Thứ Ba, 5 tháng 10, 2021

A Phú Hản: Tội Tình Cho Bảy Năm Tuổi Thơ - Gái Phải Cam Chịu Giả Trai Dưới Chế Độ Taliban

        FM 974 Úc Châu

Lên hai, cha của Rahila Haidari quyết định cô con gái thân yêu nhỏ nhất sẽ lớn lên như một đứa con trai chỉ vì một lý do duy nhất là, ông muốn được nó cùng quyền lợi mà mấy đứa anh của nó có trong những năm 1990, lúc quân Taliban cầm quyền.

Hình 1 minh họa

    Tóc Rahila cắt ngắn, hớt cua giống như những đứa con trai khác trong khu phố, Rahila đã sống như vậy trong suốt bảy năm tuổi thơ của mình với giả dạng, hành động cử chỉ con trai bất cứ khi nào cô ra ngoài các nơi công cộng.  Theo lời Rahila, người ta biết cô là con gái nhưng vỉ cô mặc đồ như con trai nên bọn trẻ vẫn chơi đùa với cô giống như mấy anh của mình. Do đó, cũng quen dần, cô xem ra ăn nói mạnh dạn, vui chơi thoài mái và chưa bao giờ hỏi han cô điều gì cả.

    Gia đình Haidari Rahila di dân đến thành phố Perth, Úc châu năm 2006 lúc cô vừa lên chín tuổi, đoàn tụ với cha cô, người đã qua đây sáu năm trước tạo dựng cuộc đời mới. Rahila, con út trong số bốn người, hiện đã là luật sư, cỉ có cô là người duy nhất trong gia đình, gái mà mặc đồ con trai nhưng chưa ai bao giờ bảo với cô là tại sao cha mình có quyết định như vậy. Cô chỉ nhớ, khi ông về nhà một ngày nào đó, mua về quần áo con trai rồi bảo cô là, từ nay trở đi cô sẽ mặc thứ đồ này giống như con trai, thế thôi, cô cũng chẳng biết tại sao như vậy.

    Cô Haidari nói rằng, có được bình quyền như con trai trong suốt thời gian đó đã cá tác động, ảnh hưởng lớn cho cuộc đời mình, nhìn lại cô thấy mình ăn nói mạnh dạn, tự tin hơn các người chị gái rất nhiều. Đó là nguyên nhân tại sao cha cô đã quyết định cho giả trai để có cùng giống những thứ quyền lợi của mấy người anh con trai.

   Dưới chế độ Taliban, đa số hầu hết phụ nữ đàn bà bị cấm không đượcđi làm và đi học, chỉ có thể ra khỏi nhà nếu có môt người đàn ông “giám hộ” đi theo. Con gái trẻ tới tuổi 12 là bị cưỡng bức kết hôn, lấy chồng, sẽ bị trừng trị năng nề nếu phụ nữ dể lộ mặt mài ở nơi công cộng, tuy nhiên tập tục này, là một phần của tục lệ cổ truyền, thật ra cũng được người dân còn làm theo ở các vùng nông thôn hẻo lánh. Lúc đó Taliban cầm quyền phụ nữ đàn bà gần như bị họ xóa bỏ trong xã hội, thì bây giờ Taliban trở lại, người ta đã thấy, họ đang làm những gì họ đã làm ở 20 năm về trước.

Hình 2 minh họa

    Gia đình cô Haidari là người sắc tộc Hazara, một nhóm sắc tộc thường bị Taliban nhắm vào theo suốt chiều dài lịch sử A Phú Hản vì nguồn gốc và đạo giáo ngay cả trong thời gian 20 năm có mặt của quân đội liên quân và Mỹ. Cô Rahila lắc đầu thở dài, người Hazara bị áp bức, tù tội trong hòa bình và cũng vậy người Hazara lại bị tàn sát tập thể trong chiến tranh. Sống và lớn lên ở A Phú Hản, cô Rahila dường như mọi chuyện xem ra với cô rất bình thường, ở một thời điểm nào đó có thể có bắn giết, có thể bom nổ. Người dân ai cũng nghĩ là những chuyện này sẽ xảy ra lúc nào đó, đặc biệt là đối với người sắc tộc Hazara, những người có bộ dạng, đạo giáo khác biệt hơn những người khác nên dễ trở thành nạn nhân bất cứ lúc nào.

