Dưới cái lạnh xuống dưới 0 độ khắp vùng miền tây A Phú Hản, bà Delaram Rahmati đã không còn cách nào tìm thức ăn đủ cho tám đứa con. Kể từ khi bỏ nhà cũ, cái làng, ở tỉnh Badghis bốn năm trước, gia đình Rahmati đang sống trong một cái chòi đất đấp bùn và mái che bằng mấy tấm ni lông, cái lành cái rách ở khu nhà ổ chuột tại thành phố Herat. Nạn hạn hán đã làm cho làng mạc của họ không thể sống còn và đất đai không trồng trọt được. Cũng như chừng 3 triệu rưỡi người dân A Phú Hản, những người buộc phải rời bỏ nhà cửa, nơi gia đình Rahmati hiện đang sống là một trong các chỗ tạm dung của những người tản cư trong nước.
Không có việc làm, nhưng người đàn bà 50 tuổi đang phải trả số chi phí bệnh viện cho hai đứa con trai, một bị bại liệt và một mang bệnh tâm thần và thêm số tiền thuốc men cho người chồng. Bà đau lòng buộc phải bán đi hai đứa con gái, tám và sáu tuổi, vài tháng trước đây với giá 100,000 tiền A Phú Hản – afghani – mỗi đứa (khoảng 700 bảng Anh) cho mấy gia đình mà bà không biết, hai đứa sẽ ở với họ cho tới khi tới tuổi dậy thì, họ sẽ giao bọn nó cho những người lạ nào đó. Chuyện bán con gái cho hôn nhân tương lai là chuyện không có gì lạ ở A Phú Hản, người mua sẽ nuôi tại nhà họ cho tới thời điểm đứa con gái đó rời nhà. Tuy nhiên, khi mà tình trạng kinh tế càng ngày càng suy sụp hơn, như tin tức báo chí lan truyền, người mua đã giao hàng, những đứa con gái đã mua, cho khách ở tuổi nhỏ hơn, tăng lên nhiều chỉ vì người mua không còn có khả năng nuôi ăn nuôi uống nữa.
Chưa hết, bán tương lai con gái mình không phải chỉ là một quyết định dễ dàng, không quặn đau mà bà Rahmati đành phải làm, bà khóc, vì cái đói và nợ nần chồng chất, chẳng những bà đã bán con mà còn bán cả trái thận của mình. A Phú Hản đang đứng bên bờ vực thẳm của khủng hoảng nhân đạo và kinh tế sụp đổ, đại diện của LHQ ở đây nói rằng, đây là một sự khủng hoảng nhân đạo xấu nhất của lịch sử cận đại. Hạn hán, nạn đại dịch Covid Vũ Hán và những chế tài kinh tế sau khi quân Taliban chiếm quyền vào tháng 8 năm 2021, đã là hậu quả khốc hại cho nền kinh tế nước này, kèm theo nạn lạm phát khủng khiếp kéo theo giá cả tăng vọt như hỏa tiển, tất cả những thứ đó đã và đang làm cho người dân đã khốn đốn giờ khốn đốn them.
Việc bán thận đã diễn ra lớn rộng ở A Phú Hản nhiều năm rồi, nhưng kể từ ngày Taliban chiếm quyền, giá cả và điều kiện mua bán bộ phận người bất hợp pháp này đã thay đổi, giá của một trái thận, giá từ 3,500 Mỹ kim tới 4,000 đã tụt xuống còn 1,500 nhưng người bán cứ tiếp tục gia tăng. Bà Rahmati bán lá thận bên phải với giá 1,000 Mỹ kim nhưng sự bình phục sau khi giải phẩu đã không tốt đẹp, như chồng bà, bà cũng bệnh âm ỉ, nhưng không có đồng tiền nào còn để đi khám bác sĩ. Hơn phân nửa của dân số khoảng 40 triệu người đang phải đối mặt với mức độ đói khủng khiếp và gần 9 triệu trong số này thật sự đã sắp tới bước cùng của nạn đói. Đối với con số người bán thận tăng dần, bán một trái thận là con đường duy nhất để có tiền ăn mà sống tiếp.
