Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2024

Thơ Xướng Họa : BẰNG HỮU GIAO LƯU : Ngọc Ánh, Xưa Hường ,Oanh Đặng,Ngoc Long


Bài Xướng :
 
BẰNG HỮU GIAO LƯU
 (Thân tặng Xưa Hường)
 
Dương trần khổ hạn vẫn còn mang
Những tưởng giàu sang lắm bạn vàng
Chuốc rượu cầu thân người hữu hảo
Dâng trà ngưỡng mộ kẻ đài trang
Anh hào lỡ vận miền phiêu lảng
Thiếu nữ tài hoa nẻo muộn màng
Cũng tại tình duyên nhiều trắc trở
Nên tìm kết lại chữ tào khang
Ngọc Ánh nguoideplongyen
 
 
Bài hoạ1 :
 
CỨ VẬY MÀ SỐNG
 
Bây chừ ngẫm lại cảnh vừa mang
Tủi đến ngàn năm lỡ mộng vàng
Chỉ muốn tao phùng nơi bạn hữu
Không cần kiến ngộ nghĩa tào khang
Còn đâu sắc vọng vì dang dở
Đã hết niềm mơ bởi muộn màng
Giữa nẻo ta bà luôn sóng động
Thôi đành sống vậy để tàn trang
Xưa Hường
 
Bài hoạ 2
 
ĐÀNH THÔI.
 
Lão đại bây chừ đổi mới trang
Thèm đâu kết bạn với cua càng
Ơ thờ loại bỏ nghêu, sò, ngán
Chỉ thích tôm hùm lẫn ghẹ hang.
Bởi lẽ người khêu lầm lỗ hở
Vì trong hố ấy trẻ ngơ hàng
Nên chờ gió cuốn lay lòng động
Đợi lúc qua mùa sẽ lại mang.
★****
21/6/017Oanh Đặng
Hjjj vui.. Vui nhé chị :))
 
Bài hoạ 3
 
CŨNG ĐÀNH.
Buổi sơ ngộ, tôi hân hoan họa bài thơ mà Ngọc Anh đã xướng. 
 
Nghiệp thân nhân thế vẫn còn mang
Những ước cùng ai kết bạn vàng
Đốt đuốc ban ngày tìm kỷ hữu
Lòng mong hội ngộ tấm đài trang
Anh hùng lỡ vận đành xa xứ
Kiệt nữ buồn ôm kiếp muộn màng
Thế sự nhiễu nhương chôn mộng ước
Và đành vùi kín chữ tào khang
NGỌC LONG

Ảnh :Thác Shoshone (Mỷ )

ĐÊM CHONG - Thơ Cao Bồi Già và 14 Bài Họa Của Các Thi Hửu


ĐÊM CHONG

(Thơ Vận Trắc – Ngũ Độ Thanh)    

Đêm hoài dỗ ngủ lì trơ mắt

Cảnh cũ quê nhà, xao dạ thắt

Khói tỏa, chiều lam, nỗi ngậm ngùi

Diều bay, sáo trổi âm dìu dặt

Mơ màng, lệ nhỏ gã buồn tê 

ảo não,  trăng tà O lịm hắt 

vẳng tiếng gà te, mục rã rời … 

Ngơ hồn cố quận vời xa tắp…

CAO BỒI GIÀ

   2-6-2024


Thơ Họa:

     1./  CÔ ĐƠN

( Vận trắc- Ngũ độ thanh )

Lệ tủi từng đêm mờ trũng mắt

Thương mình quạnh quẽ lòng đau thắt

Cầu qua buổi ấy nguyệt hoài soi

Khoảng hẹn ngày nao đèn mãi hắt

Mộng tưởng không ngờ vỡ nát tan

Niềm tin bỗng chốc trôi dằn dặt

Năm chờ tháng đợi hãy còn xa

Lặng lẽ hàng cây buồn thẳng tắp.

   Sông Thu

( 03/06/2024 )

 

  2./  TRỞ VỀ CHỐN CŨ

(Thơ Vận Trắc – Ngũ Độ Thanh)

Sầu ai lại nghĩ, buồn lên mắt

Những buổi lòng mong, chờ ruột thắt

Mỗi bận trông về nhớ ngẩn ngơ

Muôn lần vãng đến thôi dằn dặt

Nhà xưa vắng vẻ, gợi buồn tênh

Động cũ đìu hiu, nhìn nản hắt

Phải  biệt bao ngày  mãi vấn vương

Bên thềm cội Liễu hoài xanh tắp.

      LAN

(03/06/2024)

 

      3./   SỢI NHỚ

(Thơ Vận Trắc – Ngũ Độ Thanh)

Nghe hồn rã rượi sầu hoa mắt

Khổ não thân già tim quặn thắt

Xót buổi chào thôn mãi muộn phiền

Thương đò rẽ sóng hay dè dặt

Hoàng hôn nhạt nắng ngẫm niềm vơi

Viễn ảnh hoen màu xuôi mộng hắt 

Nỗi nhớ hoài đan sợi chẳng rời

Đường kim mũi chỉ đều tăm tắp!

 Như Thu

06/03/2024

 

    4./ CHONG VẦN  

Thầy thơ hỏi chuyện hoa tầm mắt

Mải nghĩ làm sao hoà vận thắt

Mãi hỏi xem rằng có được không

Đành vui vốn đã quên dè dặt

Thôi thì cứ thử tạm vần tê

Để được cười thêm đùa chữ hắt

Thứ bảy vừa qua đọc kỹ rồi

Tơ tình lỡ thả vợi tăm tắp...

      Hawthorne 3 - 6 - 2024

CAO MỴ NHÂN

 

     5/ THAO THỨC

        ( vận trắc - NĐT)

Đêm dài chậm ngủ thâm quầng mắt

Tưởng nghĩ phù sinh mà ruột thắt

Cứ mỗi luôn đồn dạ ngẩn ngơ

Nhiều khi mãi đoán tâm dè dặt

Người quen thiển nghĩ khó ân cần

Kẻ lạ càng suy thì hãm hắt

Cõi thế đành cam bỏ mặc rồi!

Thuyền con bão nổi vô bờ tắp

Songquang

20240603

 

    7./ MÃI MỘNG 

Nhiều khi tủi phận mờ hoen mắt

Những buổi hoàng hôn lòng quặn thắt

Vỗ nhẹ tâm hồn nén ủ ê

Vờ lay  cỏ lá gom dè dặt

Thương mình khắc khoải mỗi đêm về

Giận kẻ thờ ơ từng nỗi hắt

Lại nữa thời gian chẳng đắp bồi

Nên hoài mãi mộng tình chưa… tắp !

PHƯỢNG HỒNG


    8./  MỘT CHUYẾN ĐI

Giã biệt, người đi không ngoảnh mắt

Con thuyền quá nhỏ thân dè dặt.

Mây chùng bãi biển khói mờ giăng

Bão nổi mui tàu mưa lạnh hắt.

Nước đổ kinh hoàng gỗ nẹp phăng

Trời thương ảo diệu giàn khoan tắp.

Quê người lạ lẫm khách sầu dâng

Viễn thẳm gia đình gan ruột thắt!

Mailoc

6-03-24

 

   9./ ĐÊM XA NHÀ

            (NĐT)

Đã nửa đêm rồi chưa chợp mắt.

Xa nhà lạ chỗ buồn se thắt.

Lời than của dế lại buồn so,

Tiếng mõ cầm canh còn dỏm dặt.

Giỗ giấc say nồng mộng lẻ loi,

Tàn đêm mệt mỏi sầu hiu hắt.

Bình minh tỉnh dậy thấy đàn chim,

Rặng liễu ven đường cây thẳng tắp.

 Mỹ Ngọc

June 3/2024

 

10./ ĐÊM DÀI THAO THỨC

         ( vận trắc , NĐT )

Mãi tưởng canh tàn chưa chợp mắt

Đêm sầu gặm nhấm lòng co thắt

 Vườn xưa điểm hẹn nắng vơi đầy

Cảnh cũ nơi hò sương lạnh hắt

Mỗi bận trông hoài cảm nhớ mong

Đôi lần ngóng vẫn thương dằn dặt

Từ khi giã biệt đếm thời gian

Ngõ lạ buồn tênh đường chẳng tắp

  Hưng Quốc

Texas 6-3-2024

 

 11./  ĐÊM KHÓ NGỦ

    (vận trắc, ngũ độ thanh)

Trông chờ lệ đổ mờ đôi mắt

Ảnh cũ người xưa, bào ruột thắt

Nhớ mẹ chờ cha, ngẫm tủi sầu

Hoài ai trổi khúc nghe buồn dặt

Hương trầm quyện khói vẳng huyền xa

Nguyệt vãn tan hồi chuông đổ hắt

Thoảng tiếng đàn ai dạ nỗi bời

Quê nhà ngoảnh lại xa ngàn tắp…

THIÊN LÝ

 

     12./  HỒI ỨC

    (Vận trắc, Ngũ độ)

Đêm dài quạnh quẽ nằm chong mắt

Để nỗi sầu quê nghèn nghẹn thắt

Mẹ gánh trần ai, khổ rã rời

Cha cày đá sỏi, đau dằn dặt

Bờ xưa lãnh cảm, sóng quen lùa

Nẻo cũ vô tình, mưa vội hắt

Chẳng bến, xuồng con mãi lạc loài

Xa nguồn, bỏ cội, mơ hồ tắp…

Lý Đức Quỳnh

     6/6/2024


13./ĐÊM THAO THỨC

( Vận Trắc - Ngũ độ thanh )

         Họa 4 vần

Yên người mệt mỏi đờ con mắt

Bởi dạ u hoài tim cũng thắt

Ủ rũ xoay mình cuộn nén im

Âm thầm trở giấc quay dè dặt

Buông rời cuộc sống khổ sầu ôm

Thả khẽ niềm riêng buồn lạnh hắt

Bóng nguyệt ngoài song ảo não mờ

Khi nào cảnh mộng thôi ngừng tắt

    Minh Thúy Thành Nội

Tháng 6/14/2024

 

14./MỘT CẢNH ĐỜI

      (Vận trắc-Ngũ độ thanh)

Đợi mãi, chờ hoài thêm đỏ mắt

Nhìn con rũ rượi càng se thắt

Tường xiêu, vách sập… nỗi buồn hiu

Cỗng ngả, mưa tuôn… cơn lạnh hắt

Bạn hữu cười chê chẳng ngó ngàng

Bà con xỉa xói không dè dặt

Chồng hư trốn biệt đã mươi ngày

Chủ nợ vây nhà cây thẳng tắp!

Thy Lệ Trang


Mời Xem :

 NÀY THỜI GIAN HỠI… -Thơ Cao Bồi Già và 11 Bài Thơ Họa

CHUYỆN ÔNG VÀ CHÁU


CHUYỆN ÔNG VÀ CHÁU
 
Một cô cháu gái hỏi ông nội:
Ông ơi, ngày xưa ông sống thế nào mà không có công nghệ...
không có máy tính
không có máy bay không người lái
không có bitcoin
không có kết nối Internet
không có TV
không có điều hòa
không có ô tô
không có điện thoại di động?”
Ông nội trả lời:
Giống như thế hệ của cháu đang sống ngày hôm nay...
không có lời cầu nguyện
không có lòng thương xót
không có sự tôn trọng
không có giáo dục thực sự
nhân cách kém
không có lòng tốt của con người
không biết gì là xấu hổ cả
không có sự khiêm tốn
không có sự trung thực
Thế hệ các ông, những người sinh ra trong những năm 1930-1980, là những người có phúc. Cuộc sống của các ông là bằng chứng sống động:
• Khi chơi và đi xe đạp, các ông chưa bao giờ đội mũ bảo hiểm.
• Sau giờ học các ông tự làm bài tập về nhà và chúng tôi luôn chơi trên đồng cỏ cho đến khi mặt trời lặn.
• Các ông chơi với những người bạn thực sự chứ không phải những người bạn ảo trên Fb, Zalo hay Instagram, Pinterest, TikTok…
• Nếu khát, các ông sẽ uống nước từ đài phun nước, từ thác nước, nước máy chứ không phải nước lọc từ ao hồ, giếng bẩn…pha hóa chất rồi gọi là nước khoáng, nước ngọt.
• Các ông không bao giờ lo lắng và ốm đau ngay cả khi các ông dùng chung cốc hoặc đĩa với bạn bè.
• Các ông chưa bao giờ tăng cân do ăn thức ăn nhanh mỗi ngày.
• Không có gì xảy ra với đôi chân và cái đầu của các ông mặc dù đi đâu cũng đầu trần, chân đất.
• Các ông chưa bao giờ sử dụng thực phẩm bổ sung để bồi bổ.
• Các ông thường tự làm đồ chơi và chơi với chúng, chẳng ngồi chơi game suốt ngày trên điện thoại hay computer nên mắt các ông chẳng bao giờ mang kính cận.
• Cha mẹ các ông không giàu có. Họ đã cho chúng tôi tình yêu chứ không phải những món quà vật chất.
• Các ông chưa bao giờ có điện thoại di động, DVD, PSP, máy chơi game, Xbox, trò chơi điện tử, PC, máy tính xách tay, trò chuyện qua internet. . . nhưng các ông có những người bạn thực sự ngoài đời.
• Các ông đến thăm bạn bè mà không cần được mời và cùng nhau chia sẻ, thưởng thức đồ ăn cùng gia đình họ.
• Cha mẹ sống gần nhau đó để tận dụng thời gian của gia đình.
• Các ông có thể chỉ có những bức ảnh đen trắng, nhưng cháu có thể tìm thấy những kỷ niệm đầy màu sắc trong những bức ảnh đó.
• Các ông là thế hệ độc đáo nhất, bởi vì các ông là thế hệ cuối cùng biết nghe lời cha mẹ và cũng là những người đầu tiên bị buộc phải nghe lời con cái mình.
Các ông là phiên bản giới hạn của tạo hóa, là kho báu của thiên nhiên nên hãy tận dụng, học hỏi từ các ông trước khi nó sắp biến mất khỏi thế gian này.
 
(Mai Liên Sưu tầm

 

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2024

Thơ Trần Thị Mỷ Ngoc : THƯƠNG BA,NỐI GÓT THI NHÂN



THƯƠNG BA

( viết nhân ngày lễ Cha 2024)

" Con thương ba lắm lắm ba ơi !

Biết tỏ làm sao nói hết lời

Đứng trước mặt người không dám ngỏ

Nhờ thơ nói hộ giúp giùm thôi "

Mỹ Ngọc



 1./ THƯƠNG BA

Con thương lắm ,thương ba vất vả
Bởi bụi trần xô ngã đời ba
Tuổi xuân cho đến lúc già
Thân ba lận đận bước qua bao điều

Thuở chinh chiến chịu nhiều gian khổ
Vượt hiểm nguy mấy độ tử sinh
Lòng ba nặng biết bao tình
Tình nhà nợ nước một mình lo toan

Khi 'cải tạo" héo mòn thân xác
Nỗi nhục hình phá nát tâm can
Xa con nhớ vợ vô vàn
Ngày về tiều tụy muôn ngàn đắng cay

Hết ly loạn đến ngày đoàn tụ
Nơi xứ người lam lũ mưu sinh
Vòng tay nhân ái nghĩa tình
Thương ba gánh chịu đứng nhìn sao đang...!

Trần Thị Mỹ Ngọc
(Con ba Songquang)

ngày 16 tháng 6 năm 2024 (Lễ Father'day

Thể theo lời bậc trưởng thượng cô Mỵ Nhân nói :Nếu con làm bài thơ ngăn ngắn thì cô sẽ họa cho vui.Đây cũng là ước muốn của con để trau dồi sự học hỏi về thơ với các bậc tiền bối .Hôm nay con xin mạo muội viết bài thơ Nối gót thi nhân đưa lên theo thể tự do 8 chữ gồm có 10 câu mong các bậc trưởng thượng mua vui và hứng thú họa nối nhịp cầu giao cảm cho con học hỏi và bồi đắp kién thức về thơ,Thành thật cám ơn và cầu chúc sức an lành trong cuộc sống
 
2./ NOI GÓT THI NHÂN

Từ xa lạ ,bỗng dưng rồi gặp gỡ
Bởi tình thơ không bỡ ngỡ ban đầu
Giữa hai thế hệ có khác gì đâu
Vẫn kết nối hiểu nhau lòng thắm thiết

Xin cảm ơn đời cho con được biết
Những người thơ nước Việt của dân ta
Sông Thu,Cao Mỵ Nhân dẫu đã già
Thi hữu khác đều là người trưởng thượng

Con kính phục với tấm lòng chiêm ngưỡng
Xin học đòi theo hướng gót thi nhân

Trần thị Mỹ Ngọc
Tháng 6 ngày 19 năm 2024

TÂM TÌNH VỚI NGƯỜI CHA, ĐẶC BIỆT NHỮNG NGƯỜI CHA BẤT HẠNH!- ĐYS.Cảnh Thiên

 Thân chào các bạn. 
Ở Hoa Kỳ vào ngày mai, Chúa nhật 16/6/2024, rơi vào ngày lễ FATHER DAY (ngày lễ của những người CHA). Nhân dịp các người CHA hạnh phúc được con cái hiếu thảo kính viếng, thăm hỏi sức khỏe, bày tiệc ăn uống, tặng quà..., tôi muốn nói đến những người CHA bất hạnh, bị con cái lãng quên, nguyền rủa bởi nhiều lý do xem chừng có lý nhưng đều là cái lý của kẻ vong ơn, bội bạc (xin nói rõ, ở đây tôi sẽ không trả lời hay tranh luận với bất kỳ kẻ nào đã hay đang quên lãng, lăng mạ cha mình mà tự khoe là đứa con có hiếu).
Thưa các ông CHA. Tôi cũng là một người cha. Tôi còn là một thầy thuốc. Dù không hiểu rõ từng hoàn cảnh từng gia đình, từng biến cố bất hạnh xảy ra đối với những người cha bị con cái xa lánh, xua đuổi, thậm chí còn bị lăng mạ, xỉ nhục, đánh đập dã man nhưng tôi có một nhận định vô tư nhất là: ĐỪNG BUỒN, ĐỪNG OÁN TRÁCH BẤT CỨ AI và CŨNG ĐỪNG TỰ TRÁCH MÌNH. Vì sao? Vì sinh con ra, chúng ta đã làm hết sức mình, cam chịu tất cả cay đắng nhọc nhằng để nuôi dưỡng con khôn lớn và dạy dỗ chúng nên NGƯỜI. Tất cả ông CHA đều như nhau, đều muốn con mình thành NGƯỜI. Nếu chúng không thành NGƯỜI thì đâu phải lỗi của người CHA. Đúng không? Vậy thì, trách nhiệm của người CHA đã xong, đã tròn, không thẹn với LƯƠNG TÂM là đủ rồi. Một thân, một mình thì đã sao? Xin hãy nhớ: QUÁ KHỨ là chuyện đã qua, có thương tiếc hay hối tiếc cũng không còn giá trị. TƯƠNG LAI là chuyện sắp tới, có mong cầu cũng chẳng nắm được trong tay. Chỉ HIỆN TẠI mới là hữu ích, sống như thế nào, HẠNH PHÚC hay BI THƯƠNG chính ta quyết định...
Thân chúc các ông CHA bất hạnh một ngày cũng như mọi ngày, một lễ FATHER DAY an lành, sức khỏe. HAPPY FATHER DAY!!!
 
Đông Y Sĩ Cảnh Thiên.

🌹🌹🌹🌹🌹🌹🌹🌹🌹

Mặt trời sắp đảo ngược cực từ - một số điều chúng ta cần biết (Từ VietBF )

Theo như sự đảo ngược cực từ được thúc đẩy bởi các vết đen mặt trời, các vùng phức tạp từ tính trên bề mặt mặt trời có thể tạo ra các sự kiện mặt trời quan trọng, chẳng hạn như ánh sáng mặt trời (Solar Flares) và phóng xạ khối vành (Coronal Mass Ejections - CME) – vụ nổ lớn của plasma và từ trường. Sắp xảy ra một sự kiện quan trọng liên quan đến Mặt trời của chúng ta - sự đảo ngược cực từ - điều này có thể dẫn tới một số tác dụng có lợi cho Trái đất.

Hiện tượng Mặt trời đảo ngược cực từ này xảy ra khoảng 11 năm một lần và đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong chu kỳ mặt trời. Sự đảo cực từ biểu thị sự dịch chuyển từ điểm cực đại của mặt trời - hoạt động mặt trời đạt đỉnh điểm - và bắt đầu chuyển sang cực tiểu của mặt trời.

Cực đại mặt trời là gì?

Cực đại mặt trời là khoảng thời gian thường xuyên có hoạt động mặt trời lớn nhất trong chu kỳ mặt trời 11 năm của nó. Trong thời kỳ mặt trời đạt cực đại, một số lượng lớn vết đen mặt trời xuất hiện và sản lượng bức xạ mặt trời tăng khoảng 0,07%.

Lần gần đây nhất Mặt trời đảo cực từ của nó là vào cuối năm 2013. Nhưng điều gì gây ra sự chuyển đổi cực này và nó có nguy hiểm không? Chúng ta hãy cùng nhau xem xét những tác động mà nó có thể gây ra đối với Trái đất.

Để hiểu được sự đảo chiều của cực từ mặt trời, trước tiên, điều quan trọng là phải làm quen với chu kỳ mặt trời.

Chu kỳ Mặt trời là gì?

Hoạt động của Mặt trời phần lớn phụ thuộc vào từ trường của nó. Từ trường này trải qua một chu kỳ tuần hoàn, trong đó các cực Nam và Bắc chuyển đổi vị trí cho nhau, và chu kỳ này là 11 năm.

Chu kỳ Mặt trời được đo bằng những thay đổi trong hoạt động của ngôi sao này. Nó định kỳ phóng ra plasma, dưới dạng các tia sáng và cơn gió chứa các hạt mạng điện, xuyên qua hệ Mặt trời.

Hoạt động của Mặt trời bắt đầu tăng lên giữa chu kỳ, có nghĩa là sẽ có nhiều tia sáng Mặt trời và luồng bức xạ phát ra từ ngôi sao chủ của chúng ta hơn. Khi chu kỳ Mặt trời giảm dần, Mặt trời trở nên ít hoạt động hơn.

Hoạt động của Mặt trời được đo bằng các vết đen trên bề mặt của nó. Các vết đen sinh ra do từ trường ức chế sự truyền năng lượng trên bề mặt Mặt trời thông qua quá trình đối lưu. Mặt trời hoạt động càng mạnh thì ta càng nhìn thấy nhiều vết đen trên bề mặt của nó và ngược lại.

Các ước tính hiện tại dự đoán cực đại mặt trời sẽ xảy ra từ tháng 4 đến tháng 8 cuối năm 2024.

Sự chuyển đổi cực sắp tới sẽ là từ trường phía Bắc bán cầu dịch chuyển sang phía Nam bán cầu.

Điều gì gây ra sự chuyển đổi ở cực?

Sự đảo ngược cực từ được thúc đẩy bởi các vết đen mặt trời, các vùng phức tạp từ tính trên bề mặt mặt trời có thể tạo ra các sự kiện mặt trời quan trọng, chẳng hạn như ánh sáng mặt trời (Solar Flares) và phóng xạ khối vành (Coronal Mass Ejections - CME) – vụ nổ lớn của plasma và từ trường.


3 chu kỳ mặt trời gần đây đưa ra số lượng vết đen mặt trời tối đa là khoảng 66 vào Mùa hè năm 2013. Ảnh: David Hathaway, NASA/Wikipedia/Public Domain

“Từ trường từ các vùng hoạt động tiến về các cực và cuối cùng gây ra sự đảo ngược”, nhà vật lý mặt trời Todd Hoeksema, giám đốc Đài quan sát mặt trời Wilcox tại Đại học Stanford, trước đây đã nói với Space.com.

Nhưng nguyên nhân cơ bản chính xác của sự đảo cực như vậy vẫn còn là bí ẩn. "Điều đó là một phần của toàn bộ chu kỳ mặt trời và chúng ta còn chưa chắc chắn đó là gì", nhà vật lý mặt trời Phil Scherrer của Đại học Stanford trước đây đã nói với Space.com. "Chúng tôi vẫn chưa có một mô tả toán học thực sự nhất quán về những gì đang xảy ra. Và cho đến khi bạn có thể mô hình hóa nó, bạn sẽ không thực sự hiểu nó - thật khó để thực sự hiểu nó."

Việc chuyển đổi cực từ diễn ra trong bao lâu?

Những gì chúng ta biết là sự thay đổi từ trường mặt trời không diễn ra tức thời. Đó là sự chuyển đổi dần dần từ lưỡng cực sang từ trường phức tạp, sang lưỡng cực đảo ngược trong toàn bộ chu kỳ mặt trời 11 năm. “Tóm lại, không có một ‘thời điểm’ cụ thể nào mà các cực của mặt trời đảo chiều”, Nhà vật lý thiên văn về mặt trời Ryan French nói. “Nó không giống như Trái đất, nơi sự đảo ngược được đo bằng sự dịch chuyển của cực Bắc sang cực Nam.”

