Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

Nguồn gốc tên gọi: Cam Ranh, Nha Trang, Đồng Tháp Mười, Đà Nẵng, Cam Lộ, Gio Linh, Bến Hải, Cơm niêu

Chữ và nghĩa địa danh


Kamran phát âm thành từ tiếng Chàm là Cam Ranh.

Thị trấn Ya-Tră phát âm từ tiếng Chàm thành Nha Trang.


Kể từ thế kỷ thứ 2, dưới thời Lâm Ấp (Chiêm Thành), hải cảng Kamran là nơi thuyền buôn từ Ấn Độ đến buôn bán, và truyền bá văn minh, văn hoá của Ấn Độ. Đạo Bà La Môn và Phật Giáo (Tiểu Thừa) thịnh hành ở Nam Chiêm. Như vậy, Phật Giáo đã có ở Nha Trang từ thế kỷ thứ 2,  là trung tâm tôn giáo (Tháp Bà).


Đồng Tháp Mười


Theo tập san Sử Địa số 14, 15 năm 1969, viết

“Tháp Mười là một trong những ngôi tháp làm bằng đá do vua Jayavarman VII xây cất để thờ vị thần Bà La Môn. Thời gian trôi qua, tàn phá tất cả các công trình kiến trúc cổ, chỉ còn một tượng sư tử đá và một linh phù (linga) cũng bằng đá, dưới bệ có khắc chữ Bắc Phạn (sanscrit) ghi Tháp thứ mười

     (Nguồn gốc một số địa danh miền Nam – Hồ Đình Vũ)


Chữ và nghĩa địa danh

Đà Nẵng mà người Pháp gọi là Tourane. Thực ra Đà Nẵng phiên âm từ tiếng Chàm

Vì theo một số nhà nghiên cứu về Chàm là Inrasara và Sakaya cho rằng "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chàm cổ Đaknan

Đak là nước, nan hay nưn, tức Ianưng là rộng. Địa danh Đaknan hàm ý chỉ vùng sông nước rộng mênh mông ở cửa sông Hàn.


Cũng như Cam Lộ, theo nhà cổ học Madrolle là phiên âm từ tên đất “Khalu-Cà lơ”của một sắc dân thiểu số người Lào cư ngụ ở vùng này.  Khi người Pháp lập địa đồ vùng Quảng Trị, khí hậu quá nóng vì gió Lào. Người Pháp hỏi người địa phương vùng đất này tên gì? Thấy người Pháp mồ hôi nhễ nhại, ngỡ hỏi thời tiết nên trả lời là: “Gió Lào”. Người phu lục lộ ghi vào sổ là: Gio Linh.


Ngược lên phương bắc, gặp một con sông có bến thuyền bè qua lại tên Bến Hói. Người Pháp hỏi tên gi, được trả lời là… Bến Hói. Người Pháp lại ghi vào sổ tay: sông Bến Hải.

(Thái Văn Kiểm – Bóng xế trăng lu)

Duy Tân ngọai truyện 

Charles Edouard Hocquard là bác sỹ Tây, ông được nhiều người Việt biết đến qua “Bộ tranh Hocquard” mà ông chụp từ Hà Nội vào tới Huế. Tuy nhiên cũng may nhờ ông tới Huế triều kiến vua Tự Đức năm 1886 sau đó viết hồi ký:

“…Mỗi bữa đều thay đũa mới. Vua dùng đũa tre không dùng đũa ngà vì đũa ngà nặng quá. Gạo vua dùng được lựa từng hạt. Hạt nào cũng phải còn nguyên vẹn, không bị sứt mẻ. Cơm được nấu bằng nồi đất, dùng một lần rồi đập bỏ…” 


Vì vậy nhờ Charles Edouard Hocquard, người sau mới hay biết cơm niêu (đập bể nồi đất) từ vua Tự Đức mà có.

            (Nguyễn Dư)




 Từ Cảnh chuyển

1 nhận xét:

AI-Ngu Yên Chuyển Ngữ : Seemi PhD: A.I. định hình tương lai văn học 2024 như thế nào?

  Trong thời đại mà công nghệ dường như phát triển trong chớp mắt, thế giới văn học có thể tỏ ra tương đối tĩnh lặng, một thiên đường truyền...