Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Về MERS COV (tu Khampha.vn)

Chính phủ Hàn Quốc đang phải vật lộn với để ngăn chặn đợt bùng phát mạnh của hội chứng suy hô hấp Trung Đông do vi-rút corona (MERS-CoV) gây ra.
Trường hợp đầu tiên ghi nhận ở quốc gia này là một bệnh nhân nam 68 tuổi. Người này ở Bahrain từ ngày 18/4 đến ngày 3/5 và có tham gia công việc liên quan đến nông trại, sau đó trở về Hàn Quốc ngày 4/5 qua Qatar.
Tính đến nay, Hàn Quốc đã có 41 ca nhiễm MERS với 4 người tử vong. Hơn 1.100 trường học đóng cửa, gần 2.000 người bị cách ly. Hàn Quốc trở thành nước thứ hai sau Saudi Arabia có nhiều người nhiễm MERS nhất thế giới. Người dân nước này đang hết sức bối rối trước sự bùng phát nhanh của dịch bệnh.
Trước áp lực của dư luận, Bộ Y tế Hàn Quốc đã công bố tên của bệnh viện điều trị cho bệnh nhân nhiễm MERS đầu tiên. Nguyên nhân khiến MERS lan rộng ở Hàn Quốc là do người thân của bệnh nhân trên ra vào bệnh viện tự do trước khi nước này công bố ca nhiễm đầu tiên.
Chính phủ Hàn Quốc đang tìm mọi cách để ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả nhất. Ngoài kiểm dịch tại các sân bay, cửa khẩu quốc tế, chính phủ còn phối hợp với những quốc gia có dịch để kiểm tra sức khỏe cho những người đến Hàn Quốc. 
Lo ngại virus MERS có dấu hiệu lan rộng và nguy cơ bùng phát thành dịch tại Châu Á, hôm nay, tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết sẽ cử một đội điều tra đặc biệt đến Hàn Quốc vào đầu tuần tới để đánh giá tình hình dịch bệnh.
 - 1
Người dân Hàn Quốc đổ xô đi mua khẩu trang đề phòng dịch MERS
Mới đây, Tạp chí y học The Lancet của Mỹ đã đăng tải một nghiên cứu của hai chuyên gia Stanley Pearlman thuộc ĐH Iowa (Mỹ) và Alimuddin Zumla từ ĐH College London (Anh) về virus nguy hiểm này. 
MERS-CoV là gì?
MERS-CoV là hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông (tên tiếng Anh là: Middle East Respiratory Syndrome - MERS) là một bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus. MERS - CoV bao gồm các loại virus có khả năng gây cảm lạnh và viêm phổi tương tự virus gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) từng lây lan khắp châu Á năm 2003 khiến 8.273 người nhiễm bệnh và hơn 800 người trong số đó đã tử vong.
MERS-CoV xuất hiện đầu tiên ở đâu?
Bệnh nhân đầu tiên thiệt mạng do nhiễm MERS-CoV được ghi nhận vào tháng 9 năm 2012 ở Ả Rập Xê Út. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, kể từ đó đến nay, toàn thế giới đã có khoảng 1.185 người nhiễm MERS, trong đó ít nhất 443 trường hợp đã tử vong. 
Hầu hết các ca tử vong đều tập trung ở Saudi Arabia, nhưng một số bệnh nhân từ các quốc gia khác cũng nhiễm virus chết người này sau khi tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm MERS.
Các nhà nghiên cứu ở Mỹ và Saudi Arabia đã tìm thấy virus MERS ở loài dơi ăn côn trùng ở Saudi Arabia. Kể từ khi xuất hiện dịch đến nay, các nhà nghiên cứu đã thu thập hơn 1000 mẫu để tìm nguồn gốc lây gây bệnh trên nhiều loài động vật, trong đó có nhiều loài dơi. Tuy nhiên chỉ có duy nhất loài dơi ở Saudi Arabia trùng khớp gen với loại virus này.    
Gần đây Tổ chức Y tế Thế giới thông tin, một nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng ổ chứa MERS-CoV có thể từ lạc đà (loài vật nuôi khá phổ biến ở Saudi Arabia và các quốc gia vùng Trung Đông) khi một vài bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với lạc đà hoặc uống sữa lạc đà tươi.   
Virus MERS-CoV lây lan thế nào?
Các nhà khoa học chỉ ra rằng MERS truyền nhiễm qua con đường tiếp xúc với dịch cơ thể, đường hô hấp của người bệnh. Ngoài ra, các loại thịt sống hoặc nấu chưa chín và sản phẩm từ sữa lạc đà chưa tiệt trùng.
Các nhà khoa học cũng không loại trừ khả năng MERS lây qua đường không khí hoặc đồ vật, nghĩa là có thể nhiễm bệnh nếu chạm vào đồ vật mà người bị bệnh dùng trước đó. 
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh khuyến cáo các nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm MERS cần trang bị khẩu trang, áo choàng, đeo gang tay, kính bảo vệ mắt. Bệnh nhân nhiễm MERS phải được cách ly trong phòng kín có hệ thống thông gió để ngăn virus lây nhiễm trong không khí. 
Những người tiếp xúc với lạc đà như nông dân, bác sỹ thú y... cần phải rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ. Khi ho hoặc hắt hơi cần che miệng, mũi bằng tay hoặc khăn tay. Điều này giúp tránh bắn ra các giọt nước bọt, dịch tiết, mũi ra xung quanh. 
Thời gian ủ bệnh của MERS-CoV
Virus MERS-CoV có thể ủ bệnh trong cơ thể từ 5 ngày đến 2 tuần trước khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu. 
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo người dân các quốc gia: 
- Tiếp tục giám sát các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, xem xét các trường hợp nhiễm trùng hô hấp khác thường và có tiền sử về từ các nước vùng Trung Đông.
-Triển khai các biện pháp cơ bản phòng chống, kiểm soát phòng lây nhiễm, nhất là phòng lây nhiễm trong các cơ sở y tế.
- Do MERS-CoV có các triệu chứng sớm không điển hình cần áp dụng các biện pháp dự phòng tiêu chuẩn và đầy đủ đối với cơ sở y tế và nhân viên chăm sóc người bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và nghi ngờ nhiễm MERS-CoV. 
- Hoàn thành các điều tra, đánh giá về MERS-CoV để có hiểu biết đầy đủ về dịch tễ học, yếu tố nguy cơ.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực phòng chống cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi MERS-CoV.
- Nâng cao nhận thức và truyền thông nguy cơ về MERS-CoV cho cộng đồng, cán bộ y tế, chính quyền.
- Nâng cao nhận thức về MERS-CoV đối với nhóm người đi hành hương, du lịch tới vùng bị ảnh hưởng bởi MERS-CoV.
- Tăng cường hợp tác liên ngành, đặc biệt là thú y và y tế.
- Tăng cường giám sát người nhập cảnh tại cửa khẩu đối với người về từ các nước Trung Đông hoặc có tiền sử tiếp xúc với người bệnh viêm đường hô hấp trong vòng 14 ngày theo khuyến cáo của WHO.
- Không hạn chế thương mại và du lịch tới các quốc gia bị ảnh hưởng.
- Chia sẻ với WHO các thông tin liên quan cần thiết về MERS-CoV..
Hà Anh (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu

Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...