Thông thường phải mất một hoặc hai năm để đảo ngược hoàn toàn, nhưng nó có thể thay đổi đáng kể. Ví dụ, trường cực bắc của Chu kỳ Mặt trời 24, kết thúc vào tháng 12 năm 2019, phải mất gần 5 năm để đảo ngược, theo Đài quan sát Mặt trời Quốc gia Hoa Kỳ (National Solar Observatory).

Sự đảo chiều của từ trường diễn ra từ từ đến mức thậm chí chúng ta sẽ không nhận ra khi nào nó xảy ra. Và không, dù nghe có vẻ kịch tính đến đâu, đó cũng không phải là dấu hiệu của ngày tận thế sắp xảy ra. “Thế giới sẽ không kết thúc vào ngày mai”, Scherrer nói.

Tuy nhiên, chúng ta sẽ gặp phải một số tác dụng phụ của việc đảo ngược cực từ này.

Sự đảo ngược cực từ của mặt trời ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?


Hình ảnh minh hoạ về dòng nhật quyển trở nên gợn sóng hơn khi từ trường của mặt trời đảo ngược - mặt trời ở trung tâm và dải nhật quyển màu tím xoay tròn kéo dài ra xa hệ mặt trời. (Hình ảnh: NASA)

Không còn nghi ngờ gì nữa, gần đây mặt trời đã hoạt động cực kỳ tích cực, bắn ra nhiều ngọn lửa mặt trời và CME mạnh mẽ, gây ra các cơn bão địa từ mạnh trên Trái đất, do đó, đã tạo ra một số màn trình diễn cực quang đáng kinh ngạc gần đây.

Tuy nhiên, mức độ cực đoan ngày càng tăng của thời tiết không gian không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự đảo cực. Đúng hơn, những điều này có xu hướng xảy ra cùng nhau.

Theo French, thời tiết không gian thường mạnh nhất trong thời kỳ mặt trời đạt cực đại, khi từ trường của mặt trời cũng phức tạp nhất.

Tác dụng phụ của sự đảo ngược cực từ mặt trời là không đáng kể nhưng chủ yếu có lợi: Nó có thể giúp che chắn Trái đất khỏi các tia vũ trụ từ các thiên hà - các hạt hạ nguyên tử năng lượng cao di chuyển với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng và có thể làm hỏng tàu vũ trụ cũng như gây hại cho các phi hành gia bay xung quanh, bên ngoài bầu khí quyển bảo vệ của Trái đất.

Khi từ trường của mặt trời thay đổi, “dòng nhật quyển” – một bề mặt trải dài tỏa ra hàng tỷ dặm từ đường xích đạo của mặt trời – trở nên rất lượn sóng, tạo ra một rào cản tốt hơn giúp cho Trái đất chống lại các tia vũ trụ tốt hơn.

Các nhà khoa học sẽ theo dõi chặt chẽ sự đảo ngược từ trường của mặt trời trong những ngày tới để hiểu rõ hơn về hoạt động của nó.
Theo như sự đảo ngược cực từ được thúc đẩy bởi các vết đen mặt trời, các vùng phức tạp từ tính trên bề mặt mặt trời có thể tạo ra các sự kiện mặt trời quan trọng, chẳng hạn như ánh sáng mặt trời (Solar Flares) và phóng xạ khối vành (Coronal Mass Ejections - CME) – vụ nổ lớn của plasma và từ trường. Sắp xảy ra một sự kiện quan trọng liên quan đến Mặt trời của chúng ta - sự đảo ngược cực từ - điều này có thể dẫn tới một số tác dụng có lợi cho Trái đất.

Hiện tượng Mặt trời đảo ngược cực từ này xảy ra khoảng 11 năm một lần và đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong chu kỳ mặt trời. Sự đảo cực từ biểu thị sự dịch chuyển từ điểm cực đại của mặt trời - hoạt động mặt trời đạt đỉnh điểm - và bắt đầu chuyển sang cực tiểu của mặt trời.

Cực đại mặt trời là gì?

Cực đại mặt trời là khoảng thời gian thường xuyên có hoạt động mặt trời lớn nhất trong chu kỳ mặt trời 11 năm của nó. Trong thời kỳ mặt trời đạt cực đại, một số lượng lớn vết đen mặt trời xuất hiện và sản lượng bức xạ mặt trời tăng khoảng 0,07%.

Lần gần đây nhất Mặt trời đảo cực từ của nó là vào cuối năm 2013. Nhưng điều gì gây ra sự chuyển đổi cực này và nó có nguy hiểm không? Chúng ta hãy cùng nhau xem xét những tác động mà nó có thể gây ra đối với Trái đất.

Để hiểu được sự đảo chiều của cực từ mặt trời, trước tiên, điều quan trọng là phải làm quen với chu kỳ mặt trời.

Chu kỳ Mặt trời là gì?

Hoạt động của Mặt trời phần lớn phụ thuộc vào từ trường của nó. Từ trường này trải qua một chu kỳ tuần hoàn, trong đó các cực Nam và Bắc chuyển đổi vị trí cho nhau, và chu kỳ này là 11 năm.

Chu kỳ Mặt trời được đo bằng những thay đổi trong hoạt động của ngôi sao này. Nó định kỳ phóng ra plasma, dưới dạng các tia sáng và cơn gió chứa các hạt mạng điện, xuyên qua hệ Mặt trời.

Hoạt động của Mặt trời bắt đầu tăng lên giữa chu kỳ, có nghĩa là sẽ có nhiều tia sáng Mặt trời và luồng bức xạ phát ra từ ngôi sao chủ của chúng ta hơn. Khi chu kỳ Mặt trời giảm dần, Mặt trời trở nên ít hoạt động hơn.

Hoạt động của Mặt trời được đo bằng các vết đen trên bề mặt của nó. Các vết đen sinh ra do từ trường ức chế sự truyền năng lượng trên bề mặt Mặt trời thông qua quá trình đối lưu. Mặt trời hoạt động càng mạnh thì ta càng nhìn thấy nhiều vết đen trên bề mặt của nó và ngược lại.

Các ước tính hiện tại dự đoán cực đại mặt trời sẽ xảy ra từ tháng 4 đến tháng 8 cuối năm 2024.

Sự chuyển đổi cực sắp tới sẽ là từ trường phía Bắc bán cầu dịch chuyển sang phía Nam bán cầu.

Điều gì gây ra sự chuyển đổi ở cực?

Sự đảo ngược cực từ được thúc đẩy bởi các vết đen mặt trời, các vùng phức tạp từ tính trên bề mặt mặt trời có thể tạo ra các sự kiện mặt trời quan trọng, chẳng hạn như ánh sáng mặt trời (Solar Flares) và phóng xạ khối vành (Coronal Mass Ejections - CME) – vụ nổ lớn của plasma và từ trường.

3 chu kỳ mặt trời gần đây đưa ra số lượng vết đen mặt trời tối đa là khoảng 66 vào Mùa hè năm 2013. Ảnh: David Hathaway, NASA/Wikipedia/Public Domain


“Từ trường từ các vùng hoạt động tiến về các cực và cuối cùng gây ra sự đảo ngược”, nhà vật lý mặt trời Todd Hoeksema, giám đốc Đài quan sát mặt trời Wilcox tại Đại học Stanford, trước đây đã nói với Space.com.

Nhưng nguyên nhân cơ bản chính xác của sự đảo cực như vậy vẫn còn là bí ẩn. "Điều đó là một phần của toàn bộ chu kỳ mặt trời và chúng ta còn chưa chắc chắn đó là gì", nhà vật lý mặt trời Phil Scherrer của Đại học Stanford trước đây đã nói với Space.com. "Chúng tôi vẫn chưa có một mô tả toán học thực sự nhất quán về những gì đang xảy ra. Và cho đến khi bạn có thể mô hình hóa nó, bạn sẽ không thực sự hiểu nó - thật khó để thực sự hiểu nó."

Việc chuyển đổi cực từ diễn ra trong bao lâu?

Những gì chúng ta biết là sự thay đổi từ trường mặt trời không diễn ra tức thời. Đó là sự chuyển đổi dần dần từ lưỡng cực sang từ trường phức tạp, sang lưỡng cực đảo ngược trong toàn bộ chu kỳ mặt trời 11 năm. “Tóm lại, không có một ‘thời điểm’ cụ thể nào mà các cực của mặt trời đảo chiều”, Nhà vật lý thiên văn về mặt trời Ryan French nói. “Nó không giống như Trái đất, nơi sự đảo ngược được đo bằng sự dịch chuyển của cực Bắc sang cực Nam.”

Thông thường phải mất một hoặc hai năm để đảo ngược hoàn toàn, nhưng nó có thể thay đổi đáng kể. Ví dụ, trường cực bắc của Chu kỳ Mặt trời 24, kết thúc vào tháng 12 năm 2019, phải mất gần 5 năm để đảo ngược, theo Đài quan sát Mặt trời Quốc gia Hoa Kỳ (National Solar Observatory).

Sự đảo chiều của từ trường diễn ra từ từ đến mức thậm chí chúng ta sẽ không nhận ra khi nào nó xảy ra. Và không, dù nghe có vẻ kịch tính đến đâu, đó cũng không phải là dấu hiệu của ngày tận thế sắp xảy ra. “Thế giới sẽ không kết thúc vào ngày mai”, Scherrer nói.

Tuy nhiên, chúng ta sẽ gặp phải một số tác dụng phụ của việc đảo ngược cực từ này.

Sự đảo ngược cực từ của mặt trời ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?


Hình ảnh minh hoạ về dòng nhật quyển trở nên gợn sóng hơn khi từ trường của mặt trời đảo ngược - mặt trời ở trung tâm và dải nhật quyển màu tím xoay tròn kéo dài ra xa hệ mặt trời. (Hình ảnh: NASA)

Không còn nghi ngờ gì nữa, gần đây mặt trời đã hoạt động cực kỳ tích cực, bắn ra nhiều ngọn lửa mặt trời và CME mạnh mẽ, gây ra các cơn bão địa từ mạnh trên Trái đất, do đó, đã tạo ra một số màn trình diễn cực quang đáng kinh ngạc gần đây.

Tuy nhiên, mức độ cực đoan ngày càng tăng của thời tiết không gian không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự đảo cực. Đúng hơn, những điều này có xu hướng xảy ra cùng nhau.

Theo French, thời tiết không gian thường mạnh nhất trong thời kỳ mặt trời đạt cực đại, khi từ trường của mặt trời cũng phức tạp nhất.

Tác dụng phụ của sự đảo ngược cực từ mặt trời là không đáng kể nhưng chủ yếu có lợi: Nó có thể giúp che chắn Trái đất khỏi các tia vũ trụ từ các thiên hà - các hạt hạ nguyên tử năng lượng cao di chuyển với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng và có thể làm hỏng tàu vũ trụ cũng như gây hại cho các phi hành gia bay xung quanh, bên ngoài bầu khí quyển bảo vệ của Trái đất.

Khi từ trường của mặt trời thay đổi, “dòng nhật quyển” – một bề mặt trải dài tỏa ra hàng tỷ dặm từ đường xích đạo của mặt trời – trở nên rất lượn sóng, tạo ra một rào cản tốt hơn giúp cho Trái đất chống lại các tia vũ trụ tốt hơn.

Các nhà khoa học sẽ theo dõi chặt chẽ sự đảo ngược từ trường của mặt trời trong những ngày tới để hiểu rõ hơn về hoạt động của nó.
 
DungHoKhanh chuyển

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2024

THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH 111: THỪA, THƯỚC, THƯƠNG (Đỗ Chiêu Đức)

THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH 111 : 

                 THỪA, THƯỚC, THƯƠNG
                            
                   
                  Trai anh hùng, gái thuyền quyên,
                 Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên CỞI RỒNG.

      CỞI RỒNG chữ nho là THỪA LONG 乘 龍 có xuất xứ từ thành ngữ THỪA LONG KHOÁI TẾ 乘 龍 快 婿 chỉ có được chàng rể qúy hay có chồng qúy, theo tích sau đây:

      Theo Sách Liệt Tiên Truyện-Quyển thượng 列 仙 傳· 卷 上 : Thời Xuân Thu Chiến quốc, Tần Mục Công có cô con gái yêu là Lộng Ngọc 弄 玉, thích âm nhạc, nhất là thổi tiêu. Một hôm nằm mộng thấy một thanh niên anh tuấn thổi tiêu rất giỏi. Tỉnh ra mới kể với Tần Mục Công, Công bèn cho người đi tìm thanh niên trong mơ của con gái. Tìm đến Minh Tinh Nhai dưới núi Hoa Sơn, quả nhiên gặp được một chàng trai tuấn tú, tiên phong đạo cốt, tên là Tiêu Sử 蕭 史. Sứ giả mời về cung và được Tần Mục Công gả Công chúa Lộng Ngọc cho, lại cất cho một tòa lâu đài để vợ chồng cùng luyện tập thổi tiêu trên đó. Một đêm, vợ chồng đang thổi tiêu dưới ánh trăng, tiếng tiêu réo rắc đã làm cho một con Xích Long 赤 龍 (Rồng màu đỏ) và một con Tử Phụng 紫 鳳 (Phượng màu tím) bay đến. Vợ chồng cùng cởi xích long và tử phụng bay đi. Tần Mục Công cho người đuổi theo đến giữa núi Hoa Sơn thì mất dạng. Bèn cho lập miếu thờ ở Minh Tinh Nhai dưới chân núi Hoa Sơn mãi cho đến hiện nay.

        Tích trên đưa đến thành ngữ THỪA LONG KHOÁI TẾ 乘 龍 快 婿 và THỪA LONG KHÓA PHỤNG 乘 龍 跨 鳳 là Cởi Rồng Cởi Phụng, chỉ vợ chồng cùng lên tiên hay vợ chồng cùng xứng đôi với nhau. Trong Đại "Nam Quốc Sử Diễn Ca" của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái có câu:

                       Gần xa nức tiếng cung trang,
                 THỪA LONG ai kẻ Đông sàng sánh vai ?

     Còn khi Từ Hải chuộc Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh, cụ Nguyễn Du đã hạ câu:

                            Trai anh hùng, gái thuyền quyên,
                 Phỉ nguyền SÁNH PHƯỢNG đẹp duyên CỞI RỒNG.
                   
                       

           THỪA CƠ 乘 機 là Nhân cái cơ hội nào đó; là sẵn dịp may nào đó... như khi dấy binh khởi nghĩa, Từ Hải đã lập nên "Triều đình riêng một góc trời, gồm hai văn võ vạch đôi sơn hà" vì đã biết lợi dụng:

                      THỪA CƠ trúc chẻ ngói tan,
                  Binh uy từ ấy sấm vang trong ngoài.

      Còn khi gạt gẫm để dẫn dụ Thúy Kiều rơi vào bẫy của mình, Sở Khanh cũng đã lý luận với Thúy Kiều là:

                        THỪA CƠ lẻn bước ra đi,
                 Ba mươi sáu chước, chước gì là hơn ?! 

      Muốn cứu vớt người đẹp mà không dám quang minh chính đại bỏ tiền ra để chuộc thân cho nàng mà lại rủ người ta lén bỏ trốn. Qủa là thủ đoạn của một gả Sở khanh có khác!

      THỪA HOAN 乘 歡 là Nhân niềm vui, hay Nhân lúc đang vui vẻ... như khi được Đường Minh Hoàng yêu mến, Dương Qúy Phi đã hết lòng hầu hạ nhà vua không mệt mỏi:

                    乘 歡 侍 宴 無 閒 暇  
           THỪA HOAN thị yến vô nhàn hạ,                  
Có nghĩa :
        - Sẵn niềm vui khi được vua yêu mà hầu hạ nhà vua hết yến tiệc nầy đến yến tiệc khác không có thời gian mào rảnh rổi cả...

      Trong truyện thơ Nôm khuyết danh bằng Thất ngôn Bát cú "Lâm Tuyền Kỳ Ngộ" (Bạch Viên Tôn Các) của ta có câu:

           Một thơ giai lão lên lời chúc,
           Một chữ THỪA HOAN mượn chén khuyên.

                     
                         THƯỚC KIỀU 鵲 橋 : THƯỚC là tên chim có mầu đen, nên còn gọi là Ô Thước 烏 鵲 mà ta hay dịch là Qụa Đen. Thực ra THƯỚC là con Chim Khách. Theo tích xưa khi nghe chim khách kêu là báo hiệu nhà sắp có khách phương xa đến hay là có người đi xa sắp trở về, nên còn gọi là Khách Thước 客 鵲 là Chim Khách. Còn theo thần thoại dân gian trong truyện Ngưu Lang Chức Nữ thì THƯỚC là con chim bắt cầu mỗi năm vào đêm mùng bảy tháng bảy Âm lịch cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau, nên còn gọi là HỈ THƯỚC 喜 鵲 là con chim Thước mang tin vui đến. Còn...
      KIỀU là Cầu, nên THƯỚC KIỀU là Cầu Ô Thước, cây cầu bắt qua sông Ngân Hà cho Ngưu Lang và Chức Nữ hội ngộ nhau trong đêm Thất Tịch. Sau dùng rộng ra cũng để chỉ vợ chồng lâu ngày hội ngộ nhau hoặc trai gái được nên duyên chồng vợ với nhau, như trong truyện thơ Nôm "Từ Thức Gặp Tiên" có câu:

                Ba sinh phận đẹp cưỡi rồng,
     THƯỚC KIỀU sẵn dịp, loan phòng sẵn duyên.

      THƯỚC KIỀU còn được gọi là CẦU Ô, như trong truyện thơ Nôm Phạm Tải -Ngọc Hoa (Phạm Công Cúc Hoa) có câu:

                Đưa thơ tính đã nhiều lần,
         CẦU Ô rắp bắt sông Ngân cùng nàng.

    ...hay còn gọi là CẦU THƯỚC như trong truyện Lâm Tuyền Kỳ Ngộ:

            CẦU THƯỚC phen nầy thênh dịp bước,
            Tấc gang riêng giữ nghĩa chung tình.
               
                     
     Cầu Ô THƯỚC theo truyền thuyết  và  cầu Ô THƯỚC hiện nay ở Tô Châu
        
       THƯƠNG CẨU 蒼 狗 : THƯƠNG 蒼 có bộ THẢO 艹 trên đầu, nên là Màu xanh của cây cỏ. THƯƠNG CẨU là con chó màu xanh, có xuất xứ từ hai câu thơ trong bài Khả Thán Thi 可 嘆 詩 của Thi Thánh Đỗ Phủ:

    Thiên thượng phù vân như bạch y,   天 上 浮 雲 如 白 衣,
    Tư tu cải biến như thương cẩu .       斯 須 改 變 如 蒼 狗。
Có nghĩa :
                      Mây nổi trên trời như áo trắng,
                      Phút giây chợt tựa chó xanh lơ.

    ... để chỉ sự biến đổi mau lẹ và vô chừng của mọi sự việc trên đời nầy, như trong truyện thơ Nôm khuyết danh "Trinh Thử" nàng chuột bạch đã kể lể về thân phận của mình như sau:

                          Thiếp nay ở mé đông lân,
               Vì cơ THƯƠNG CẨU lang quân tếch ngàn.
 
       Trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều thì gọi là VÂN CẨU 雲 狗 khi nàng cung phi thất sủng lý luận về cuộc đời:

                                 Lò cừ nung nấu sự đời,
                     Bức tranh VÂN CẨU vẽ người tang thương.
                  
                       
                    TANG THƯƠNG hay THƯƠNG TANG hay THƯƠNG HẢI 滄 海 là Biển (Bể) Xanh, đều là nói gọn lại của thành ngữ THƯƠNG HẢI TANG ĐIỀN 滄 海 桑 田 chỉ cuộc đời biến đổi vô chừng ra ngoài sự ước đoán và suy nghĩ của con người. Thành ngữ nầy có xuất xứ như sau:

       Theo Thái Bình Quảng Ký 太 平 廣 記, quyển 60 Thần Tiên Truyện 神 仙 傳 của Cát Hồng 葛 洪 đời Tấn: Vào đời Hán Hiếu Hoàn Đế có hai tiên nhân, một người là Vương Viễn, tự là Phương Bình; một người là Ma Cô Tiên cô. Có một bận, Vương Phương Bình giáng lâm nhà bạn là Thái Kinh với một đoàn tuỳ tùng tiền hô hậu ủng thật rình rang và ngồi trên tiên xa do năm con rồng kéo đến. Nhưng khi vừa giáng xuống sân nhà thì tất cả tùy tùng đều biến mất, chỉ thấy Vương Viễn uy phong lẫm liệt như một vị tướng quân. Sau khi ra mắt người nhà Thái Kinh, Vương bèn ngẩn đầu lên không trung đưa tay ngoắt ra dấu cho người đi mời Ma Cô Tiên. Một lát sau, sứ giả từ không trung báo xuống: " Ma Cô Tiên Cô bảo rằng đã hơn năm trăm năm chưa gặp được tiên sinh, nhưng vì bận phải đi tuần du tiên đảo Bồng Lai, sẽ đến trong chốc lát". Vương khẻ gật đầu. Ngồi đợi trong giây lát, bỗng  nghe trên không trung tiếng nhạc vang lừng, Ma Cô từ không trung giáng xuống với y trang rực rỡ, tóc mây buông dài trông như cô gái mười tám đôi mươi của thế gian. Sau khi cùng nhau hành lễ, Vương cho người nhà bày tiệc khoản đãi. Chỉ thấy toàn là các loại cây trái hoa qủa được bưng lên trong các mâm chậu thật đẹp, mùi hương của trái cây ngào ngạt khắp phòng.

     Trong buổi tiệc, Ma Cô nói với Vương Viễn rằng: "Kể từ ngày đắc đạo và nhận lấy thiên mệnh tuần tra đến nay, cũng đã ba lần thấy Đông Hải biến thành ruộng dâu. Mới vừa đây, khi tuần tra đảo Bồng Lai, thấy nước biển ở đây đã cạn đi một nửa, chắc biển lại muốn biến thành đất liền nữa rồi!" 

      Vương Phương Bình Thở dài mà rằng: "Đúng vậy, các thánh nhân đều bảo, nước biển đang cạn dần, chắc không bao lâu nữa nơi ấy sẽ là nơi đầy rẫy cả bụi hồng trần!"  Tiệc tan trong một ngày, nhưng ở thế gian đã là cả ngàn năm rồi, mới hay, không gian khác nhau thì thời gian cũng sẽ khác nhau. Trong mắt thần tiên chỉ một thoáng, nhưng ở thế gian thì bãi bể đã hoá nương dâu rồi .
       
                                              
     Điển tích TANG ĐIỀN THƯƠNG HẢI thường được nói gọn lại thành TANG THƯƠNG như trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu:

                      Phong trần đến cả sơn khê,
               TANG THƯƠNG đến cả hoa kia cỏ này.

    ...hay lấy chữ đầu và chữ cuối mà nói thành TANG HẢI, như trong Truyện Từ Thức gặp Tiên:

                        Nguồn cơn biết ngỏ ai hay,
                Giận cơ TANG HẢI trách ngày thiếu niên.
            
     ...lắm lúc lại chỉ sử dụng một vế THƯƠNG HẢI mà thôi, như trong truyện Lưu Nữ Tướng:

                            Kìa đâu ngàn Sở bãi Tần,
                 Tưởng cơ THƯƠNG HẢI xoay vần kíp sao !

       Thương Hải Tang Điền còn được dịch thẳng ra tiếng Nôm là BÃI BỂ NƯƠNG DÂU, cũng trong Cung Oán của Nguyễn Gia Thiều:

                    Khóc vì nỗi thiết tha sự thế,
                    Ai bày trò BÃI BỂ NƯƠNG DÂU ? 
      
       Còn trong Truyện Kiều thì cụ Nguyễn Du đã mở đầu bằng những câu:

                    Trăm năm trong cõi người ta,
                Chữ TÀI chữ MỆNH khéo là ghét nhau.
                    Trải qua một cuộc BỂ DÂU,
                Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

và cụ đã đão ngược lại thành DÂU BỂ, khi cho Thúy Vân hỏi Kiều một cách thật vô tư đến... đáng trách là:

                       Cơ trời DÂU BỂ đa đoan,
                Một nhà để chị riêng oan một mình.
                      Cớ sao ngồi nhẫn tàn canh,
                Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây ?!

    Trong văn chương cận đại đã ít sử dụng điển tích văn học, nhưng  khi đọc đến bài thơ Sông Lấp của ông tú Vị Xuyên Trần Tế Xương, nghe như có cái gì đó nghèn nghẹn cho sự TANG THƯƠNG BIẾN ĐỔI khi dòng sông Vị Hoàng của quê ông bị lấp, ông đã làm bài thơ với đầy vẻ ưu thời mẫn thế như sau:

                   Sông kia rày đã nên đồng
               Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
                   Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
               Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò !
                                                                      TTX.
     


      Hẹn bài viết tới !                                                                                                                                 杜 紹 德                                                                                                                 Đỗ Chiêu Đức   

Mời Xem :
 


Thơ Xướng Họa : BẰNG HỮU GIAO LƯU : Ngọc Ánh, Xưa Hường ,Oanh Đặng,Ngoc Long

Bài Xướng :   BẰNG HỮU GIAO LƯU  (Thân tặng Xưa Hường)   Dương trần khổ hạn vẫn còn mang Những tưởng giàu sang lắm bạn vàng Chuốc rượu cầu t...