Nguyễn Quảng - Ý kiến: Rượu đang giết
dần người dân Việt
Nguyễn Quảng gửi cho BBC từ Milton Keynes, Anh Quốc
Rượu ở
Việt Nam được bán với giá rẻ và quảng bá khá rộng rãi
Hồi ở Việt nam, làng tôi
có đến chục nhà nấu rượu.
Họ nấu cơm, đổ cơm xuống
đất gọi là hạ thổ, rồi rắc men, chờ vài ngày cho lên men, sau đó cho vào nồi
đun. Một ống đồng sẽ chạy qua một cái bể nước để hơi ngưng tụ thành rượu; một
vòi nhỏ rượu vẫn đang bốc hơi chảy ra những can bẩn bẩn.
Một nhà có thể nấu hàng
chục lít rượu mỗi ngày, và họ bán hòa hoặc dưới giá, cái họ ăn lãi, chính là
“bỗng” rượu, là bã của cơm sau khi đã được nấu thành rượu, thứ dùng để nuôi
lợn. Lợn ăn bỗng rượu mau lớn.
Thời Việt nam vẫn chịu đô
hộ của Pháp, rượu bị kiểm soát rất chặt. Đọc những chuyện thời Pháp, anh nông
dân muốn vu vạ cho ai, chỉ cần ném vò rượu vào trong nhà anh xấu số kia, và tri
hô lên câu rượu lậu, thế là tha hồ phạt vạ, rượu lậu thời đó là tội to.
Pháp cấm rượu tự nấu rất
gắt, khiến cụ Phan bội Châu phải phẫn uất thốt lên trong bài thơ Á tế Á ca: “
Rượu ta nấu, nó kêu rượu lậu…”
Thời nay hoàn toàn khác,
rượu được nấu khắp nơi, mặc dù có nghị định này nọ, nhưng gần như không thể
kiểm soát.
Người dân, dù nghèo đến
đâu, cũng có thể mua rượu uống vì giá rất rẻ, có thể nói rẻ hơn cả nước tinh
khiết đóng chai. Và rượu được quảng cáo khắp nơi, từ rượu đế, quốc lủi, rượu
ngô bắc Hà, Bàu đá gò đen, được bán với giá vài bảng cho một can 10 lít.
Những độc chất trong rượu
này không hề được xét nghiệm hay công bố, người bán thề sống chết rượu nhà tự
nấu nặng và ngon, người mua thì tham rẻ…
Làm ăn
nhờ rượu
Ở những vùng cao, phần
lớn người dân, nam hay nữ, già hay trẻ, uống rượu gần như hàng ngày.
Rẻ nghĩa là ai cũng có thể mua và uống, như vậy sẽ rất nguy
hiểm. Ai cũng biết nát rượu thì bê bối thế nào.
Tôi đã có dịp làm việc
với một chị quan chức ở Điện Biên, để mở đầu cuộc thảo luận, chị đề nghị uống
với chúng tôi mỗi người 1 chén. Chúng tôi có mười một người, chị uống đúng 11
chén, mặt không biến sắc, lúc đó vào khoảng 9h30 sáng.
Và những phiên chợ vùng
cao, thì rất dễ bắt gặp cảnh 1 vài anh nằm bò lê trong phiên chợ chiều, cạnh
những vỏ chai rỗng, và những cô vợ kiên nhẫn ít lời ngồi cạnh chờ chồng tỉnh
rượu, hay nằm vắt người trên lưng ngựa, hay lảo đảo đi trong chiều tà.
Ở thành phố cũng không
khá hơn. Những quán bia rượu ngồi tràn ra cả vỉa hè, dài suốt cả dãy phố, ầm ĩ
tiếng 1..2..3.. dzô.
Tôi vào những quán này
nhiều lần, ở nơi đi vệ sinh, họ luôn có nơi dành riêng để nôn, đề chữ “chậu
nôn” to tướng. Tôi có cảm tưởng, những bợm nhậu uống chỉ để say, với họ, rượu
là thứ ma túy hơn là đồ uống có cồn.
Những bà vợ, nếu có chồng
làm quan chức kha khá, thì rất khó gặp vào bữa cơm tối, họ phải đi tiếp khách,
để kí được hợp đồng, hoặc làm ăn thương thảo bất kì 1 cái gì, đều được thảo
luận trên bàn nhậu.
Khó nói chính xác được
nhưng những anh làm quan thì tửu lượng phải đạt hàng khủng. Nếu không biết
nhậu, bạn sẽ không được trọng dụng và lên chức, vì không uống đỡ được cho sếp.
Thậm chí có những anh thủ
trưởng hay giám đốc phải thuê người uống đỡ cho mình, vì những cuộc nhậu liên
miên không gan nào chịu nổi, mà không nhậu, thì khó kí được thương vụ làm ăn.
Thoải
mái uống
Nhà nước đã mạnh tay với ma túy vì những tác hại do nó gây ra,
nhưng nhân dân được tự do rượu chè be bét cũng là mối hại lâu dài cho cả bản
thân người uống, gia đình họ, xã hội và nòi giống.
Đọc báo đăng các tin về
giết người hay hiếp dâm, tôi dám cược trong 10 vụ trên báo, thì chắc chắn có 8
vụ liên quan đến rượu tự nấu gọi là quốc lủi hay rượu đế v.v...
Phần lớn họ đều phạm tội
sau một chầu nhậu rượu bét be, hoặc họ mua rượu uống để có thêm dũng khí trước
khi xô xát.
Nước Nga cũng đã một thời
khốn đốn vì rượu, chính ông Goóc Ba Chốp, tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên xô
thời đó, đã ban hành lệnh cấm rượu vì thấy quá nhiều dân Nga lạm dụng rượu.
Một anh bạn tôi thời đó
học về sửa máy bay kể lại, lệnh cấm ngặt đến nỗi cả tây lẫn ta phải uống trộm
cồn làm mát của máy bay Mic đời cũ.
Phương Tây cấm tiệt bán
cho người dưới 18 tuổi, và họ không quảng cáo, không bán rượu rẻ. Ở Anh, chai
vodka rẻ nhất cũng phải xấp xỉ 10 bảng tương đương hơn 300 nghìn.
Rẻ nghĩa là ai cũng có
thể mua và uống, như vậy sẽ rất nguy hiểm. Ai cũng biết nát rượu thì bê bối thế
nào.
Ở Việt Nam, giá rượu quá
rẻ khiến ai ai cũng có thể tiếp cận, những người nghèo thường uống khỏe, họ
thường gây đồ nhậu với can rượu và chỉ với vài quả ổi xoài xanh, thế là tha hồ
say sưa.
Và rượu rẻ được nấu và
bán khắp nơi, từ mẹt hàng rong ở bến xe đến quán nước đầu làng. Từ một hàng phở
bất kì đến một quán bia cỏ, ở bất kì đâu, từ thành thị đến nông thôn, bạn đều
có thể say sưa với chai cuốc lủi giá 1 đô 1 lít 40 độ cồn.
Những nhà máy bia rượu
nước ngoài đua nhau mọc lên ở Việt nam, và sản lượng tiêu thụ thì kinh hoàng.
Họ hài lòng mở nhà máy ở Việt Nam vì không đâu trên thế giới chính phủ cho phép
công dân mình rượu chè thoái mái như Việt nam.
Nhà nước đã mạnh tay với
ma túy vì những tác hại do nó gây ra, nhưng theo tôi, nhân dân được tự do rượu
chè be bét cũng là mối hại lâu dài cho cả bản thân người uống, gia đình họ, xã
hội và nòi giống.
Còn ai làm ăn được gì,
nếu cứ say sưa tối ngày từ anh quan tới anh dân?
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Nguyễn
Quảng từ Milton Keynes, Anh Quốc. BBC mong nhận được ý kiến đa dạng của
quý vị về các chủ đề xã hội, giáo dục.
(ảnh:uống rượu ngô tai chợ Đồng Văn của vietnamhouse)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét