Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

Iraq: Một Ngày Nào Đó Chỉ Còn Lại Những Dòng Sông Cạn Nước

                                                      FM 974 Úc Châu

                                                      Chuyên Muc Blog

Hai trong số những con sông nổi tiếng trên thế giới chảy xuyên qua, Iraq được biết tới là châu thổ phì nhiêu của Trung Đông qua nhiều thế kỷ, sông Tigris và Euphrates. Nhưng hiện nay, nhiệt độ khí hậu tăng cao, hạn hán kéo dài, việc điều hành sông nước yếu kém và những xung đột, tranh chấp quyền bính chính trị, họp lại nhau đã tạo nên mối đe dọa tàn khốc cho sự cạn kiệt, khô cằn trên hai con sông này và nền kinh tế của Iraq.

    Tình trạng về nước hiện thật khủng khiếp trên cả nước Iraq, Fabrice Balanche, một chuyên gia trong vùng Vịnh về nước từ University of Lyon cho báo chí biết, “ô nhiểm môi trường, nước, thủy lưu tắc nghẻn và thiếu mưa, tất cả đang là các tác động lớn, nghiêm trọng”. Dòng nguồn nước từ trên cao bị những cái đập chận ngang bởi Thỗ Nhĩ Kỳ và Ba Tư đã cắt đi số lượng nước của các con sông và những nhánh rẽ trong khi đó, đồng thời, hành động của Ankara và Tehran được xem là có quyền lực mạnh về nước đối với làng giềng Iraq. Cùng lúc, việc kiểm soát những gì có được về số lượng nước vẫn còn gây nhiều gay cấn trong nội tình Iraq, các cái đập địa phương và hồ trử nước dường như tập trung tăng số lượng cung cấp cho các phe nhóm võ trang.

    Theo Ibrahim Al Marashi, một chuyên gia về Iraq của University of Southern California, San Marcos, nói với báo chí “trong quá khứ, họ nghĩ rằng các quốc gia này sẽ gây ra chiến tranh vì chuyện nước sông nhưng bây giờ thì, chuyện tranh chấp về nước rộng lớn hơn trong nội bộ từng quốc gia, người Syrians chống người Syrians, người Iraqis chống người Iraqis”. Vấn nạn về nước vẫn còn là một phần lớn chưa được chính quyền Iraq bàn tới dù đã có nhiều người hiện lo sợ là sự biến đổi khí hậu sẽ làm cho thời gian còn lại cho cái gọi là “châu thổ phì nhiêu” Iraq không là bao nhiêu. Cả hai con sông, Euphrates dài 3000 cây số và Tigris dài 1900 cây số đều bắt nguồn từ miền núi cao phía nam Thỗ Nhĩ Kỳ trước khi bắt đầu hành trình chảy vào và dừng lại phía nam Iraq, tại Shatt al-Arab, đầu cửa biển vùng Vịnh.

   Cả hai con sông chảy ngang qua Thổ, Syria và Iraq mặc dù sông Tigris chỉ sớt qua một đoạn ngắn tại biên giới Syria bắc thành phố Mosul. Một số con sông nhỏ khác cũng đổ vào Iraq từ Ba Tư tới phía tây. Cộng chung tất cả thì 90% số lượng nước đều đến từ bên ngoài nước này. Tuy nhiên trong những năm 1990, Thỗ Nhĩ Kỳ bắt đầu cho xây một số đập băng ngang sông Euphrates và Tigris, được biết là dự án GAP. Tổng cộng 22 đập được đề ra trong kế hoạch GAP với 16 cái đã hoàn tất xong. Số lượng nước từ kế hoạch GAP đã tăng lên gấp đôi số lượng dẫn thủy nhập điền cho nông trại Thỗ Nhĩ Kỳ, giúp việc thu hoạch bông vải và ngủ cốc tăng lên cao. Syria cũng vậy, đã xây nhiều đập trên sông Euphrates cộng với các con sông Tishrin và Tabqa, cung cấp cho Syria vừa nước uống, xài và dẩn thủy nhập điền cũng như điện lực.

    Năm 1987, Thỗ Nhĩ Kỳ đồng ý cung cấp cho Syria số lượng nước trung bình 500 mét khối mỗi giây từ con sông Euphrates, qua đó Damascus cũng đồng ý cung cấp cho Iraq 58%. Con sông Tigris đồng thời cũng cung cấp nước từ Ba Tư tới phía đông ngang qua nhiều con sông nhỏ khác, hai phần ba của tất cả lượng nước này đều rời Ba Tư chảy vào Iraq. Qua nhiều năm, với số lượng nước vẫn chảy vào đều đặn, Iraq tiếp tục trở thành vùng dư thừa số lượng nước dự trử. Theo lời bà Balanche, “khi có đủ mưa như Iraq đã có trong mấy thập niên trước đây thì mọi việc tốt đẹp hết nhưng vấn đề hiện giờ là Iraq không có mưa nữa”. Những năm gần đây số lượng mưa trong vùng đông nam Thỗ Nhĩ Kỳ và Ba Tư đã sút giảm khá nặng, giới khoa học gia tiên đoán tình trạng biến đổi khí hậu có nghĩa là cái xấu tệ đang tới.

    Bản tường trình của tố chức Lương Nông LHQ (FAO) năm 2012 cho thấy số thủy lượng chảy trong sông Tigris và Euphrates đã giảm hơn 60% của hai thập niên trước. Khắp cả vùng Trung Đông người ta sẽ thấy mưa ít hơn khoảng 40% trong các năm tới 2040 – 2050, đo dó số lượng nước trong những nơi này sẽ giảm xuống trong khi dân số và nhu cầu đòi hỏi tiếp tục tăng lên. Ba Tư cũng tiến hành việc giữ nhiều nước hơn trong nước với 16 đập xây lên trên sông Sirwan trong mấy năm gần dây. Bộ Thủy vụ đồng thời cũng soạn thảo việc xây 109 đập nước nữa vào cuối năm nay, hầu hết trên các con sông chảy vào Iraq. Cùng một lúc, đã có một số lượng quá lớn phí phạm xài dùng nước ở Iraq.

    Đặc biệt tại vùng phía nam của Iraq, không biết bao nhiêu hệ thống dẩn thủy nhập điền vô tổ chức, không có phương pháp hiệu quả, để nước làm thành lụt lũ khắp cánh đồng, việc này đã bị tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) lên án vì đã phí phạm khoàng 85% số lượng nước mà Iraq có. Sau mùa gặt hái, những cánh đồng lại phải dùng số lượng nước lớn hơn để rửa sạch muối khô đóng trên mặt vì nắng cháy. Số nước này chảy ngược vào sông, gây nên tình trạng ô nhiểm đáng kể, do đó nước trong sông không thể dùng tới được. Với số đập nước đang hoạt động hiện nay trên cả hai con sông Euphrates và Tigris, Thỗ Nhĩ Kỳ được xem là một bá chủ về nước, Ankara không ngần ngại dùng vị thế này khi cần đến.

    Tháng năm vừa rồi, tại miền cận biên Syria, giới chức từ vùng lãnh thổ của nhóm quân sắc tộc người Kurdish kiểm soát sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng số lượng nước chảy vào vùng này từ sông Euphrates đã bị cắt, chỉ còn 200 mét khối một giây, đây là hành động của chính quyền Thổ muốn triệt hạ quyền hạn của người Kurdish và gây thãm họa cho cả vùng. Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn chống đối sự kiểm soát của quân Kurdish tại vùng này, họ xem quân lính Kurdish có liên kết với tố chức loạn quân sắc tộc Kurdish trong lãnh thổ Thổ, tên gọi PKK, đã có hoạt động tại những nơi có đập nước GAP.

    Ba Tư kiểm soát hai con sông Sirwan và Little Zab, cùng lúc cũng cắt giảm số lượng nước chảy vào vùng quân Kurdish, bắc Iraq mà Ba Tư từ lâu lo ngại ảnh hưởng nội tình với số sắc dân Kurdish trong nước. Năm 2014, khi quân ISIS chiếm khắp đất đai Iraq, họ kiểm soát đập nước Mosul, cái đập lớn và quan trọng trên sông Tigris. Các quốc gia này có thể dùng phương cách này để chận cắt mọi lượng nước cần dùng hay đe doạn bằng cách cho xả thảo nước gây lụt lội lên các  quốc gia khác mà họ xem là kẻ thù. Đập nước của Ba Tư là một thí dụ, hành động này sẽ buộc dân chúng phải di dân tới những nơi khác theo lời của ông Rahman Khani, quản trị đập nước Darbandikhan ở phía bắc của Iraq, hiện đã gần như cạn khô từ năm 2020.

    Khoảng hơn 2 triệu người sống tùy thuộc vào nước của những con sông chảy từ Ba Tư vào vùng quân Kurdish kiểm soát phía bắc. Chắc chắn một ngày nào đó trận chiến về nước sẽ tới, quyền giữ nước luôn luôn là quyền nắm trong tay quốc gia nào mạnh nhất và Iraq, ngay lúc này không phải là một quốc gia hùng mạnh.

Thuyên Huy

❤❤❤❤❤❤❤ 

Mời Xem :

Hoa Thịnh Đốn – Kabul: Chuyện Tình Buồn Của Người Thông Dịch Viên A Phú Hản Và Cô Y Tá Hoa Kỳ

1 nhận xét:

NHẠT NHÒA -Thơ Thái Huy và Thơ Họa (14 Bài )

  NHẠT NHÒA Ngó kìa cánh tuyết lửng lơ rơi Phủ ngập không gian cả đất trời Hơi gió lùa vô làm tái lạnh Nỗi buồn ập tới khiến chơi vơi Đang c...