Ukraine: Rava Ruska - Nghĩa trang của những nấm mồ hơn sáu mươi năm vô chủ.
Trời cuối đông, cụ bà Olga Kushta đứng không mấy vững, trên con đường nhỏ giữa làng Rava Ruska, phủ đầy tuyết trắng, chỉ tay xuống đất nói thật nhỏ “ đây là nơi mà họ, những người Do Thái đã bị bắn chết, tôi là người nhìn thấy tất cả”. Sáu mươi bốn năm qua rồi, kể từ cái ngày
còn bé, ngày mà bà Kushta cùng đám bạn, đứng
chơi bên lề đường, ngây thơ nhìn lính Đức Quốc Xã dẫn hơn năm ngàn người Do Thái, từ làng Rava
Ruska ra cái hố sâu, to lớn bìa rừng, rồi bắn chết đạp họ xuống.
Giờ đã 78 tuổi già, nhưng bà vẫn còn nhớ rất rõ, cái hình ảnh của giờ phút đau buồn, trong một
sáng tháng mười hai, khi người bạn thân của mẹ bà bị dẫn
đi ngang, bà ta quấn cái khăn choàng phủ qua đầu, nhìn Kushta kêu cứu. Bà cụ Kushta ngậm ngùi “làm thế nào tôi giúp bà, tôi chỉ
là đứa con nít thôi mà”. Đêm đó, Kushta
nói lại chuyện đã xảy ra và trong suốt sáu thập niên qua, bà không bao giờ nói về chuyện này nữa. Cuối cùng, thì sự im lặng từ bao nhiêu năm qua của bà và của
hàng trăm người dân làng Rava Ruska cũng chấm dứt. Tất cả những gì của
hơn sáu mươi năm, giờ được nói ra, nhờ vào nhiều
năm dài kiếm tìm không nghỉ của linh mục Desbois, người từ một xứ đạo ở
Ba Lê. Năm 2002, linh mục Desbois gặp cụ bà Kushta lần đầu tiên, sau khi nghe chuyện kể từ ông nội mình, lúc ông còn bé. Một
ông già, đã
là tù binh của Đức Quốc Xã, bị giam tại làng Rava Ruska trong những năm 1940, cho biết, có rất nhiều chuyện kinh hoàng xãy ra tại đây. Khi linh mục Desbois đến Rava Ruska, cái làng có
khoảng 8
ngàn dân, nằm cách biên giới Ba Lan chừng vài dặm đường, để tìm sự thật thì không tìm được gì cả.
Năm sau, linh mục Desbois trở lại, ông phó xã trưởng Nadiak đã đưa
linh mục đến khu rừng Borrow ven bìa làng, tại đây, ông kể lại câu chuyện truyền miệng, mà dân làng ai nấy đều nhớ mãi. Đó
là chuyện 1500 người Do Thái bị bắn chết và chôn vội vàng trong một cái mồ tập thể
vào tháng 11 năm 1943 và theo ông phó xã trưởng, ông có thể dẫn vị linh mục đấn cả
trăm làng khác, có chôn người như làng Rava
Ruska này. Cho tới năm 2004, linh mục Desbois đi về Ukraine khoảng 14 lần
và đã tìm ra
ít nhất là 750 địa điểm
chôn người Do Thái. Linh mục Desbois cho rằng, theo dữ kiện khả tin, thì phải còn khoảng 1800 nấm mồ tập thể rãi rác trên đất Ukraine, vốn bị lãng quên trong những ngày còn bị Nga Sô cai trị.
Không như trại tập trung tử thần nổi tiếng Auschwitz, một biểu
tượng diệt chủng của Đức Quốc Xã, những cánh đồng chết ở
Ukraine trong hơn 60 năm qua, cứ chôn vùi lặng
im dưới cát bụi, không ai biết và không ai nói đến.
Trong khi 400 ngàn người Ukraine gốc Do Thái đã bị giết chết tàn nhẩn trong các trại tập trung, hầu hết gần một triệu
người
khác bị bắn bằng súng. Những vụ bắn như thế
thường
xãy ra trước mặt dân làng và những
người dân
làm việc cho lính Đức. Câu chuyện từ linh mục Desbois, đã giúp cho giới trẻ Ukraine sáng mắt
hơn. Dười sự cai trị của Nga Sô, trận thế chiến thứ hai là trận chiến giữa
người cộng sản và bọn phát xít, chớ không hể đá động gì tới Đức Quốc Xã.
Tại khu rừng Lisinichi, nằm bên ngoài thành phố Lviv, trong một ngày cuối tháng 12, ông cụ Adolf Wislowski, 77 tuổi, đã phải chống gậy đi, kể cho linh mục Desbois nghe, chuyện ông cùng bạn
bè leo lên cây chơi, khi còn học trường làng, thấy tận mắt lính Đức bắn
người Do
Thái từng nhóm một trong cánh rừng này. Lúc chiến tranh sắp chấm dứt, lính Đi71c ra lệnh
cho tù binh Do Thái, đốt xác chết để xóa bỏ dấu vết trước khi họ rút bỏ Ukraine năm 1944, khói
đen phủ cao ngút trời trong vài ngày sau đó.
Các sử gia tin rằng, phải có hơn 90 ngàn xác chết nằm rãi rác trong 40 nấm mồ tập thể tại khu rừng Lisinichi. Phần nhiều những câu chuyện mà linh mục Desbois thu nhặt
và khám phá, đều xãy ra tại các làng ấp hẻo lánh, xa xôi mà
ngày nay, dường như chứng tích đã đóng
băng, theo ngày tháng qua đi.
