Thứ Tư, 15 tháng 9, 2021

Trung Đông – Saudi Arabia: Edelyn, Người Đàn Bà Giúp Việc Phi Luật Tân – Ở Đâu Sống Hay Đã Chết


 Edelyn Eborda, người đàn bà 36 tuổi ở thị trấn Marieles, Phi Luật Tân, mong muốn ba đứa con mình có đời sống tốt đẹp hơn, và Crisanto, chồng bà đã mất việc làm từ sáu tháng nay, cuộc sống ngày càng khốn khổ, tuyệt vọng, vì thế vào đầu năm 2015, Edelyn quyết định đi đến Trung Đông nhận công việc của người giúp việc nhà (ở đợ). Qua trung gian của văn phòng tìm việc tại Phi Luật Tân, Manumoti Manpower, không lâu sau Edelyn lên máy bay và được đưa đến làm việc trong một gia đình ở Taif, phía tây nước Saudi Arabia.    

    Tuy nhiên, bà chợt nhận ra tức khắc mọi thứ không đúng như giao ước, điện thoại của Edelyn bị chủ nhà giữ và chỉ được phép nói chuyện với chồng con mỗi tháng một lần, trong những lần đó, bà nói khéo cho chồng biết bà đã bị hành hạ thể chất. Có một lần trong số những lần gọi này xảy ra vào giữa trưa một ngày, Edelyn muốn nói chuyện với con, khi bà biết bọn nó đang ở trường học, bà bắt đầu khóc sướt mướt, phía sau Crisanto có thể nghe tiếng của người chủ nhà hét to “ngưng ngay ngưng” và điện thoại cúp ngang. Ngày đó là ngày 26 tháng 8 năm 2015, từ đó không nghe gì từ Edelyn nữa. Các vương quốc dầu hỏa giàu có vùng Vịnh có hàng triệu người di dân từ nhiều quốc gia từ Phi châu, Á châu và những nước Á Rập khác làm việc với số lương thấp tại các công trường xây cất, bệnh viện và giúp việc nhà, tại Saudi Arabia, phần lớn là người công nhân Phi Luật Tân như Edelyn nhưng không may như phần lớn người khác, bà Edelyn không bao giờ trở về quê nhà.

    Gia đình Astudillo, họ hàng với Edelyn, cùng với một nhóm ký giả điều tra của báo The Guardian, xem xét hơn 40 tài liệu và điện thư có liên hệ tới Edelyn, gia đình Astudillo muốn biết chuyện gì đã xảy ra cho bà ta nhưng họ không nhận được trả lời gì từ chính quyền Saudi. 

Con của bà Edelyn, Chris Edrix 19, Crislyn Jane 17 và Christine Joy 13 tuổi bị khủng hoảng tinh thần trầm trọng vì tin mẹ chúng mất tích. Theo nguười chị chồng của Edelyn, bà Astudillo Ambita, ước mơ của Edelyn là xây được một căn nhà mới cho gia đình, có khả năng mua thực phẩm ngon hơn và mua cho con nhiều thứ vật dụng mà chúng thích, Edelyn mơ ước quá nhiều nhưng mơ ước đã không thành sự thật chỉ vì Edelyn đã mất tích, đó là điều quá buồn.

   Những người di dân làm phụ việc nhà được thuê mướn bằng một loại bảo lảnh có tên gọi “kafala” ở vùng Vịnh, các quy định của nó bó buộc chặt chẽ tình trạng pháp lý của người thuê mướn, họ sẽ kiểm soát mọi sự chuyển dịch đi lại cho dù việc này là chuyện bất hợp pháp tại hầu hết các quốc gia vùng Vịnh, và đã bị chính quyền Saudi Arabia cấm đoán từ năm 2015. Tuy nhiên, những người làm công này vẫn bị nằm bên ngoài sự bảo vệ của luật lao động và một số các cải cách định chế kỳ thị chống phụ nữ, nhưng nếu họ, những người làm công này vi phạm khế ước và không làm việc nữa hay trốn đi vì họ là nạn nhân của các vụ hành hạ thân thể, tinh thần… bị xem là phạm tội hình sự. Dấu hiệu cho thấy lần đầu tiên chính quyền Phi nói tới vụ này vào tháng 12 năm 2015 khi họ liên lạc với chủ nhân bà Edelyn, một công dân Saudi Arabia không cho biết tên. Chủ nhân bà Edelyn nộp tờ báo cáo với chính quyền Saudi Arabia nói rằng, Edelyn đã trốn khỏi nhà ngày 21 tháng 9 năm 2015, do đó họ không còn chịu trách nhiệm gì với bà ta nữa.

    Theo điều kiện của tờ bảo lảnh “kafala”, dù bà Edelyn chết hay còn sống, thì hiện tại bà bị xem là một tội phạm hình sự, tòa lảnh sự Phi ở thành phố Jeddah có tham khảo nó. Tờ báo cáo này gởi cho văn phòng di trú và sổ thông hành của chính quyền, được xem là cởi bỏ mọi trách nhiệm của người chủ nhân đối với bà Edelyn bất chấp chuyện gì sẽ xảy ra cho bà, từ đó, không có yếu tố căn bản luật pháp nào buộc tội người chủ nhân lúc này, theo điện thư của tòa lảnh sự Phi ở Jeddah vào tháng 11 năm 2016, tính ra tới thời điểm này bà Edelyn đã mất tích gần 15 tháng. Gia đình bà Edelyn không tin là bà bỏ trốn mà không liên lạc gì với họ nhất là với con của mình trong gần 6 năm đã qua. Một trong mấy người trong gia đình, anh Lou cho rằng, chủ nhân đã hành hạ Edelyn, nếu bà đã chết, họ muốn biết bà đang ở đâu.

    Việc báo cáo của chủ nhân về chuyện người làm công bỏ trốn rất phổ thông nhưng, đôi khi chủ nhân làm việc này mặc dù người làm công vẫn còn ở trong nhà họ. Báo cáo giả chuyện người làm công mất tích cũng là phương cách mà chủ nhân dùng tới để không trả tiền lương nhưng vẫn giữ họ làm việc như trường hợp của một cô làm công người Ấn Độ ở Saudi Arabia, bị giữ trong nhà hơn 16 năm cho tới khi cô tìm cách nhắn tin về gia đình. Trong bản văn tường trình của văn phòng nghề nghiệp hải ngoại Phi, cho biết đã chính thức yêu cầu  chính quyền Saudi Arabia cho phép xét nhà chủ nhân của Edelyn vào tháng 1 năm 2017 nhưng cho tới một năm sau họ chưa nhận được văn thư trả lời của chính quyền nước này. Tổ chức “Human Rights Watch và International Labour Organization” của LHQ không có đươc con số chính thức số người di dân làm công ngoại quốc mất tích tại vùng Vịnh, vì theo một người chuyên theo dỏi, trợ giúp người di dân làm công ngoại quốc thì có  rất nhiều công nhân mất tích mỗi năm. Giám đốc văn phòng tìm việc Manumoti Manpower, văn phòng lo cho bà Edelyn nói với báo chí là họ không biết là bà ta ở nơi nào.

The blank stare of a child’s eye who is standing behind what appears to be a wooden frame

    Gia đình Astudillo cho rằng chỉ vì họ là những người bần cùng, nghèo khó cho nên chính quyền Phi đã không coi trường hợp của Edelyn quan trọng, là việc ưu tiên cần làm. Họ, chính quyền Phi đã làm cho gia đình Astudillo sống trong tuyệt vọng và đau khổ, mấy đứa con chỉ có một mong muốn duy nhất là mẹ chúng nó, bà Edelyn trở lại nhà, chúng đã mất dịp gia đình đi chơi ngoài bải biển, một trong các nơi mà Edelyn thích nhất. Crislyn, cô con gái bùi ngùi, chị em đã có những ngày tháng vui tươi với mẹ mình, mẹ cô luôn luôn muốn gia đình đi chơi chỗ này chỗ kia, bà yêu thích biển cả và cát trắng.

    Crislyn vừa tốt nghiệp trung học và sẽ tròn 18 tuổi vào tháng 10. Thêm một lần nữa Crislyn khóc, cô ước sẽ gặp mẹ ngày sinh nhật này, đó sẽ là món quà lớn nhất hơn bao giờ hết trong đời, cô nhớ sự săn sóc êm dịu của mẹ, cô nhớ mẹ nhiều lắm. Gia đình cô không giàu nhưng có được đầy đủ mọi người là quá đủ cho cô rồi mà không mơ ước gì to lớn hơn, mẹ cô, bà Edelyn, với cô, là người mẹ tuyệt vời nhất trên thế giới này.

    Nhưng, cho tới hôm nay, bà Edelyn ở đâu, số phận ra sao, còn sống hay đã chết, là những câu hỏi mà cả hai chính quyền Saudi Arabia và Phi Luật Tân vẫn chưa ai trả lời, câu trả lời mà gia đình cô Crislyn vẫn chờ nhưng chờ trong nước mắt.

Thuyên Huy

 🍃🍃🍃🍃🍃🍃🍃🍃🍃

Xem Thêm :Phụ nữ Việt qua Ả Rập Xê Út: lao động xuất khẩu hay nạn nhân buôn người?

1 nhận xét:

NHẠT NHÒA -Thơ Thái Huy và Thơ Họa (14 Bài )

  NHẠT NHÒA Ngó kìa cánh tuyết lửng lơ rơi Phủ ngập không gian cả đất trời Hơi gió lùa vô làm tái lạnh Nỗi buồn ập tới khiến chơi vơi Đang c...