Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Những thói quen vệ sinh tưởng sạch qua bẩn

Té ngửa" với những thói quen vệ sinh tưởng sạch hóa bẩn

Không rửa tay trước khi chế biến đồ ăn làm thực phẩm dễ nhiễm khuẩn. Ảnh minh họa

Theo TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn - Bộ môn Nhi - ĐH Y Dược TP.HCM, thư ký Chi hội Tiêu hóa nhi Việt Nam, vi khuẩn trong bếp nhiều nguyên nhân phần lớn xuất phát từ những thói quen không tốt của các bà nội trợ. Đa số các bà nội trợ đều cẩn thận lau dọn nhà bếp để tránh vi khuẩn nhưng lại không có thói quen rửa tay trước khi chế biến món ăn. Một số nghiên cứu cho thấy chỉ có 34% người dân rửa tay trước khi làm món ăn và đa số chẳng bao giờ rửa tay với xà phòng. Rửa xong chén, bát vẫn để miếng rửa chén trong hộp đựng ẩm ướt, đầy mẫu thức ăn là thói quen xấu dẫn đến vi khuẩn sinh sôi hàng triệu lần trong miếng rửa chén khi để qua đêm. Nhiều người vẫn thường sử dụng miếng rửa chén để lau bề mặt bếp, bồn rửa và các bề mặt khác đã vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn, đặc biệt là các loại vi khuẩn thường gây ngộ độc như E.coli, salmonella lan rộng ra và bị lây nhiễm chéo vào đồ ăn, thức uống. Dùng chung một thớt để chế biến các loại thức ăn cũng là sai lầm lớn. Không làm sạch bồn rửa chén, không rửa sạch tủ lạnh thường xuyên, không làm sạch tay vặn và đầu nòi nước trước khi mở tủ… cũng là những thói quen xấu nguy hiểm của các bà nội trợ.

2. Dùng giấy trắng gói thức ăn
 Nhiều nhà máy giấy trong quá trình sản xuất thường dùng thuốc tẩy. Thuốc tẩy trong giấy sau khi tiếp xúc với thức ăn sẽ gây ra một loạt phản ứng hóa học, sản sinh những chất độc hại, gây ô nhiễm cho thức ăn.

3. Lấy rượu trắng lau bát đĩa 
Nhiều người thường lấy rượu trắng lau bát đĩa vì nhầm tưởng rượu có thể khử trùng. Nhưng họ đâu biết rằng, cồn khử trùng dùng trong y tế là 75 độ, còn rượu trắng bình thường chỉ dưới 56 độ. Vì vậy, lấy rượu trắng lau bát đĩa không đạt được mục đích khử trùng.

4. Không thường xuyên giặt gối và chăn
Chúng ta đều biết rằng khăn mặt cần giặt thường xuyên như gội đầu và rửa mặt, nhưng lại hay bỏ qua những nơi khác mà vi khuẩn phát triển mạnh, chẳng hạn như ga, gối và chăn, trong khi chúng có chứa rất nhiều bụi bẩn có thể gây dị ứng và các triệu chứng hen suyễn. Bạn nên thường xuyên giặt chăn, ga, gối ít nhất mỗi tháng một lần.

5. Không dậy nắp khi giật bồn cầu
GS.TS Phùng Đắc Cam, trưởng khoa Vi khuẩn, Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ cho hay, lo lắng của nhiều người cho rằng khi giật nước bồn cầu sẽ làm bắn vi khuẩn đi khắp phòng vệ sinh. Điều này là có, nhưng chỉ ở mức thấp nên không đáng ngại với nhà vệ sinh đạt chuẩn. Tuy nhiên, nếu bố trí cũng như vệ sinh không tốt thì nguy cơ vi khuẩn xâm nhập mạnh sẽ cao hơn.  

6. Lạm dụng thuốc phun xịt
Nhiều chất tẩy rửa rất độc, vì vậy, sử dụng quá nhiều thuốc phun xịt có thể gây kích ứng với niêm mạc qua mắt, mũi, và miệng. Điều này có thể gây kích ứng đường hô hấp, phổi và gây ra phản ứng dị ứng. Những người sử dụng chất tẩy rửa dạng phun xịt ít nhất 1 lần/tuần tăng 49% khả năng mắc các triệu chứng hen suyễn hơn so với những người không sử dụng, theo một nghiên cứu năm 2007 trên Tạp chí Hô hấp của Mỹ. 
Nhiều chất tẩy rửa rất độc, vì vậy, sử dụng quá nhiều thuốc phun xịt có thể gây kích ứng với niêm mạc qua mắt, mũi, và miệng. Điều này có thể gây kích ứng đường hô hấp, phổi và gây ra phản ứng dị ứng. Ảnh minh họa
Do đó, bạn nên sử dụng các dụng cụ bảo vệ khi tiếp xúc với chất tẩy rửa như đeo kính bảo vệ mắt hoặc găng tay cao su hoặc phun xịt trong một căn phòng thoáng mát. Ngoài ra, đừng cho rằng một sản phẩm là vô hại vì nó được dán nhãn thành phần không chứa hóa chất.
7. Sử dụng nước rửa tay quá thường xuyên
Bạn thường xuyên sử dụng nước rửa tay để vệ sinh? Đây là một phương pháp thuận tiện để làm sạch và loại bỏ vi trùng, nhưng điều quan trọng là cần sử dụng một cách hợp lý, tránh lạm dụng.
Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học California Davis, Mỹ, nước rửa tay chứa một hóa chất gọi là triclosan. Da tay rất dễ hấp thụ chất này. Khi hóa chất này xâm nhập vào máu, nó sẽ phá vỡ các tế bào di động cần thiết để phối hợp các cơ. Sử dụng nước rửa tay thường xuyên có thể khiến da bị khô và gây ra những vấn đề như vô sinh, dậy thì sớm và giảm chức năng của tim.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chúa Giêsu – Thiên Chúa giáng sinh - Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng

  Chúa Giêsu là gì? Vấn đề này chưa được giới học thuật hiểu rõ. Bằng tư duy lịch sử giới, tác giả lý giải làm sáng tỏ Chúa Giêsu; đồng thời...