Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Lũ miền Trung còn diển biến phức tạp (từ VN.Express)

Cơn lũ lịch sử đã làm hàng chục người chết, trên 100 nghìn ngôi nhà bị ngập... và được đánh giá đang diễn biến phức tạp, nhiều khu vực vẫn bị cô lập.  
Mưa lũ đổ về bất ngờ, nhiêu nơi ở miền Trung bị cô lập, người dân phải dùng thuyền đi lại. Ảnh: Nguyễn Đông
Trung tâm phòng chống lụt bão khu vực miền Trung và Tây Nguyên cho biết, tính đến 22h ngày 16/11, đã có 24 người chết do lũ. Trong đó, riêng tỉnh Bình Định đã có đến 12 người; 8 người ở Quảng Ngãi, 2 người ở Quảng Nam, 1 người ở Kon Tum và 1 người ở Gia Lai. Con số này chênh lệch so với ghi nhận của VnExpress tại các địa phương là 29 người.
Ngoài ra, cơn lũ vượt mốc lịch sử năm 1999 đã làm đổ sập và cuốn trôi 53 ngôi nhà ở Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa; 166 ngôi nhà bị tốc mái, khoảng 110.000 nhà từ Thừa Thiên – Huế đến Ninh Thuận bị ngập; hơn 1.000 ha lúa và 691 ha hoa màu bị ngập úng, hư hỏng.
Các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên đã tiến hành sơ tán hơn 19.000 hộ dân với gần 79.000 người từ các vùng ven biển, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, trũng thấp... đến nơi ở an toàn. Riêng Quảng Ngãi di dời hơn 16.000 hộ với gần 67.000 người.
Trung tâm phòng chống lụt bão khu vực miền Trung và Tây Nguyên nhận định hiện mưa lũ vẫn diễn biến phức tạp. Bình Định là tỉnh gánh chịu nặng nề nhất với hơn 98.000 nhà bị ngập. Trong đó, huyện Tuy Phước ngập 80% diện tích, nhiều xã bị nước lũ chia cắt, cô lập. Mưa lớn cũng gây lũ quét tại các xã An Dũng, An Vinh, An Nghĩa, An Toàn, An Quang (huyện An Lão). Toàn bộ hệ thống đê Đông bị ngập (42/47km), độ sâu ngập trung bình 0,5 m, chỗ sâu nhất 1 m.
Tại Quảng Nam, các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên và TP Hội An ngập trên diện rộng. ỞQuảng Ngãi, 40 xã tại lưu vực các sông Vệ, Trà Khúc, Trà Câu, Trà Bồng trên địa bàn các huyện Nghĩa Hành, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi, Đức Phổ, Bình Sơn chìm trong nước, nhiều nơi bị cô lập.
Cầu đường bộ La Hai bị chìm sâu trong nước lũ, giao thông ngưng trệ hoàn toàn. Ảnh: Chí Phan
Tại Phú Yên, đến chiều 16/11, lượng mưa đã giảm nhưng lũ vẫn còn uy hiếp vùng hạ lưu sông Ba. Thủy điện Sông Ba Hạ đang xả lũ với lưu lượng hơn 3.700 m3/giây. Ông Phạm Đình Phụng, Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa cho biết đã sẵn sàng bố trí người và phương tiện chủ động di dời dân vùng ven sông Ba đến vùng cao toàn khi có lũ quét xảy ra. Trong đó đặc biệt chú ý đến các khu dân cư Thạnh Hội (xã Sơn Hà) và Bãi Điều (thị trấn Củng Sơn). Lực lượng xung kích được phân công ứng trực tại các cầu tràn, khu vực thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất, đá để kiểm soát người và phương tiện qua lại.
Theo Phó chủ tịch huyện Sông Hinh Trần Thanh Định, lực lượng cứu hộ vẫn thường xuyên trực chiến tại các điểm xung yếu, chủ động hỗ trợ dân khi có lũ lớn. “Huyện đã bố trí người, ca nô và các phương tiện cứu hộ ứng trực 24/24 tại các khu dân dân cư gần bờ sông Ba, như Sơn Giang, Đức Bình Tây, Đức Bình Đông để sẵn sàng di dời người và tài sản của dân đến nơi an toàn. Đài Truyền thanh huyện và xã liên tục phát đi các bản tin dự báo tình hình mưa lũ và phương án phòng chống để nhân dân chủ động nắm bắt”, ông Định cho biết.
Tại huyện Đồng Xuân, nước sông Kỳ Lộ từ từ rút chậm ở mức an toàn nên 531 hộ dân trong vùng sạt lở, trũng thấp di dời từ ngày hôm trước lần lượt trở về nơi ở. Tuy nhiên, đến chiều cùng ngày, nhiều cầu tràn trên các con đường bê tông đấu nối giữa ĐT641 với các thôn của các xã Xuân Sơn Nam, Xuân Sơn Bắc nước vẫn ngập sâu gần 1 m, một số khu dân cư chưa hết cô lập. Cầu La Hai (cũ) ngập hơn 0,5 m, nước lũ chảy xiết nên giao thông ngừng trệ; người và phương tiện phải lội nước vòng qua đường Lương Văn Chánh về cầu La Hai (mới) để ra vào trung tâm huyện lỵ.
Sạt lở ăn sâu vào lòng Quốc lộ 19 của Gia Lai. Ảnh: Chí Dũng
Đến cuối ngày, trên địa bàn Gia Lai mưa đã giảm nhưng tình hình lụt vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi. Quốc lộ 19, đèo An Khê, đoạn đường dài khoảng 500 m nằm phía địa phận Bình Định bị sạt lở nhiều điểm, ăn sâu vào lòng đường. Hàng ngàn m3 đất đá đổ ập xuống dưới, bờ kè bê tông và taluy chắn hai bên của quốc lộ 19 đèo An Khê cùng nhiều bảng hiệu bị chôn vùi dưới đất đá nham nhở.
Trên đèo An Khê có tất cả 21 điểm sạt lở, trong đó có 6 điểm nghiêm trọng nên việc lưu thông của các phương tiện gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm, chỉ lưu thông một chiều. Từng đoàn xe dài vẫn nối đuôi nhau khi qua đây.
Hiện lũ các sông từ Thừa Thiên Huế đến bắc Khánh Hòa đang xuống chậm và còn ở mức từ báo động 2 đến báo động 3. Riêng hạ lưu sông Ba (Phú Yên), do xả lũ của hồ thủy điện Sông Ba Hạ nên mực nước đang lên lại. 
Nhiều nơi ở miền Trung vẫn bị chia cắt. Ở phố cổ Hội An, người dân phải vất vả trèo qua hàng rào về nhà ngập nước lũ. Ảnh: Nguyễn Đông
Các hồ thuỷ điện đã giảm lượng xả. Lúc 21h ngày 16/11 đã có 13 hồ thủy điện xả tràn, 6 hồ xả với lưu lượng lớn hơn 400m3/s. Cụ thể, Sông Tranh 2 xả 1.682m3/s; Sông Ba Hạ xả 3.500m3/s; Ya Ly xả 1.096m3/s; Sê San 3 xả 1.013m3/s; Sê San 4 xả 1.273m3/s; Sê San 4A xả 1.724m3/s.
Nguyễn Đông - Chí Phan - Chí Dũng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu

Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...