Anh Salahuddin Taheri, người ở cùng khu nhà ổ chuột với gia đình bà Rahmati, nghẹn ngào nói với phóng viên ngoại quốc, đã nhiều tháng qua rồi kể từ ngày cuối cùng họ ăn cơm, không có tiền mà mua bánh mì và trà, ba đêm một tuần không thể nào có được bữa cơm chiều. Taheri, 27 tuổi, cha của bốn đứa con, cố kiếm đủ tiền mua năm ổ bánh mì mỗi ngày bằng việc lượm rác tái chế, đang tìm người mua để bán thận. Anh đã hỏi một bệnh viện tư ở Herat nhiều ngày qua nếu họ cần bất cứ trái thận nào, và nếu cần gấp, anh có thể bán rẻ hơn giá ở chợ nhưng không nghe họ trả lời gì cả. Taheri đau xót nói rằng, anh cần tiền để nuôi con, anh không cò một sự lựa chọn nào khác.
Trong năm năm qua, có khoảng 250 trái thận chính thức được cấy ghép tại bệnh viện ở Herat, trong số đó, con số người trong gia đình cho thân nhân rất giới hạn, chi phí cho việc cấy ghép thận là 400,000 tiền A Phú Hản cộng với tiền trái thận. Nhưng con số giải phẩu ghép thận có thể cao hơn đó, một người bác sĩ làm việc tại một trong số các bênh viện có làm việc này, không cho biết tên thật, cho biết gần đây số người muốn bán thận đã tăng lên ở Herat và hầu hết sống ở các khu nhà ổ chuột, khách hàng nhiều khi đi tới tận đó tìm mua giá rẻ thay vì chờ người tới bán.
Sayed Sadat, người được tổng thống A Phú Hản lúc bấy giờ, Ashraf Ghani, cử đi điều tra việc mua bán thận bất hợp pháp tháng 5 năm 2021. Ông cho biết, đã tìm thấy các bệnh viện làm việc không đúng luật pháp, người ta làm ăn liên kết nhau trong nước và ngoài nước, khuyến khích dân chúng bán thận, họ xin chiếu khán xuất ngoại và đưa người bán sang biên giới khác, bên ngoài A Phú Hản, nhu cầu cấy ghép thận khá nhiều, như Ba Tư chẳng hạn, rất cần cho nên người nghèo khổ A Phú Hản buộc phải bán để mà sống. Cũng theo lời ông Sadat, qua cuộc điều tra này, ông đã xác định được hai bệnh viện ở Herat, nơi đã có những cuộc giải phẩu cấy ghép thận, một trong hai cái đó, đã hoàn tất 194 lần và cái khác 32 nhưng hơn 500 người cho biết họ đã bán thận, 100 người từ một làng nhỏ ở Herat, điều này cho thấy, thận đã được đem bán ra nước ngoài. Giá mua một trái thận trong A Phú Hản là khoảng 2,100 bảng Anh nhưng giá bán lại hơn 7,500 tới 11,000 bảng Anh ở ngoại quốc. Ông cũng nói thêm, có bằng chứng cho thấy có một số người làm chuyện khuyến khích người nghèo bán thận của họ rồi đem ra ngoại quốc bán lai với giá từ 200,000 đến 400,000 tiền A Phú Hản (afghanis), dường như có một số bác sĩ nhúng tay vào chuyện buôn bán bất hợp pháp này nhưng tiếc thay cuộc điều tra phải chấm dứt ở đó vì tình trạng an ninh bất ổn.
Hai tháng trôi qua từ khi bà Rahmati cắt thận và số tiền có được cũng đã dùng trả tiền nợ thuốc men, chuyện bình phục sau cuộc giải phẩu xem ra tiếp tục xấu tệ hơn. Bà bệnh nặng, không thể đi đứng dễ dàng vì vết thương bị nhiễm trùng, rất đau, người nhận thận của bà chỉ trả tiền giải phẩu, hai ngày bệnh viện và tiền thuốc đầu tiên.
Hôm chờ cắt thận, bà Rahmati bị bệnh và bác sĩ từ chối giải phẩu, bà không thể thở như bình thường, bác sĩ đưa bà xuống nằm ở phòng bệnh nhưng bà liền trở lại, bảo với họ, những người phụ trách giải phẩu “bà rất sung sướng và hài lòng nếu chết nhưng bà không thể chịu đựng đau đớn khi phải nhìn thấy con bà bệnh hoạn và đói khát”.
Thuyên Huy
Ảnh minh họa từ Google
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa