Chữ NHẪN
NHẪN (nghĩa Hán-Việt) là nhẫn nhịn, nhẫn nhục, hiền lành khiêm nhường, chấp nhận khổ đau, thua thiệt để sống tròn chánh đạo.Nhẫn là từ bi nhẫn nại, kiên nhẫn bền gan, trì chí giữ vững lý tưởng tới cùng
Đức Nhẫn quý hơn tượng vàng,
Ai càng nhẫn nhục, thì càng phúc to!
Thiên Chúa Giáo trong Kinh Tám Mối Phúc Thật, chúc phúc cho người có lòng nhẫn nhịn, nhẫn nhục, hiền lành khiêm nhường chấp nhận khó khăn, đau khổ để giữ vững nhân đức trọn lành. Ấy là “Phúc Thật”, sẽ được gọi là “Con Thiên Chúa.”
Yêu thương Nhẫn nhịn cho tròn
Hiền lành khiêm hạ, xứng con Chúa Trời
Phật Giáo hoằng dương “Nhẫn” là 1 trong 10 “Hạnh” căn cốt của “Đạo” - Đức Phật Quan Âm là biểu tượng tuyệt vời của hạnh Nhẫn.
Đời là bể khổ, Nhà Phật khuyên ta, lấy từ bi làm cứu cánh, vui lòng chịu đựng mọi thử thách của cuộc đời, nương theo duyên mà biến đổi cảnh thế, không ngã lòng thối chí. Thành không kiêu, bại không nản. Ấy là “Hạnh Nhẫn Nhục 行 忍 辱”
Hạnh Nhẫn nhục, đặng phước lành
Từ bi nhịn nhục, công thành, Đức cao
Nhẫn là bí quyết của Thành công. Mọi sinh hoạt trong đời, như: học vấn, kinh tế, công nghiệp, đến cả việc chiến tranh, quân sự… muốn đạt kết quả trọn vẹn, đều phải kiên nhẫn tới cùng. Ta có những câu châm ngôn làm kim chỉ nam, ca tụng đức Nhẫn, như: Có công mài sắt, có ngày nên kim ; Kiến tha lâu đầy tổ, Kiên nhẫn là mẹ thành công …
Ai ơi, có chí thì nên
Việc gì nhẫn nại cho bền cũng xong!
Nhẫn là cẩm nang bảo vệ hạnh phúc gia đình. Vợ chồng lấy tình yêu thương làm nền tảng bản gắn bó, sống chung trọn đời với nhau. Nhưng đã có biết bao gia đình nửa đường tan vỡ. Vì sao? - Vì bất cứ căp vợ chồng nào, thì cũng có lúc sảy ra chuyện bất đồng. Gặp lúc ấy, nếu một trong hai người biết nhẫn nhịn, không kể phải trái, biết khiêm nhường hòa dịu, kiểu như: “Vợ giận thì chồng làm lành. Thôi anh nhận lỗi, giận anh làm gì!” hoặc: “Chồng giận thì vợ ít lời. Cơm sôi nhỏ lửa, một đời không khê!” Đó là hành xử “Nhẫn” (nhẫn nhịn, nhẫn nhục) làm cẩm nang bảo vệ hạnh phúc gia đình, nhờ (Nhẫn) đó, chuyện sóng gió sẽ qua đi. Thiếu Nhẫn, nghĩa là chẳng ai chịu ai, thì ngọn lửa từ que diêm nhỏ, có thể bùng hỏa hoạn lớn, hạnh phúc thiêu hủy. gia đình tan vỡ, vợ chồng chia ly.
Cẩm nang bảo vệ gia đình,
Ấy là chữ NHẪN, cột tình phu thê.
“Nhẫn” là chữ Việt Hán ; Trên chữ “Nhận 刃 ” dưới chữ “Tâm 心 ”
Nhận 刃 là lưỡi dao kiếm sắc bén; Tâm 心 là trái tim,
Ý nói, , là từ bi nhẫn nhịn, khiêm nhường nhẫn nhục, chấp nhận chịu đựng sự đớn đau thua thiệt, tưa hồ dao sắc cứa vào trái tim, mà không oán than. Đươc vậy, gọi là Nhẫn. Nói tới Nhẫn: Từ ái Nhẫn nhịn, Hiền lành Nhẫn nhục… nghe thì ngon, hiểu cũng dễ, song hành xử Nhẫn toàn vẹn, không phải dễ! Bởi vì:
NHẪN (thu
NHẪN theo nghĩa tiếng Việt, là chiếc Nhẫn đeo ngón tay, ý nghĩa thông thường, Nhẫn là đồ trang sức.
Trong một vài lễ nghi, có việc trao Nhẫn, chiếc Nhẫn khi ấy tượng trưng cho lời thề hứa (như Lễ Phong chức Giáo Hoàng, Giám Mục,.v.v…)
NHẪN CƯỚI. Đăc biệt Lễ Cưới, thì bất cứ ở đâu cũng có nghi thức cô dâu chú rể trao Nhẫn cho nhau.
Chiếc Nhẫn Cưới mang hai ý nghĩa quan trọng:
Thứ nhất là vợ chồng trao nhau kỷ vật tình đầu, với lời thề yêu thương nhau trọn đời.
Thứ nhì là trao chữ “NHẪN”, đó là trao cái cẩm nang (bí quyết) để cùng nhau Bảo vệ Hạnh Phúc Gia Đình, như đã nói ở phần trên.
Hóa ra tiếng Việt mình thâm thúy thật! Cái khoen vàng xỏ ngón tay, đôi tân hôn trao nhau, mà ta gọi là “Nhẫn” thì thật là một thứ ngôn ngữ quá tuyệt vời!. Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa Việt, nghĩa Hán-Viêt đều qui về một mối: “Ngôn ngữ tải Đạo 道” - Vạn quốc, có tiếng nói nước nào sánh ngang bằng không?
“Tôi yêu Tiếng Nước Tôi!” là bởi như vậy đó!
Chữ Nhẫn, là chữ làm sao?
Là như dao sắc, cắt vào trái tim
Khiêm nhường nhịn nhục im lìm
Hy sinh chấp nhận để tìm an vui
Chữ Nhẫn quí lắm, người ơi!
Ai mà Nhẫn được, thì đời thành công
Nhẫn là tích đức trong lòng
Bảo vệ hạnh phúc vợ chồng trăm năm
Sống đời chữ Nhẫn giữ sao?
Nếu sai tợ cắt kim vào con tim.
Khiêm Nhường chẳng phải im lìm,
Mà luôn nhường nhịn tạo niềm yên vui.
Nhẫn là của quý ai ơi!
Nếu mình giữ được cả đời thành công.
Nhẫn luôn ôm ấp đáy lòng,
Khiến cho chồng vợ mặn nồng trăm năm.
Đ
Bài viết rất hữu ích
Trả lờiXóa