Trong một bản báo cáo của quân Nga Sô năm 1944, khi họ đến làng Vysotsk, phỏng vấn dân chúng thì, trong năm
1942, lính Đức tập trung khoảng 2 ngàn người Do Thái, họ dẫn những
người này
ra một cái hố to, nơi này, họ bắn chết từng
năm người một. Lính Nga ước
lượng,
đôi khi có chừng 1864 người bị bắn trong một ngày, trong số đó, lính Đức cho chôn sống các em bé để tiết kiệm đạn
dược. Tại làng Vysotsk, ngày nay cũng
vẫn là các căn nhà gỗ và những chiếc xe do ngựa
kéo như xưa, ngay tận ven bìa làng, có nấm mồ tập thể đã tháo gỡ hàng rào bao quanh, với tấm bảng chữ Nga viết rằng
“1864 người Nga đã bị giết năm 1942, không phải
người Do
Thái.
Năm 2004, linh mục Desbois bắt đầu đi từng nhà một trong làng, tìm nhân chứng của những chuyện gì đã xãy ra năm 1942.
Ông hỏi tất cả những ai đang sống trong làng nhưng
không tìm được gì khá hơn.
Khi màn đêm vừa xuống, bà Hanna Dvurinska, 79 tuổi, mời linh mục
vào trong căn nhà gỗ nhỏ bé của mình, bà kể lại, đã nhìn thấy những gì khi còn là cô gái 14
tuổi. Ngày
đó, từ trong cửa sổ của nhà cha mẹ mình, bà nhìn thấy rõ từng
đoàn người Do Thái bị dẫn đi trên đường đến các cái huyệt mới vừa
đào xong, vài giờ sau, bà nghe có trăm
ngàn tiếng súng nổ. Ở một căn nhà khác, bà
Iarino Hanitko, nhớ lại chuyện cha mẹ mình, dấu một cậu bé trai do Thái, chừng hai ba tuổi
trong nhà, em này đã thoát chết và đi qua được một
nước
phía bên Âu châu, một số người
trong đoàn đã
bị bắn chết,
trước khi
cái huyệt vì đã bỏ chạy trốn đi. Tại ngôi làng hẻo lánh này, hiện còn ít người là nhân chứng của
hành động diệt chũng tàn bạo của những năm 1940 sống sót, và có lẽ, cũng đã quá muộn để sửa sai những chi tiết không đúng sự thật,
mà lính Nga Sô đã khắc trên tấm bảng bên hàng rào sụp của nghĩa địa
Vysotsk. Người ta cũng tin rằng, không phải chỉ
riêng có người Do Thái bị giết mà còn có một số
người nước khác. Tại khu rừng Lisinichi nói trên, có
khoảng vài trăm người lính Ý, bị quân Đức bắn chết, sau khi họ đầu
hàng quân Đồng Minh năm 1943 và hàng ngàn người Ba Lan, Nga sô.
Dưới cái lạnh vừa xuống, khoảng trừ 20 độ Bách phân, linh mục
Desbois bàng hoàng, đứng nhìn con đường mòn, phủ đầy bụi tuyết giữa
làng Rava Ruska, con đường tuy nhỏ nhoi, chật hẹp, xong xem ra vẫn cứ thấy dài hun hút. Ông cố nhớ cho hết những gì đã xãy ra cho người Do Thái tại
nơi đây trong đầu mình, trước khi nó có thể lạc mất mai một đâu đây vĩnh viễn. Cuối xuân vừa qua, ông Nadiak, cựu phó xã trưởng
làng Rava Ruska, đã cho thuê người, xây một tấm mộ bia bằng xi- măng với ngôi sao David Do Thái,
dựng
lên tại khu rừng Borrowe, một nấm mồ tập thể của hơn 1500 người vô tội, nấm mồ
mà ông đã chỉ cho linh mục Desbois xem năm 2003. Một ngày chủ nhật, trong cuối
tháng mười năm qua, một nhóm người Ukraine gốc Do Thái, đã lái xe đến làng Rava Ruska, từ thành phố
Lviv, cách xa hơn một giờ xe chạy. Họ ngồi quanh nấm mồ phủ đầy tuyết bạc trắng, đọc kinh cầu nguyện Kaddish, loại kinh cầu
siêu cho người chết của Do Thái. Đối với linh mục Desbois, buổi lễ cầu nguyện
trong cô đơn này là một cái gì sung sướng và cao quý nhất của đời mình, sau nhiều năm miệt mài tìm kiếm.
Ông muốn thấy, những người chết oan ức này, được chôn cất tử tế cho trọn kiếp đời và ông cũng
muốn, sự thật họ đã chết như thế nào, sẽ không bị vùi chôn vào thiên thu dưới ba tấc đất. Linh mục Desbois, ngước nhìn bầu trời xám xịch trên cao,
ông làm dấu thánh giá, giữa mông lung, thì thầm, “lạy
Chúa, sau hơn sáu mươi năm, những nấm mồ hoang giờ đã không còn là những nấm mồ vô chủ”.
Thuyên Huy
Radio FM974 –
Melbourne - Mon 01.06.2015.
(ảnh:cafef.vn)
(ảnh:cafef.vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét