc mộng dài. Ngoài song mây giăng giăng như màn che, trên bầu trời mưa lưa thưa lất phất như bụi. Những đóa hoa nở như còn đọng lại những hạt sương đêm và màu cỏ xanh mơn mởn như vây lấy con người. Người du tử ngâm câu hoa nguyệt, nhưng nào ai đã báo đáp được nàng xuân đâu !

* Diễn Nôm :

                       SÁNG XUÂN
              Inline image

              Chim nơi đâu chợt hót,
              Khách bỗng tỉnh mộng dài.
              Ngoài song mây mờ phủ,
              Bên trời mưa bụi bay.
              Hoa nở sương còn đọng,
              Cỏ xanh biếc quanh ai,
              Du tử ngâm thơ thẩn,
              Ai báo được xuân nay ?
  Lục bát :
              Chợt nghe chim hót đâu đây,
              Khách choàng tỉnh mộng mới say giấc nồng.
              Mây che rèm phủ ngoài song,
              Phất phơ mưa bụi trên không mơ hồ.
              Lá hoa còn ngậm sương mơ,
              Biếc xanh đồng cỏ ơ hờ quanh ta.
              Ngâm câu tuyết nguyệt phong hoa,
              Nào ai báo được xuân qua bao lần ?!
                                         Đỗ Chiêu Đức diễn nôm

Kính mời đọc lại bài ...
                                  
              春曉  Xuân hiểu
                              孟浩然  Mạnh Hạo Nhiên
          春眠不覺曉,  Xuân miên bất giác hiểu,
          處處聞啼鳥。  Xứ xứ văn đề điểu,
          夜來風雨聲,  Dạ lai phong vũ thanh,
          花落知多少。   Hoa lạc tri đa thiểu?   
       
DIỄN NÔM :
                       SÁNG XUÂN
                 Đêm Xuân ngủ quên sáng,
                 Chim hót khắp nơi nơi !
                 Đêm qua dường mưa gió,
                 Bao nả cánh hoa rơi ?!
Lục bát :
                Đêm xuân quên sáng ngủ vùi,
                Chợt nghe chim hót nơi nơi rộn ràng
                Đêm qua mưa gió mơ màng,
                Bao nhiêu hoa rụng bàng hoàng sáng xuân.
                                                            Đỗ Chiêu Đức diễn Nôm

              
  5. Bài thơ XUÂN DẠ ĐỘC THƯ của Cao Bá Quát :

  春夜讀書                   Xuân Dạ Độc Thư
             
今人不見古時春,     Kim nhân bất kiến cổ thời xuân 
惆悵今春對古人。     Trù trướng kim xuân đối cổ nhân. 
世事幾何今不古,     Thế sự kỷ hà kim bất cổ, 
眼前莫認幻為真。     Nhỡn tiền mạc nhận huyễn vi chân 
幾多名利終朝雨,     Kỷ đa danh lợi chung triêu vũ, 
無數英雄一聚塵。     Vô số anh hùng nhất tụ trần. 
自笑俗拘拋未得,     Tự tiếu tục câu phao vị đắc, 
邇來攜卷太諄諄。     Nhĩ lai huề quyển thái truân truân.
          高伯适                               Cao Bá Quát

2. Chú Thích :
  * Độc Thư : là Xem Sách mà cũng có nghĩa là Học Hành nữa, vì ngày xưa Xem Sách tức là đang Học Tập đó.
  * Trù Trướng : là Do dự, Ngập ngừng, là Ngơ Ngẩn.
  * Huyễn Vi Chân : là Lấy ảo làm thực, lấy huyễn hoặc làm thực tế.
  * Triêu Vũ : là Mưa buổi sáng.
  * Tụ Trần : làBụi phủ, Bụi mờ.
  * Tục Câu : Tục ở đây có nghĩa là Thói Thường, nên Tục Câu có nghĩa là những câu nệ tầm thường, những thói xấu tầm thường khó bỏ. PHAO VI ĐẮC là Không dứt bỏ được. 
  * Nhĩ lai : là Gần đây, là Dạo nầy.
  * Huề Quyển : là Cầm quyển sách lên, ý chỉ Học tập. 
  * Truân Truân : là Cần mẫn, Chăm chỉ.

3. Nghĩa Bài Thơ :
                                Đọc Sách Đêm Xuân
          Người của ngày hôm nay không thấy được mùa xuân của thủơ xưa, nên giờ ta đang ngẩn ngơ trước mùa xuân hôm nay mà đối mặt với người xưa trên sách vở. Chuyện đời biết như thế nào mà nói, vì hôm nay chứ không phải ngày xưa nữa, nên đừng có nhận lầm những cái huyễn hoặc trước mắt là thực tế ( mà phải phân biệt cho rõ ràng ). Biết bao nhiêu danh lợi chỉ đến trong đêm như một giấc mộng, rồi kết thúc bằng một trận mưa sáng trôi đi tất cả, cũng như vô số anh hùng tụ hợp rồi cũng tan biến như lớp bụi mờ. Ta tự cười mình vì cái tật xấu xưa nay không bỏ đi được, nên gần đây hễ cứ cầm quyển sách lên là cứ đọc một cách chăm chỉ như ngày xưa vậy !
         Biết được rằng Xưa không phải là Nay nữa, Xuân xưa khác xuân nay và Chuyện xưa cũng khác với Chuyện ngày nay, bằng chứng là biết bao danh lợi chỉ thoáng qua như giấc mộng trong đêm, anh hùng hào kiệt rồi cũng tan biến như bụi trần. Biết thế, mà vẫn cứ thế, hễ cầm được quyển sách lên là lại cứ muốn chăm chỉ mà học tập theo gương của người xưa, để làm gì ?! Vì rốt cuộc cũng có được gì đâu ?! Cao Bá Quát vừa cười mình ngớ ngẩn có thói quen xấu khó bỏ, lại vừa đề cao mình là người luôn luôn chăm chỉ học tập mặc dù biết rằng đọc sách chỉ là nhại lại những cái bã của cổ nhân !

  4. Diễn Nôm :

                       Xuân Đọc Sách Xưa

               Người nay chẳng thấy được xuân xưa,
               Ngơ ngẩn xuân nay trước cổ thư.
               Bao nả chuyện đời kim khác cổ,
               Chớ lầm trước mắt thực làm hư.
               Biết bao danh lợi theo mưa sáng,
               Vô số hùng anh khuất bụi mờ.
               Thói xấu cười mình không bỏ được,
               Hễ cầm quyển sách cứ khư khư !
Lục bát :
               Người nay không thấy xuân xưa,
               Xuân nay ngơ ngác người xưa đâu rồi.
               Chuyện đời kim cổ đổi vời,
               Chớ lầm hư thực thực rồi hóa hư.
               Lợi danh như sáng mưa thu,
               Anh hùng bao kẻ mịt mù trần ai.
               Cười mình tật cũ khó phai,
               Quơ nhằm quyển sách miệt mài thâu canh.
                                                Đỗ Chiêu Đức diễn Nôm

6. Bài thơ XUÂN HÀN Nguyễn Bỉnh Khiêm :

   春寒                      XUÂN HÀN
十二韶光春一團,      Thập nhị thiều quang xuân nhất đoàn,       
一天料峭送餘寒.      Nhất thiên liệu tiễu tống dư hàn.
輕陰借雨侵花易,      Khinh âm tá vũ xâm hoa dị,
殘雪因風墜柳難.      Tàn tuyết nhân phong trụy liễu nan.
繡闥佳人低玉帳,      Tú thát giai nhân đê ngọc trướng,
香街醉客促金鞍.      Hương giai túy khách xúc kim an.
旋乾自有神功在,      Toàn kiền tự hữu thần công tại,   
已播陽和滿際蟠.      Dĩ bá dương hoà mãn tế bàn.
              阮秉謙                       Nguyễn Bỉnh Khiêm


