Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Thông tin sai về Dinh dưỡng trong Ung thư

Điểm tin đầu tuần: Chào các anh/ chị, Hiện nay đang rộ lên thông tin sai sự thật về điều trị ung thư:

Thông tin đã được ĐH Johns Hopkins phủ nhận.  
Ngoài ra cũng xin phân tích một số điểm sai trong bài viết:Đây là điển hình của bài viết kiểu thật giả lẫn lộn. Dẫn ra nhiều quan điểm và ví dụ theo dạng tả pí lù, đúng chỗ này chút, chỗ kia chút, rút cuộc rút ra kết luận chả ăn nhập gì với quan điểm chính thống về chữa ung thư.
Phân tích vài điểm như sau:

Về thức ăn của tế bào ung thư:
 1. Đường: ăn nhiều đường không tốt cho sức khỏe, và có thể dùng nhiều đường có ảnh hưởng đến quá trình sinh khối u. Nhưng khi khối u đã sinh ra thì nó hoàn toàn có thể tồn tại ở mức glucose trong máu cần để nuôi tế bào bình thường và ăn nhiều đường cũng không làm khối u phát triển nhanh hơn hay giảm/ không ăn đường cũng không làm khối u nhỏ lại.
  2. Sữa:  Cái vụ chất nhầy là bó tay thiệt không biết đâu ra.
  3. Acid:  cái này cũng không hoàn toàn đúng. Một lần nữa, ăn nhiều thịt, tăng trao đổi chất có thể ảnh hưởng quá trình sinh khối u, nhưng khi đã có khối u thì ngưng lại cũng không làm nó tiêu đi được. Điều kiện nuôi cấy các dòng tế bào ung thư hay khối u sơ cấp (primary tumour) chả khác gì tế bào thường, đôi khi còn dễ dàng hơn nên các lập luận về dinh dưỡng chả ăn nhập. Quan điểm chính thống về bỏ đói tế bào ung thư là giảm cung cấp máu đến khối u thông qua các yếu tố tạo mạch.
4. Ung thư không phải là một bênh, chung nguyên nhân, mà mỗi khối u là tập hợp vài chục - trăm cái đột biến ngẫu nhiên đủ để làm tế bào sinh trưởng mất kiểm soát. Khối u mỗi người là độc nhất, hiện giờ thậm chí các hướng nghiên cứu còn bắt đầu theo quan điểm ngay cả từng khối u cũng có nhiều dòng tế bào khác nhau rồi. Nên không thể nào có một cách chung chung mà chữa được ung thư cả. Cách tốt nhật hiện giờ vẫn là phòng ngừa bằng ăn uống lành mạnh, nhiều rau, ít chất oxy hóa (một chút sự thật mà bài này dựa vào).

Về kiến thức sơ đẳng:
Nước cất chứa nhiều acid??? Tế bào ung thư không thể sống trong môi trường dưỡng khí nhiều oxy??? 
Cái này đủ cho thấy trình độ của tác giả " cao" cỡ nào!!!!

Nhằm cung cấp những thông tin y tế giá trị và tin cậy, www.yhoccongdong.com đã hoàn thành dự án Dinh Dưỡng trong Ung Thư do Ts.Bs. Pham Nguyen Quy phụ trách (Các câu hỏi liên quan về Ung thư sẽ được TS phụ trách trả lời :http://yhoccongdong.com/profile/pham-nguyen-quy/)
1. Dinh dưỡng cho Ung thư chung: http://yhoccongdong.com/duan/dinh-duong-trong-ung-thu/
2. Dinh dưỡng Ung Thư ở người lớn: http://yhoccongdong.com/duan/dinh-duong-trong-ung-thu-nguoi-lon/



(Gia Đình Phan Lê chia sẽ)

Gia Phong Người Hà Nội (từ Thể Thao - Văn Hóa)


1. Trong tất cả tinh hoa của Hà Nội, có lẽ đáng kể là tính cách lịch lãm, là nếp nhà thuần hậu.
Bây giờ nhiều thứ mất chuẩn, cả văn hóa, lối sống, đạo đức… Nhưng trong nhiều gia đình Hà Nội, việc giữ “nếp nhà” (gia phong) luôn được các thế hệ tuân thủ, tự giác và coi đó là mực thước.
Hình như người Hà Nội không ai nói to, không thanh niên nào bặm trợn. Người hàng phố gặp nhau chào hỏi xã giao, lịch lãm. Có người cho đó là sự khách sáo, là nhiêu khê, nhưng đa số chúng ta đều tôn trọng nếp sống ấy của người Hà Nội. Một sự chỉn chu, nhẹ nhàng, lịch sự… Con cái dù lớn đến đâu luôn giữ lễ nghi chào hỏi, “lời chào cao hơn mâm cỗ”.
Tôi có dịp đến chơi nhà một người quen đã "bốn đời ra phố" nên tạm gọi là người “Hà Nội gốc”, thấy mọi chuyện ở đây hình như chưa mấy thay đổi. Cô con dâu đi làm về nhà là vào cung kính chào khách, sau khi lễ phép chào mẹ chồng: Thưa mẹ, con đi làm về ạ!
Người phụ nữ Hà Nội xưa e dè, khép nép, tuy chưa hẳn đã là khuôn mẫu nhưng có những nét đẹp đến bây giờ vẫn vẹn nguyên giá trị.
Những phẩm chất ấy có được là do sự giáo dục chặt chẽ trong gia đình, một nền giáo dục cần phát huy trong nếp sống mới hôm nay. Ý thức sâu sắc về danh dự và lòng tự trọng luôn nhắc nhở mọi người sống tử tế, đứng đắn, không làm điều xấu ảnh hưởng đến gia phong. Câu cảm ơn, xin lỗi được cho là khuôn phép, chuẩn mực trong cách cư xử, trong từng lời ăn tiếng nói.
2. Thời hiện đại, nền kinh tế thị trường, nhiều gia đình giàu có lên, khi đồng tiền lên ngôi, lối sống người Hà Nội cũng hình như phức tạp hơn, nhiều gia trị văn hóa, giá trị đạo đức đảo lộn, thậm chí xuống cấp. Điều đó đã làm cho những người hoài cổ bi quan lo lắng, nhiều người lại ao ước muốn quay về lối sống, với nếp sống xưa.
Có thể đó là điều không tưởng. Thời đại nào cũng có sản phẩm tinh thần phù hợp. Quan trọng là chúng ta vừa kế thừa nét đẹp truyền thống, vừa phải thích nghi với cái mới, phù hợp thời đại.
Nhiều người cho rằng, sự thay đổi về thành phần dân cư, cùng với sự quá tải của hạ tầng đô thị đã phá vỡ lối sống của người Hà Nội xưa. Chưa hẳn vậy. Bởi có nhiều người "nhà quê ra tỉnh” sống, nhưng gia đình vẫn gia phong nền nếp.
Gần đây, thành phố có chương trình xây dựng văn hóa người Hà Nội văn minh thanh lịch. Hy vọng cuộc sống người Thủ đô, bên cạnh kinh tế phát triển, là đời sống tinh thần phong phú, là gia phong, nền nếp trong mỗi gia đình được giữ vững. Mỗi người luôn hướng đến cách sống nhân hậu, bao dung, tử tế và mến khách…
                                           4 mỹ nhân  Hà Thành đầu thế kỷ 20)
Tân Linh

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Vì sao Tiểu Đường là Bệnh Nhiêu Khê ở VN.?

Bài Phóng Viên báo Pháp Luật phỏng vấn BS.Lương Lễ Hoàng
PL)- Nhờ dồi dào thông tin trên truyền thông đại chúng trong thời gian gần đây nên nhiều người đã biết về bệnh tiểu đường. Tuy vậy, số người hiểu thật đúng về sự nguy hại của căn bệnh này vẫn chưa là đa số.
Di chứng không ngừng tăng
Phóng viên: Theo ông, thuốc đặc hiệu trị tiểu đường hiện nay có hiệu quả thế nào? Bệnh tiểu đường có thể nhờ đó được chữa lành?
+ BS Lương Lễ Hoàng: Tân dược với tác dụng hạ đường huyết, kể cả thuốc tiêm insulin, rõ ràng tốt hơn xưa rất nhiều. Thuốc khởi động nhanh hơn, hiệu quả kéo dài hơn và ít phản ứng. Tuy vậy, không thể chỉ dựa vào thuốc hạ đường huyết để xem như đó là giải pháp chữa lành bệnh tiểu đường vì thuốc có khéo cách mấy chỉ là giải pháp chữa cháy. Chữa bệnh tiểu đường gọi là hiệu quả khi ngăn chặn được biến chứng. Muốn vậy chỉ hạ đường huyết chưa đủ mà quan trọng hơn nhiều là ổn định đường huyết. Chính vì thế mà càng lúc càng có nhiều thầy thuốc phối hợp hoạt chất sinh học như cây thuốc, khoáng tố vi lượng, anthocyanin, gaba, acid amin… trong phác đồ điều trị để vừa tăng cường sức để kháng vừa hưng phấn hoạt tính của insulin, thay vì chỉ hạ đường huyết theo kiểu gió chiều nào che chiều nấy.
. Thầy thuốc hiện nay đã có thể đẩy lùi di chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường không?
+ Nghịch lý chính ở điểm tuy có thuốc tốt trong tay nhưng di chứng của bệnh tiểu đường như mù mắt, đoạn chi, suy thận…, ngay cả ở quốc gia có nền y tế tiên tiến vẫn tiếp tục tăng. Lý do là vì ở nhiều bệnh nhân tuy dùng đúng thuốc, tuy uống đủ thuốc nhưng đường huyết vẫn dao động thất thường bởi nhiều lý do nằm ngoài tầm tay của thầy thuốc. Đừng quên bệnh tiểu đường là bàn tay đánh lén trong bệnh tim mạch và ung thư.
Độc chất trong khói thuốc lá, cuộc sống tẩm đầy stress, giấc ngủ không bình yên cũng dẫn đến bệnh tiểu đường.
Chữ “động” quan trọng trong điều trị
. Thông thường hễ nghe bệnh tiểu đường thì trăm dâu đổ đầu chất ngọt. Theo ông thì tại sao nhiều người không hề hảo ngọt nhưng vẫn vướng bệnh tiểu đường?
+ Thầy thuốc đã rõ từ lâu là không chỉ việc lạm dụng chất sinh ra đường huyết, như tinh bột, là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Tai hại hơn xa chất ngọt là độc chất trong khói thuốc lá, là cuộc sống tẩm đầy stress, là giấc ngủ không bình yên. Đó lại là các yếu tố nằm xa tầm tay của thầy thuốc. Chính vì thế mà bệnh tiểu đường đã từ lâu không còn đóng khung trong phạm trù của bệnh biến dưỡng. Căn bệnh này đã đóng chốt trong danh sách bệnh thời đại vì bệnh hội đủ cả hai mặt tâm thể trong cuộc sống tuy được tiếng văn minh nhưng càng lúc càng xa rời quy luật của thiên nhiên, càng lúc càng trật nhịp sinh học.
. Rối loạn chức năng sinh lý là nỗi khổ khó nói của nạn nhân bệnh tiểu đường. Có cách nào đỡ đòn hay đành chịu cảnh trời kêu ai nấy dạ?
+ Rối loạn cương dương ở đàn ông, lãnh cảm ở đàn bà bị bệnh này đúng là chuyện khó tránh vì đó là hậu quả vừa của bệnh vừa của thuốc đặc hiệu. Tuy vậy, chuyện không của riêng ai vẫn có thể được cải thiện không mấy khó nếu thầy thuốc ngay từ đầu liệu trình đã quan tâm vấn đề này, nghĩa là khi bệnh chưa phát, để kết hợp trong phác đồ điều trị các hoạt chất sinh học, đặc biệt là cây thuốc tác động trên trục thần kinh - nội tiết - biến dưỡng, để chuyện đó không trở thành chuyện khó.
TRầm uất,theo cảnh báo của nhiều chuyên gia về bệnh tiểu đường, là nỗi khổ không thua chuyện phòng the. Theo bác sĩ, chuyện này thựchư như thế nào?
+ Người bệnh tiểu đường, nếu vẫn vui mới lạ. Trầm uất là đòn bẩy của căn bệnh này vì người càng buồn tụy tạng càng dễ mất hoạt tính. Toa thuốc điều trị bệnh tiểu đường chỉ trọn nghĩa toàn diện khi thầy thuốc không quên bảo vệ tế bào thần kinh, chẳng hạn bằng các chất thuốc nhóm “kháng ôxy hóa”, thay vì chỉ cho thuốc an thần để người bệnh ngủ vùi rồi buồn hơn khi thức dậy. Trong bệnh tiểu đường chữ “động” quan trọng vô cùng vì người bệnh cần chủ động, linh động, vận động và nhất là động não để sống lạc quan yêu đời.
Dùng Đông y bài bản và sự lạc quan
. Dùng Đông y điều trị bệnh tiểu đường. Chuyện này đúng-sai, lợi-hại thế nào?
+ Không sai nếu dùng Đông y để điều trị bệnh tiểu đường với điều kiện là Đông y đúng bài bản, nếu thầy thuốc y học cổ truyền chẩn đoán, theo dõi và đánh giá bệnh tình bằng tiêu chí khách quan thực nghiệm. Không được dùng Đông y như giải pháp đơn phương kéo dài năm này qua tháng khác mà không cần đánh giá diễn tiến qua xét nghiệm đặc hiệu như HbA1C, không theo dõi tim mạch, đáy mắt, bàn chân, chức năng gan thận…
. Từ kinh nghiệm điều trị và từ góc nhìn của một thầy thuốc đặt nặng giá trị của liệu pháp toàn diện, ông có lời khuyên nào tâm đắc dành cho độc giả?
+ Tiểu đường là căn bệnh nghịch lý về nhiều mặt. Bệnh gây đói mà không được ăn. Bệnh nhân phải uống thuốc suốt đời mà không lành. Bệnh nhân vì thế chịu áp lực trăm bề. Bệnh nhân đã vậy lại có tính cảm ứng cá biệt. Do đó không thể có một phác đồ điều trị đại trà theo kiểu ai cũng như ai. Muốn điều trị với hiệu quả cao, bên cạnh sự cộng tác chủ động với tri thức của người bệnh, thầy thuốc cần đặt nặng việc điều trị người bệnh, thay vì chỉ tập trung vào căn bệnh, vào đường huyết. Toa thuốc điều trị bệnh tiểu đường cần có một nhúm lạc quan vì kết quả nghiên cứu cho thấy cho thuốc đúng vẫn như không nếu người bệnh vì quá sợ bệnh nên nhìn đời bằng cặp kính tô đen.

MỸ DUYÊN thực hiện 

Đá : Nhân Đọc Thơ của Bạn,Tạ Lỗi Người Dưng



NHÂN ĐỌC THƠ CỦA BẠN...

