Thứ Ba, 4 tháng 5, 2021

ĐIỆN THOAI DI ĐỘNG **

 Bài thật hay

Sau bữa tối, một cô giáo tiểu học bắt đầu chấm bài cho học sinh. Chồng
cô ngồi bên cạnh, dán mắt vào màn hình điện thoại di động, cố gắng phá
vỡ kỷ lục trò Candy Crush Saga anh đã dày công nghiên cứu cả tháng
trời. Bỗng nhiên, bầu không khí yên lặng bị phá vỡ bởi tiếng sụt sịt
của người vợ. Thấy mắt cô đang rơm rớm, anh vội quay sang vợ hỏi nhỏ:
“Này em, sao tự dưng lại khóc? Có chuyện gì à?”
Người vợ thổn thức trong nước mắt: “Hôm qua em giao bài tập làm văn
cho tụi nhỏ lớp 3, viết về chủ đề “Điều ước của con”... ”
“Anh hiểu rồi, nhưng vì sao em khóc?” – Người chồng tiếp tục gặng hỏi
trong khi mắt vẫn không rời khỏi trò chơi đang đến hồi gay cấn.
“Bài văn cuối cùng này đã làm em khóc”.
Không giấu nổi sự tò mò, anh chồng bèn ngẩng mặt lên hỏi đầy ái ngại:
“Bài văn của một đứa trẻ con cũng khiến em khóc được sao?”
“Anh nghe này…” – Người vợ chậm rãi đọc, nước mắt vẫn không ngừng rơi.
“Ước mơ của con là trở thành một chiếc điện thoại di động. Bố mẹ con
yêu điện thoại di động lắm. Đến mức con cảm thấy bố mẹ quan tâm đến
điện thoại còn hơn quan tâm đến con. Khi bố đi làm về, dù rất mệt mỏi
nhưng bố vẫn chỉ ngồi bấm điện thoại di động chứ chẳng nhớ gì đến con.
Khi bận bịu việc gì quan trọng, nếu bất chợt có chuông điện thoại reo,
bố mẹ sẽ ngay lập tức nhấc máy nghe. Thế nhưng lúc con khóc thì bố mẹ
lại chẳng sốt sắng đến thế. Bố mẹ thích chơi trò chơi trên điện thoại
di động chứ chẳng muốn chơi cùng con. Khi nói chuyện với ai đó trên
điện thoại, bố mẹ cũng chẳng bao giờ thèm nghe con nói gì, cho dù con
có chuyện rất quan trọng muốn chia sẻ. Vì thế, con chỉ ước được làm
một chiếc điện thoại di động”.
Sững lại vài giây khi nghe xong bài văn, người chồng rụt rè hỏi vợ:
“Trò nào viết bài này vậy em?”
Ngước cặp mắt dâng đầy nước lên nhìn chồng, cô nghẹn ngào:
“Con trai của chúng ta”.

nguồn :sưu tầm
Hoa Huỳnh chuyển

1 nhận xét:

NGẪM CHUYỆN ĐỜI - Thơ LAN và Bài Họa Của Các Thi Hửu

NGẪM CHUYỆN ĐỜI. Sáu chục xuân qua, ngẫm lại đời Ngọt bùi, cay đắng.... số mà thôi! Nhà nghèo, cảnh khó nào đâu muốn Phận hẩm, phần hiu vẫn ...