    Cô Rahila hy vọng chính phủ liên bang Úc châu sẽ làm thêm nữa để giúp đở những ai bị hiểm nguy tới tánh mạng hiện còn ở lại dưới sự kiểm soát của quân Taliban. Cô cho biết, người thân họ hàng cô tim cách trốn thoát ra khỏi A Phú Hản nhưng bị chận lại tại các cửa ngỏ biên giới vì nguồn gốc sắc tộc của mình. Dĩ nhiên chính phủ úc không thể giúp cả nước A Phú Hản, đó không phải là những gì mà người dân A Phú Hản đòi hỏi, cô không biết nó sẽ xảy ra hay không nhưng cô thật sự cảm thấy vô vọng trong phút chốc nào đó nhưng cũng thật sự hy vọng là mọi người có thể làm một cái gì đó. Đó là một sự giúp đở to lớn cho những người hiện sống ở A Phú Hản nhưng nó cũng chỉ là mộ cái nhỏ nhoi, nếu so với những gì mà người dân đang có trên đất Úc.

    Cô Rahila nói rằng, trong khi một số người của gia đình cô, làm việc với chính quyền A Phú Hản đã trốn ra qua Tây Hồi, nhưng nói chuyện với những người còn ở lại có lẽ một sự thách thức lớn. Cô không thể gọi điện thoại cho người chú vì cảm thấy mình sẽ nói cái gì đây, hỏi cái gì nữa, không thể chỉ hỏi “có khỏe có bình an không” vì họ không khỏe và không bình an. Cô không thể nói chuyện với họ ngay lúc này vì việc này quá đau lòng. Mọi người trong cộng đồng A Phú Hản may mắn hiện đang sống ở Úc đang cố làm được những gì họ có thể làm, tặng dữ tiền bạc cho những ai trốn ra được ở Ba Tư và Tây Hồi, thu góp áo quần, đồ chơi, vật dụng cần dùng cho những ai đang chuẩn bị đi định cư ở Úc.

Hình 3 minh họa

    Ông Amin Saikal, cựu giám đốc trung tâm Á Rập và Hồi giáo học ở trường đại học Australian National cho biết, sắc tộc người Hazaras trong lịch sử, là một trong những nhóm dân thiểu số nhỏ nhất ở A Phú Hản. Một trong những lý do mà sắc tộc người Hazaras đã bị bức chế trước khi có quân Taliban nổi lên là vì sắc tộc đa số người Pashtuns mạnh bạo, có vị thế cao hơn nắm quyền kiểm soát, lãnh đạo về chính trị cũng như quân đội. Sau khi liên quân Mỹ vào chiếm đóng đất A Phú Hản, điều kiện sinh sống của họ được cải thiện một cách đáng kể. Người Hazaras đã có thể tham gia vào một phần nhỏ cơ cấu quyền hành cùng với có thế đứng trong định chế quốc hội và kinh tế A Phú Hản, và cũng vì vậy đã gây ra một số tỵ hiềm từ một vài nhóm sắc tộc khác.

     Nhưng ông Saikal đồng thời cũng nói thêm, những cái mà họ có được chắc chắn sẽ là những cái mất đi, bất chấp chế độ Taliban hứa sẽ thành lập một chính quyền đủ mọi thành phần, mọi sắc tộc.

Thuyên Huy ( FM974 Úc Châu - Chuyên Muc Blog )

 ❤❤❤❤❤❤❤❤❤

 

Mời Xem : Iraq: Một Ngày Nào Đó Chỉ Còn Lại Những Dòng Sông Cạn Nước

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...