* Chú Thích :
    - XUÂN HÀN 春寒 : Cái lạnh của buổi đầu xuân.
    - Thiều Quang 韶光 : là Cái khoảng thời gian đẹp đẽ.
    - Liệu Tiễu 料峭 : là LIỆU TIỄU XUÂN HÀN 料峭春寒 là thành ngữ dùng để hình dung cái lạnh của buổi đầu xuân.
    - Khinh Âm Tá Vũ 輕陰借雨 : là Trời âm u nhẹ trong cơn mưa xuân.
    - Tàn Tuyết Nhân Phong 殘雪因風 : là Gió cuốn những tàn dư của băng tuyết còn lại.
    - Tú Thát 繡闥 : là Trong phòng thêu, tức là Khuê phòng của các cô gái.
    - Hương Giai 香街 : là Đường phố thơm, ý chỉ những đường phố có nhiều người đẹp ở hay đường phố có nhiều kỹ viện.
    - Xúc 促 : là Thúc mạnh vào. KIM AN 金鞍 : là Yên cương ngựa mạ vàng.
    - Toàn Kiền 旋乾 : là Tuyền Càn Chuyển Khôn 旋乾轉坤 là thành ngữ chỉ xoay chuyển từ Càn qua Khôn, từ Dương sang Âm và ngược lại; Nói chung là chỉ sự xoay vần của trời đất, vạn vật, mùa màng... hết đông rồi đến xuân...
    - Bá 播 : là Gieo hạt giống , là Truyền Bá, là Rải khắp.
    - Dương Hoà 陽和 : là Khí dương xuân, chỉ khí trời ấm áp của mùa xuân.
    - Tế Bàn 際蟠 : là Trời Đất, do sách Trang Tử có câu: "Thượng tế vu thiên, hạ bàn vu địa 上際于天,下蟠于地", nghĩa là: Trên rộng đến trời, dưới khắp cả đất. Sau người ta dùng gọn bốn từ "Tế thiên bàn địa 際天蟠地" như là một thành ngữ. Ở đây, tác giả lại lược đi hai từ, chỉ còn hai từ "tế bàn 際蟠" nhưng cần hiểu như nghĩa của cả câu "tế thiên bàn địa".

* Nghĩa Bài Thơ :
                         CÁI LẠNH CỦA BUỔI ĐẦU XUÂN
       Cái khoảng thời gian đẹp đẽ của 12 ngày đầu năm đã mở màn cho một vừng xuân sắc, Từng ngày một ta sẽ lần lượt đưa tiễn cái lạnh của buổi đầu xuân. Trời râm nhẹ với mưa xuân phơi phới sẽ ngấm vào hoa cỏ một cách dễ dàng, những làn gió đầu xuân còn rất lạnh khó mà thổi được những băng tuyết còn sót lại cho rơi xuống gốc liễu. Trong khuê phòng các giai nhân còn buông thấp rèm ngọc xuống vì trời còn lạnh, trên đường phố nơi có nhiều người đẹp các khách say cũng thúc vào yên cương mạ vàng để đi mau qua. Trời đất âm dương đã xoay chuyển một cách thần kỳ từ đông sang xuân, vá ánh dương xuân đã được gieo đầy khắp cả trên trời dưới đất.  

* Diễn Nôm :
                         XUÂN HÀN 
                   
                 Mười hai xuân sắc đã vầy đoàn,
                 Cái lạnh lui dần tiết mới sang.
                 Phơi phới mưa xuân hoa ướm nhụy,
                 Rao rao gió nhẹ tuyết dần tan.
                 Khuê phòng người đẹp buông rèm ngọc,
                 Trên phố khách say thúc ngựa vàng.
                 Chuyển đổi thần công trời lẫn đất,
                 Ánh xuân chan chứa khắp nhân gian.
      Lục bát :
                 Mười hai ngày tiết xuân hàn,
                 Mỗi ngày cái lạnh lại càng bớt đi.
                 Mưa xuân dễ thấm hoa chi,
                 Gió xuân lay liễu tuyết thì chưa tan.
                 Phòng khuê người đẹp buông màn,
                 Trên đường khách hãy yên vàng thúc mau.
                 Càn khôn huyền diệu làm sao,
                 Ánh dương xuân đã phủ mau đất trời !
                  
                                                                                杜紹德
                                                                            Đỗ Chiêu Đức   
                                    Kính chúc mọi người Xuân Tân Sửu 2021 An Khang Thịnh Vượng. 
 
                                              
                                                  

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...