Bạn nói nghiệp duyên xúi bậy
Thành ra lúc nhớ lúc quên
Lúc quên, quên điều cần nhớ
Khi nhớ, nhớ chuyện nên quên...
*
Bạn nói, nghiệp duyên xúi bậy
Đêm đêm nằm mộng thấy người
Đâu biết lòng mình cũng vậy
Chiêm bao cứ thấy ai cười...
*
Bạn nói, nghiệp duyên đã vậy
Mười phương thiên hạ chết chùm
Mắc chi mình nghe ... giận lẫy
Muốn ra sông nhảy cái đùng
*
Nghiệp duyên hay là nghiệp chướng
Mà rồi vướng vít tùm lum
Mấy năm rồi còn lượng sượng...
Ối! 
                                                     Chuyện... ruồi bu quá chừng!




TẠ LỖI NGƯỜI DƯNG

Ừa thì thôi kệ hết nghe
Vòng tay tạ lỗi tư bề người dưng
Tui ngồi tui uống tửng tưng
Một ly một ấm
Một rưng rưng...
Cười.

II.
Ừa thì kệ trớt cho rồi
Chén thù chén tạc cho vui bạn bè.
Tối nay nằm ngủ chắc mơ
Thấy dăm hột bụi hết giờ đi rong.

III.

Ừa thì cứ kệ cho xong
Xem ra cũng mấy bữa lòng bất an
Người dưng này,
Hỡi người dưng!
Giận hờn chi cũng cười khan cho rồi.
Buồn thì... kệ nó, cho vui.
Nhăn nhăn nhó nhó khó coi thấy mồ!







AI BẢO RẰNG - ThơVõ Hà Thu Giang




Ai bảo rằng trăng thu không đủ sáng

Ai bảo rằng sương tuyết trắng không tan
Ai bảo rằng những cơn mưa loáng thoáng
Không mát cỏ cây , hờ hững xuân sang



Nếu loài chim nói lên lời yêu ái 

Sao con người lại lặng lẽ quay lưng
Để cô đơn để muộn phiền ngang trái
Trong phút giây dao động mối tình chung



Mỗi sáng mai cả vườn hồng rực nắng 

Ai bảo rằng chân em bước cô đơn
Những cánh hoa xua tủi hờn u lắng
Cười cợt bên em tô điểm màu son



VÕ HÀ THU GIANG

28 / 6 / 2015.
ảnh:dtphorum.com

🌷🌷🌷🌷🌷🌷
Mời Xem :Mưa-Thơ Võ Hà Thu Giang

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Về Thomas Jefferson Tác Giả "Tuyên Ngôn Độc Lập"


Cựu Tổng thống Mỹ, Thomas Jefferson.
“Thomas Jefferson: Tác giả ‘Tuyên ngôn độc lập’ và Dự luật Tự do Tôn giáo Virginia, người sáng lập Đại học Virginia, an táng tại đây”. Vị Tổng thống Mỹ đời thứ 3 Thomas Jefferson yêu cầu viết một câu ngắn gọn duy nhất trên bia mộ của mình, một chữ không được thay đổi. Có lẽ ông muốn nhắc nhở đời sau, đó là ba việc ông xem trọng nhất.
“Tôi xin thề trước bàn thờ Chúa, sẽ mãi mãi chống lại mọi âm mưu độc quyền khống chế tự do tư tưởng của loài người”. – Thomas Jefferson (khắc trên Đài kỷ niệm Jefferson)

top-10-nhat2
Đài kỷ niệm Jefferson
Trí tuệ sáng suốt và tầm nhìn xa trông rộng của vị Tổng thống Mỹ đời thứ 3 Thomas Jefferson ngày càng được nhiều người ghi nhớ. Ông từng là Nghị sĩ và Thống đốc bang Virginia, Nghị sĩ Quốc hội, Đặc phái viên trú tại Pháp, Quốc vụ khanh, Phó Tổng thống và hai khóa Tổng thống.
Rất nhiều người, cả tổng thống Kennedy, đều phải thừa nhận Thomas Jefferson là vị tổng thống thông tuệ nhất trong các đời tổng thống Mỹ. Một lần chiêu đãi tiệc 49 người đạt giải Nobel ngay tại Nhà Trắng ông đã nói hài hước, trong lịch sử những người từng dùng bữa ở đây có lẽ chỉ có trí tuệ của Jefferson là vượt qua tổng số tài năng của những người có mặt tại đây ngày hôm nay.
Monticello, một trang viên đặc biệt thuộc khu Charlottesville tươi đẹp nằm phía bắc Virginia, mỗi ngày đều tấp nập du khách đến từ các nơi, trong nước Mỹ cũng như trên thế giới. Họ là những người ngưỡng mộ vị tổng thống đời thứ 3 Thomas Jefferson của nước Mỹ. Trang viên Monticello là do đích thân tổng thống Jefferson thiết kế là một trang viên mang phong cách kiến trúc Rome cổ xưa. Thomas Jefferson đã sống tại đây 40 năm.
Monticello
Monticello (Ảnh: Wiki)
Ngày nay, trang viên Monticello vẫn giữ nguyên kiểu dáng như hai trăm năm về trước, chiếm một diện tích vùng đồi núi khoảng ba ngàn mẫu Anh (1 mẫu anh bằng 4.048,86 mét vuông), ngôi nhà của Thomas Jefferson ở được xây tại khu đất bằng trên đỉnh núi. Cứ khoảng 40 phút, hướng dẫn viên lại dẫn một nhóm du khách đi từ bảo tàng dưới chân núi lên đỉnh núi, trong khi đó bên trong ngôi nhà, trong những căn phòng khác nhau, các hướng dẫn viên vẫn đang kể lại những câu chuyện về Thomas Jefferson. Qua những câu chuyện, mọi người có thể thấy Thomas Jefferson không chỉ là một nhà chính trị: ông rất ham đọc sách, mê cuộc sống điền viên, mê thiết kế sáng tạo, là một thiên tài trên nhiều phương diện: kiến trúc, toán học, nông nghiệp, ngoại ngữ…
Mọi người bình đẳng vì đều do Chúa tạo ra
Dĩ nhiên, không ai có thể phủ nhận “Tuyên ngôn độc lập” của Thomas Jefferson là áng văn bất hủ trong lịch sử nhân loại.

“Chúng ta phải khẳng định một chân lý hiển nhiên: Con người do Chúa tạo ra nên mọi người đều bình đẳng; Chúa cũng trao cho họ những quyền không thể bị tước đoạt; những quyền này bao gồm quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” (Trích “Tuyên ngôn độc lập”)

(Nguyên văn: We hold these truths to be self-evident: that all men are created equal;that they are endowed by their Creator with certain unalienable right;that among these are life,liberty,and the pursuit of happiness).
Hơn hai trăm năm qua, áng văn giản dị mà sâu xa này đã cổ vũ tinh thần mạnh mẽ cho các nước trên thế giới, khắp nơi người ta không ngừng tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ, độc lập, tự do.
Dĩ nhiên, có thể hiểu tại sao Thomas Jefferson muốn chúng ta nhớ đến Đại học Virginia do ông sáng lập. Cho đến ngày nay Đại học Virginia vẫn nằm trong tốp trường đại học công lập có chất lượng ưu việt nhất. Thomas Jefferson luôn mong muốn nước Mỹ có một ngôi trường thật sự biết cống hiến cổ vũ cho tinh thần tự do tư tưởng của loài người. Sau khi kết thúc hai nhiệm kỳ tổng thống, Thomas Jefferson đã nỗ lực dốc tâm sức trong mười năm cuối đời để xây dựng nên Đại học Virginia, ông đích thân làm tất cả mọi việc to nhỏ: thiết kế ngôi trường, mời giáo sư giảng dạy, xây dựng chương trình học tập…
Đạo luật tự do tôn giáo mới mẻ
Dĩ nhiên sẽ có nhiều người băn khoăn tại sao Thomas Jefferson không nhắc đến hai nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, ký kết văn kiện mua vùng đất Louisiana giúp mở rộng gấp đôi diện tích lãnh thổ nước Mỹ; sao lại xem trọng Đạo luật Tự do Tôn giáo Virginia (the Virginia Statute for Religious Freedom), vốn chỉ là Đạo luật tại một bang của nước Mỹ, và chỉ có hiệu ứng pháp luật trong một kỳ Nghị viện. Chúng ta phải làm sao để hiểu được nỗi ưu tư trăn trở của con người tiên phong kiến tạo nên nước Mỹ hiện đại này?
Vào một ngày mùa thu năm 1776, sau khi hoàn thành tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”, Thomas Jefferson lại nhận chức Nghị sĩ bang Virginia, sẵn sàng cho việc đưa vào thực tiễn đời sống bang Virginia “Tuyên ngôn độc lập” của mình. Không lâu sau, ông lại khởi thảo Đạo luật Tự do Tôn giáo Virginia, vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay, theo đó tôn giáo tín ngưỡng phải độc lập với chính quyền Nhà nước. Năm 1979, lần đầu Dự thảo được đưa ra Nghị viện nhưng không được thông qua. Bảy năm sau, vào năm 1786, lúc đó Thomas Jefferson là Đặc phái viên tại Pháp, ông đã thuyết phục được bạn mình là James Madison, Nghị sĩ bang Virginia. Với nỗ lực của hai người, Đạo luật Tự do Tôn giáo Virginia lần thứ hai được đưa ra, cuối cùng đã được thông qua.
Xin dẫn một đoạn sâu sắc trong “Lời dẫn” của Đạo luật Tự do Tôn giáo Virginia:
Tư tưởng của con người không thuộc phạm vi quản lý của Nhà nước. Nếu chúng ta cho phép quan chức chính phủ kéo dài quyền lực của họ xen vào đời sống tín ngưỡng, cho phép họ quyết định tôn giáo nào là chính hay tà, nghĩa là sẽ khống chế những người tu hành truyền đạo, như vậy là vô cùng nguy hiểm, nghĩa là không còn quyền tự do tôn giáo. Vì quan chức lấy kiến giải cá nhân để đánh giá chuyện đúng hay sai của tôn giáo tín ngưỡng; họ lấy mình làm chuẩn để khen ngợi hay trách phạt đối với cách suy nghĩ của người khác… Lịch sử đã chứng minh, sự kết hợp giữa giáo hội và chính quyền luôn dẫn đến chuyên quyền và áp bức. Khi tôn giáo biến thành công cụ của quốc gia sẽ gây an nguy cho tự do, vì chỉ có sự sai trái mới cần dựa dẫm vào chính phủ nâng đỡ, còn chân lý luôn đứng hiên ngang, độc lập.
Sau phần lời dẫn là phần Chính văn của Dự luật: Nghị viện (Bang Virginia) không thể ép buộc bất cứ cá nhân nào tham gia hoặc ủng hộ cho một tôn giáo, cũng không thể vì cách nhìn của mình về một tôn giáo hay tín ngưỡng mà bị cưỡng chế, ép buộc, quấy rối, gây đau đớn về thân xác, mất mát tài sản hoặc những đau khổ khác; mọi người đều có quyền lên tiếng tranh luận bảo vệ cho quan niệm về tôn giáo của mình, không thể vì điều này mà địa vị xã hội được nâng cao hơn, bị hạ xuống hay chịu bất kỳ ảnh hưởng nào.
Phần thứ ba của Dự luật là Tuyên ngôn. Tuy Dự luật chỉ được một kỳ Nghị viện thông qua, nhưng Thomas Jefferson vẫn long trọng tuyên bố:
“Chúng tôi tuyên bố, Dự luật này chủ trương quyền tự do tôn giáo là quyền tự nhiên của con người, sau này nếu có bất kỳ pháp lệnh nào muốn hủy bỏ hoặc thu hẹp phạm vi của Dự luật này, tức là đã xâm phạm quyền tự nhiên!”
Sau khi Nghị viện bang Virginia cho thông qua dự luật này, nhiều bang khác cũng nhiệt liệt hưởng ứng theo. Văn kiện này cũng được lan truyền đến các nước châu Âu, được dịch ra tiếng Pháp và tiếng Ý, được truyền bá rộng rãi trong giới làm luật ở châu Âu.
Sau đó không lâu, Thomas Jefferson lại căn cứ vào Dự luật Tự do Tôn giáo để viết Tu chính án Hiến pháp (lần thứ nhất), còn gọi là “Dự luật về Quyền tự do”. Ngay đoạn mở đầu đã viết: “Quốc hội không được lập ra điều luật để khai lập một tôn giáo, ngăn cản quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng, hạn chế tự do ngôn luận và tự do xuất bản, ngăn cản người dân biểu tình ôn hòa ra yêu sách yêu cầu chính phủ sửa sai những bất công”. Tu chính án này đã được thông qua năm 1791.
Từ đây, nước Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới mà quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của nhân dân được bảo đảm bằng Hiến pháp, khởi đầu thời đại dân chủ đích thực với xã hội mở mang đậm tinh thần khoan dung. Nhà tư tưởng và sử gia nổi tiếng người Pháp là Alexis de Tocqueville vào thập niên 30 thế kỷ XIX đã đi tới nước Mỹ để theo dõi chế độ dân chủ của đất nước mới nổi vô cùng độc đáo này. Ông đã sửng sốt khi thấy “tinh thần tự do” đi cùng với “niềm tin tâm linh”, ở châu Âu, hai giá trị này là “thù địch” đối lập nhau, nhưng ở quốc gia này lại chung sống hòa bình với nhau!
Ngọn đèn tự do của thế giới
Trên đỉnh đồi Monticello trời xanh mây trắng, những ngày đầu hạ nhìn ra xa là một màu xanh thăm thẳm nhưng vẫn có thể lờ mờ trông thấy đỉnh vòm hình tròn kiểu kiến trúc Rome cổ xưa của tòa nhà chính khu trường Đại học Virginia, trang viên to rộng khoáng đạt. Cuộc sống điền viên yên tĩnh mới thật đáng giá, vậy mà cho đến tận những năm tháng cuối đời Thomas Jefferson mới có cơ hội được hưởng thụ cuộc sống hòa điệu cùng thiên nhiên.
Đại học Virginia, Mỹ
Đại học Virginia, Mỹ
Nếu như mọi người bình thường, có tài trí cao xa, họ thường sẽ mong muốn trở thành kiến trúc sư, nhà khoa học, nhà giáo dục, nhưng Jefferson hiểu rõ sứ mệnh lịch sử quan trọng, từ “Tuyên ngôn độc lập” đến “Dự luật Tự do Tôn giáo”, với trí tuệ vượt trước người đương thời, ông muốn nhắn nhủ cho người đời sau: Tự do, gồm tự do tinh thần, tự do tôn giáo tín ngưỡng, không phải do chính quyền trao cho chúng ta, mà là Chúa hoặc Thần linh tạo dựng ra nhân loại trao cho chúng ta, không ai có quyền tước đoạt hay xâm phạm.
Với trí tuệ cao xa, bản tuyên ngôn tài hoa của Thomas Jefferson không chỉ là hòn đá tảng của nền dân chủ Mỹ mà còn là ngọn đèn tự do soi sáng cho thế giới. Người Mỹ có trách nhiệm kế tục sự nghiệp của cha ông để bảo vệ quyền tự do tôn giáo trên toàn thế giới, vì đây chính là nguồn cội của những quyền tự do khác.
Năm 1988, Quốc hội Mỹ đã thông qua “Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế”. Theo luật này, Quốc vụ viện Mỹ đã sáng lập Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế (United States Commission on International Religious Freedom). Ủy ban có trách nhiệm giám sát tình hình tự do tôn giáo trên toàn cầu, hàng năm đều có Báo cáo về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới, đưa ra kiến nghị về tình hình tự do tôn giáo với Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ.
Ngày 4 tháng 7 năm 1826, vào lúc bản “Tuyên ngôn độc lập” tròn 50 năm, Thomas Jefferson đã hoàn thành sứ mệnh và lặng lẽ ra đi, chẳng lẽ đây chỉ là sự trùng hợp của lịch sử? Ông đã để lại những áng văn bất hủ cổ vũ cho chúng ta, đặc biệt đã có rất nhiều người sống trong chế độ chuyên chế không tiếc phải trả giá bằng cả tính mạng của mình để đi theo con đường khai sáng mà ông đã hiến dâng cả cuộc đời mình.
(Tác giả: Zhang Di (张迪), Tiến sĩ Đại học Illinois, hiện là Giáo sư Văn hóa và Ngôn ngữ Trung Quốc).
Đoàn Thanh biên dịch

Công Dụng của Cây Mã Đề ( từ daikynguyen.com)



(Ảnh: Conan Milner, Epoch Times)
(Ảnh: Conan Milner, Epoch Times)
Nếu bạn chỉ học một loại thảo dược, hãy chọn mã đề (hay còn gọi là xa tiền thảo). Mã đề rất an toàn, dễ tìm, và có thể hữu dụng cho một loạt các vấn đề sức khỏe.
Mã đề rất an toàn, dễ tìm, và có thể hữu dụng cho một loạt các vấn đề sức khỏe.
Mã đề rất an toàn, dễ tìm, và có thể hữu dụng cho một loạt các vấn đề sức khỏe.
Mã đề là một loại cỏ dại phổ biến có nguồn gốc ở Châu Âu, nhưng đã lan rộng khắp nơi trên thế giới.
Mã đề khát khao du lịch. Tên thực vật của nó (Plantago) có nguồn gốc từ tiếng Latin dùng để chỉ bàn chân. Thật vậy, bất cứ nơi nào con người đi qua, là có cây mã đề mọc lên. Người Mỹ bản địa và người New Zealand đều gọi là cỏ dại “dấu chân người da trắng”, bởi vì nó mọc lên ở bất cứ nơi nào người châu Âu định cư.
Như một du khách dày dạn, mã đề thích lối mòn, và thường được tìm thấy ở những vết nứt của mặt đường. Trong khi cỏ thích đất tơi xốp, thoáng khí, mã đề lại chuộng mặt đất cứng và dày. Nó vượt trội trong việc lấy khoáng chất và chất dinh dưỡng từ nền đất cứng mà hầu hết các loài cây không thể xuyên qua.
Loài mã đề lá bản rộng (Plantago major)(Wikimedia Commons)
Loài mã đề lá bản rộng (Plantago major) (Ảnh: Wikimedia Commons)

Loại thuốc đắp trực tiếp

Mã đề chứa một chất làm se với lực hút mạnh mẽ, đó là lý do tại sao nó thường được sử dụng để hút những mảnh vụn, chất độc, và thậm chí là mảnh thủy tinh nhỏ ra khỏi da. Mã đề cũng được sử dụng cho các vết cắn của muỗi, chó, rắn và các sinh vật có nọc độc khác. Loài cây này chứa một chất hóa học gọi là aucubin, đã được chứng minh trong các nghiên cứu có tác dụng chống độc rất hiệu nghiệm và bảo vệ gan.
Hãy nghĩ đến mã đề khi bị côn trùng đốt, ngứa, hoặc mẩn đỏ trên da. Nó được Cục quản lý thảo dược của Đức Commission E chấp nhận cho trường hợp viêm da tại chỗ.
Thuốc bôi mã đề rất tốt, nhưng cách đơn giản nhất để sử dụng loại thảo dược này là nhai rồi đắp.
Loài mã đề lá bản nhỏ (Plantago lanceolata) (Ảnh: Wikimedia Commons)
Loài mã đề lá bản nhỏ (Plantago lanceolata) (Ảnh: Wikimedia Commons)
Nhai một vài phút làm phá vỡ chất xơ của lá, để hóa chất hấp thụ vào da tốt hơn. Nó nghe có vẻ không hợp vệ sinh, nhưng phương pháp này đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để chữa bệnh (và thậm chí khử trùng) các vết thương nhỏ. Nó cũng có thể loại bỏ cơn đau và nọc độc của các loài cây khác như cây tầm ma hay cây thường xuân độc.
Giữ thuốc đắp ở vết thương năm đến mười lăm phút để giảm tấy đỏ, đau và sưng. Thoa lại bốn hoặc năm lần một ngày nếu cần thiết.

Trà mã đề

Trà mã đề là một thức uống tuyệt vời chữa ho. Nó giúp long đờm, giảm kích ứng phổi, và được sự chấp thuận bởi Commission E trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
Các thử nghiệm lâm sàng ở Bulgaria hỗ trợ sử dụng mã đề cho viêm phế quản mãn tính. Một nghiên cứu của Đức phát hiện ra rằng tính dịu của mã đề đặc biệt thích hợp cho ho ở trẻ em.
Để làm trà, hãy đun nhỏ lửa bốn đến năm lá tươi (hoặc một muỗng canh lá khô) trong một cốc nước khoảng 20 phút. Hương vị rất nhẹ nhàng, bạn cũng có thể thêm chanh và mật ong nếu muốn. Ngoài ra, mã đề còn được nấu cùng một số loài cây khác như mía lau, rễ tranh, râu bắp, lá dứa… để làm nước mát giải nhiệt.
Trà mã đề cũng hữu ích trong các trường hợp khác, bao gồm viêm ruột, kích thích ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm độc, viêm loét, đau răng và tiêu chảy.
Mã đề là một trong các loài thảo mộc dễ kiếm làm nên nước mát quen thuộc
Mã đề là một trong các loài thảo mộc dễ kiếm làm nên nước mát quen thuộc

Sa-lát mã đề

Mã đề rất bổ dưỡng. Lá cây chứa beta carotene, canxi, và vitamin A, B, C, và K. Tuy nhiên, chúng nhiều xơ hơn so với rau diếp hoặc rau bina, vì vậy bạn chỉ có thể trộn một vài lá vào món rau. Chọn lá nhỏ, non để có hương vị dịu nhẹ và ít xơ hơn.
Tránh những lá mọc gần ống xả khói xe hơi, hoặc có thể bị tiếp xúc với hóa chất diệt cỏ. Tìm kiếm những cây không bị ô nhiễm bởi nước tiểu động vật hoặc chất thải khác.

Những điểm thú vị

Vào thời kỳ của người Anglo-Saxons thế kỷ thứ 5 tại Anh, quê hương của mã đề, loài cỏ này là một trong chín loại thảo mộc thiêng liêng. Người ta đã làm bánh mì từ hạt mã đề, rất giàu axit béo omega-3.
Thời trung cổ châu Âu, Giáo Hội Công Giáo cấm việc sử dụng nhiều loại thảo dược, nhưng mã đề không bị cấm. Bởi loài cây được coi là biểu tượng con đường mòn của những người tìm kiếm Chúa Kitô.
Cây mã đề thích vùng đất cứng và dày
Cây mã đề thích vùng đất cứng và dày
Mã đề cũng được sử dụng như một loại thảo dược ở Trung Quốc, và được gọi là xa tiền thảo: “loài cỏ mọc trước cỗ xe” bởi vì nó thường mọc dọc những con đường mòn.
Các nhà thảo mộc Trung Hoa nhận ra rằng mã đề có rất nhiều hạt giống, do đó, họ coi nó như một phương thuốc cho khả năng sinh sản của nam giới. Các hạt giống cũng được sử dụng trong Trung y để chữa máu trong nước tiểu.
Hạt từ một loại cây thuộc họ mã đề là psyllium thường được sử dụng như thuốc nhuận tràng. Nó là thành phần chính của thuốc Metamucil.
Mã đề đã được đề cập trong ba vở kịch của Shakespeare. Trong đó, nổi tiếng nhất là vở “Romeo và Juliet”, khi Romeo bảo Benvolio sử dụng lá mã đề để chữa lành vết thương trên chân.
Người Mỹ bản địa công nhận giá trị chữa bệnh của mã đề ngay sau khi nó đến Thế giới mới. Ngoài việc dùng chữa ho, vết thương, và rắn cắn, mã đề cũng là một phương thuốc chữa bệnh liệt Bell, theo nhà thảo dược Matthew Wood.
Nghiên cứu cho thấy “flavonoids của mã đề có thể ức chế mạnh mẽ sự gia tăng các dòng tế bào ung thư ở con người”. (Conan Milner/Epoch Times)
Nghiên cứu cho thấy “flavonoids của mã đề có thể ức chế mạnh mẽ sự gia tăng các dòng tế bào ung thư ở con người”. (Ảnh: Conan Milner, Epoch Times)
Dạng pha chế của mã đề được sử dụng cho đau tai và đau răng, cũng như trầm cảm và lo lắng gây ra bởi chứng nghiện nicotine.
Nghiên cứu sơ bộ cho thấy mã đề cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Một nghiên cứu năm 2003 của Tạp chí Y học Trung Hoa của Mỹ nhận thấy chiết xuất từ nước lá mã đề đun nóng sở hữu “hoạt động ức chế đáng kể” về ung thư hạch, ung thư biểu mô (bàng quang, xương, cổ tử cung, thận, phổi và dạ dày) và nhiễm herpes (nhiễm khuẩn da cấp tính).
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ethnopharmacology năm 2003 cho thấy “flavonoids của mã đề có thể ức chế mạnh mẽ sự gia tăng các dòng tế bào ung thư ở con người”.
Theo Theepochtimes.com
An Nhiên biên dịch

GIÁNG SINH NGUYỆN CẦU - Thơ Duy Anh Và Bài Họa Của Các Thi Hửu

GIÁNG-SINH NGUYỆN CẦU Giáng-Sinh nguyện trước quảng trường nầy Rực rỡ cây Thông đèn đóm đầy. Tiếng vọng tình thương vơi ác chiến Lời truyền ...