THƠ
THANKSGIVING
"Cám ơn" chỉ biết cám ơn thôi,
Dưỡng dục sinh thành nhớ suốt đời.
Gói ghém đôi câu sao nói
hết,
Bao lời bút mực khó ghi trôi...!
Chung quanh cuộc sống nhiều ơn nghĩa,
Khắp chốn buồn vui tỏ khúc nôi.
Món nợ ân tình cao nghĩa trọng...
Cám ơn tất cả cám ơn đời...!
MAI XUÂN THANH
21 November 2013
HỌA 1:
Kiếp sống
tình thương nhớ nhứt
thôi,
Nhớ ơn
nghĩa trọng nhớ muôn đời.
Nhớ trời
giúp sức thương nhân thế,
Nhớ Đạo
thi ân kiếp khổ trôi.
Xã
hội cưu mang ơn nghĩa nặng,
Gia
đình bảo bọc mẹ
là nôi.
Mùa
ơn lễ hội
công ghi tạc,
Chúc
phúc dân gian khắp chốn đời.
HỒ
NGUYỄN
HỌA 2:
Cưu ân trọng nghĩa chuyện thường thôi,
Phải biết người ân để nhớ đời.
Cha mẹ lo con như biển lặng,
Ông bà thương cháu giống mây trôi.
Chính quyền thiện cảm, lời han hỏi,
Xã hội chào mừng, tỏ khúc nôi.
Món nợ cưu mang chờ phải trả,
Tạ ơn lễ lớn nhớ muôn đời...!
Khôi Nguyên.
LỊCH SỬ NGÀY LỄ TẠ ƠN
Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Day) đầu tiên được xem là ngày lễ chính thức của Anh, Canada thuộc
vùng nói tiếng Pháp và Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ để tạ ơn Thượng Đế ban cho những
thành quả đạt được trong các vụ mùa, rồi được tiếp nối tổ chức vào những năm
sau đó qua những sự kiện khác nhau cho đến ngày nay. Nhiều nơi khác trên thế
giới cũng lấy ý nghĩa ngày lễ đó để tổ chức các cuộc lễ vui chơi. Nhưng ngày tổ
chức lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Day) mỗi nơi ấn định xảy ra khác nhau theo diễn
tiến lịch sử khác nhau và mang ý nghĩa, mục đích khác nhau:
Hoa Kỳ: Vào ngày thứ năm lần thứ tư của
tháng 11 (the 4 th Thursday of November), còn Canada thì được chọn ngày thứ hai
lần thứ nhì của tháng 10 (the 2 nd Monday of October).
Các nước có Lễ Thanksgiving:
|
||
National, cultural:
|
||
2nd Monday in October. (Canada)
1st Thursday in November (Liberia) Last Wednesday in November (Norfolk Island) 4th Thursday in November (USA)
Năm 2013:
|
||
October 14, 2013 (
November 7, 2013 (
November 27, 2013 (
November 28, 2013 (
November 23, 2013 (
Năm 2014:
October 13, 2014 (
November 6, 2014 (
November 26, 2014 (
November 27, 2014 (USA & Puerto Rico)
November 23, 2014 (
|
||
LỊCH
SỬ TRẢI DÀI:
|
||
NƯỚC ANH:
|
Theo lịch sử còn ghi lại, nguyên thủy
ngày lễ Thanksgiving Day xuất phát từ truyền thống tôn giáo nước Anh. Các nhà
thờ thường có lễ tạ ơn Thượng Đế đã ban cho sau các vụ mùa thành tựu vào cuối
tháng 11 Dương lịch (November of the year). Các cuộc lễ quan trọng nầy đã trở
thành đặc biệt cho cả nước vào thời trị vì của vua Henry VIII. Tại Anh, trước
năm 1536 đã có 95 lễ do nhà thờ tổ chức cho ngày lễ lớn nầy, cộng với 52 ngày
lễ vào Chúa nhựt. Sau đó, số lễ lớn do nhà thờ tổ chức long trọng theo nghi thức
tôn giáo đã giảm xuống còn 27 (vào cuối năm 1536), rồi giảm hết hẳn, kể cả ngày
Chúa Giáng Sinh (Christmas) và Lễ Phục Sinh (Easter). Thay vào đó, ngày lễ đặc
biệt được xem như là từ Chúa phán ban, gọi là Days of Fasting hay Days of
Thanksgiving xãy ra năm 1611, sau trận lũ lụt năm 1613, hay tổ chức cầu nguyện
sau các trận dịch tả sát hại người và vật năm 1604 và năm 1622. Days of Thanksgiving cũng được gọi để chỉ các lễ của tôn giáo và cho cả
nước để mừng chiến thắng hạm đội Tây Ban Nha (Spanish Armanda) năm 1588 và lễ
mừng độc lập thời Nữ Hoàng Anh, Queen Anne năm 1705.
Ở Canada, nhiều tài liệu đã xác nhận ngày Tạ Ơn
(Canadian Thanksgiving Day) lần đầu tiên được xảy ra vào năm 1578, ngày nhà
thám hiểm Martin Frobisher, người đã cố gắng vượt hành trình dài tìm về phía
bắc để đến vùng biển Thái Bình Dương.
Ông đã tổ chức lễ Tạ Ơn, không phải để
mừng vụ mùa thắng lợi như Anh, mà để cảm tạ Ơn Thượng Đế cho ông được sống sót
trong cuộc hành trình dài từ Anh, xuyên Thái Bình Dương, vượt phong ba bão táp
và tuyết giá. Cuộc lễ được tổ chức sau hành trình lần thứ ba thành công đến
được Baffin Island . Từ đó mới có tên Thanksgiving Day.
Nguyên thủy của ngày lễ Tạ Ơn của Canada cũng xuất
phát từ khi nhà thám hiểm Pháp, Samuel de
Champlain, từ thế kỹ 17 đến vùng đất lạ mà họ đặt tên là New France. Những
người định cư nơi đây đã tổ chức lễ Tạ Ơn để cám ơn Chúa Trời ban cho mùa thu
hoạch đầu tiên đạt được và chia xẻ thức ăn cho thổ dân nghèo bản xứ.
Những di dân từ New England đến Canada
cũng tổ chức Thanksgiving sau mùa thu và lễ nầy cũng được các sắc dân khác như
Ái Nhĩ Lan (Irish), Tô Cách Lan (Scottish) và Đức (Germans) tổ chức thành thông
lệ sau vụ mùa. Ngoài ra, một số di dân khác từ Hoa Kỳ sang định cư trong cuộc
chiến tranh giành độc lập từ tay người Anh cũng mang sang ngày lễ truyền thống nầy.
Ngày nay, Canada
đã ban hành luật pháp để hợp thức hóa ngày Lễ Tạ Ơn nầy, ngoại trừ một vài nơi
khác ở vùng thuộc Atlantic .
HOA
KỲ:
Tại Hoa Kỳ, khởi phát ngày Tạ Ơn tổ chức
đơn giãn từ năm 1621 tại Plymout (nay là Massachussetts) để tạ ơn trời sau vụ
mùa đạt được thành quả tốt đẹp. Đó là lễ do nhóm dân di cư từ Anh ồ ạt vào năm
1620 và 1630 đến Hoa Kỳ, họ mang theo phong tục của ngày lễ truyền thống Days of Fasting và Days of Thanksgiving. Lễ đầu tiên xem như First Thanksgiving tại New
England và Plymout vào năm 1621 và 1623.
Vào ngững năm sau đó, Lễ Tạ Ơn
(Thanksgiving Day) đã được tổ chức tại các nhà thờ và năm 1623, Thống Đốc
Bradford của Leiden, tuyên bố ngày lễ chính thức nầy.
Tại New England (khu vực chịu ảnh hưởng
nhứt phong tục người Anh), Lễ Tạ Ơn đã được các vị chủ các nhà thờ ban hành;
sau đó được chính quyền phối hợp hổ trợ cho đến khi có cuộc chiến tranh giành
độc lập (American Revolution). Sau chiến tranh, Hoa Kỳ thành nước độc lập,
nhiều vị lãnh đạo với lập trường khác nhau, nên có quan điểm khác nhau về ngày
Lễ Tạ Ơn như John Hancock, Đại Tướng George Washington hay Nghị Viện Lục Địa thì cám ơn Thượng Đế
ban cho họ giải quyết tốt đẹp các sự kiện xảy trong trách nhiệm của họ, trong vùng
địa phận không nhất thiết là lễ mừng trúng mùa vụ.
Sau nhiều thời gian với nhiều tranh
luận đôi khi rất gay gắt về ý nghĩa và mục tiêu của ngày lễ Tạ Ơn (Thanksgiving
Day), ngày 26-11-1789, Tổng Thống George
Washington chính thức vinh danh ngày Lễ Tạ Ơn là ngày Chung cho cả nước
bằng tất cả tấm lòng biết ơn và niềm tin, cầu nguyện Đấng Thượng Đế Toàn Năng
ban ân cho cả nước Mỹ và Dân Tộc Mỹ”.
Việc chọn ngày nào để tổ chức lễ Tạ Ơn
đã thay đổi liên tục trong lịch sử cho đến thời kỳ Tổng Thống Abraham Lincoln.
Ông chọn ngày Thứ Năm cuối cùng của tháng 11 (The final Thursday of November) với
hoài bảo thống nhứt chung hai miền Nam Bắc. Nhưng sau đó, cuộc nội chiến xảy
ra, ngày Lễ Tạ Ơn chung đã không được đồng nhứt thi hành cho đến ngày đất nước
thống nhứt vào thập niên 1870.
Sau nầy, vào năm
1939, có tới 5 ngày thứ Năm trong tháng 11, Tổng Thống Franklin D.Roosevelt không
đồng ý lấy ngày thứ Năm cuối của tháng 11, mà là ngày thứ Nam lần thứ 4. Sang năm
1940, tháng 11 có 4 ngày thứ Năm (Thursday) thì ông chọn Thanksgiving vào tuần
thứ 3 của tháng. Quyết định của Roosevelt đã gây
bất đồng nhiều tiểu bang. Đã có 25 đồng ý và 22 không đồng ý, nhiều tiểu bang
(như Texas )
không theo và gọi đùa Thanksgiving Day là “Franksgiving
Day” để mĩa mai.
Để thống nhất ý kiến chung, ngày 26-12-1941,
Tổng Thống Franklin Roosevelt đã
thống nhứt ý kiến cùng với Quốc Hội ban hành sắc luật liên bang thừa nhận và đổi
lại: Ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Day) được tổ chức chính thức vào ngày Thứ Năm
lần thứ tư của tháng 11 trong năm (the 4th
Thursday of November) là một trong những ngày lễ lớn nhứt của Hoa Kỳ. Sở dĩ
phải chọn ngày Thứ năm (Thursday) lần thứ 4 (the 4th) của tháng 11
(November) để kéo dài thời gian buôn bán của các công ty hầu có thể làm tăng phát
triển nền kinh tế đất nước đang đi xuống trong thời điểm đó.
HỒ XƯA
Sưu
tầm và dịch tài liệu từ: Thanksgiving Day (Wikipedia)
History
of US Holidays (Michael m.Kratien.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét