Chuyện nhà tôi .
Câu chuyện : tại sao tháng 12 âm lịch người ta lại gọi là tháng Chạp .
Câu chuyện là như vầy .
Ngày
xưa , ở bên Tàu tháng 12 , rất lạnh ,hể trời rét lạnh thì
người già dể đứt bóng lắm nên trong tháng 12 âm lịch có rất
nhiều đám giỗ , với lại tháng 12 âm lịch thường có nhiều lễ
cúng vái thần thánh như lễ cúng đưa đưa ông Công , ông Táo
và lễ cúng rước ông bà nên tiếng HÁN người ta gọi tháng 12
âm lịch là tháng Giỗ LẠP , khi âm qua tiếng Nôm đọc là tháng
Giỗ Chạp lâu ngày bỏ mất tiếng Giỗ chỉ còn lại tiếng Chạp
vì vậy tháng 12 âm lịch là tháng CHẠP đến bây giờ .
( Sưu tầm)
Câu chuyện :" tại sao tháng đầu tiên của năm âm lịch không gọi là tháng một mà lại gọi là tháng Giêng ?
Chuyện là vầy
Sáng hôm nay , mùng 7 Tết , mình đang ngồi nhấm nháp ly cà phê sửa ngọt ngào và đang nghĩ đến việc công nhân đi làm trỡ lại và học sinh cũng trỡ lại trường . Đang nghĩ ngợi miên mang thì bà xã từ nhà sau đi lên đứng cạnh tôi và nói .
_ tôi đố ông ! Tại sao tháng đầu năm âm lịch không gọi là tháng Một cho thuận 1 , 2 ,3 ,4 .. mà lại gọi là tháng Giêng ?
Tôi liền hỏi bã :" bà biết không mà đố tui ?
_ Thì tui không biết nên mới hỏi ông , và người ta hay nói Ra Giêng là những ngày nào vậy ?
Tui liền nói :" chuyện tháng Giêng chưa rồi lại tới chuyện Ra Giêng .
Trước hết nói chuyện :" Tại sao gọi là tháng Giêng mà không gọi tháng Một
Tháng đầu tiên của năm tiếng Hán gọi là
Chính Nguyệt .
Chính : là đầu tiên âm ra tiếng Nôm có vần IÊNG đọc trại thành Giêng
Nguyệt là tháng
Nên Chính Nguyệt là tháng Giêng.
Còn người ta hay nói ra giêng
Vì dụ như nói : ra giêng anh cưới em .
Ra Giêng gồm những ngày sau Tết Nguyên đán cho đến hêt rằm tháng giêng và hết tháng Giêng.
Bà xã nghe xong bèn nói :" tui tưởng ông bờ i sắc rồi chớ , định trưa nay cho ông ăn canh bí đỏ nước cốt dừa .
( Sưu tầm )
Chuyện rất hay
Trả lờiXóa