Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

Một ghi chú về lịch sử in ấn Việt Nam: in "hoạt tự" dưới thời Tự Đức


Một ghi chú về lịch sử in ấn Việt Nam: in "hoạt tự" dưới thời Tự Đức

1. Trong công trình中国印刷术在越南的传播及其影响 nhà nghiên cứu Trung Quốc Trương Tú Dân có nhắc đến một chi tiết rất quan trọng: Đó là chữ in rời đã xuất hiện ở Việt Nam, và văn bản sớm nhất được biết in hoạt tự là "Truyền kỳ mạn lục" dưới triều Lê Vĩnh Thịnh năm thứ 8. Trương Tú Dân cũng nói rằng dưới triều vua Thiệu Trị đã đặt mua bản in hoạt tự bằng gỗ ở Trung Quốc mang về Việt Nam. Nhưng trong Đại Nam thực lục triều vua Thiệu Trị thì không thấy ghi chép gì về chuyện này.
2. Chắc chắn là có bản in hoạt tự (bằng thiếc) dưới triều vua Tự Đức, không phải là triều đình đặt mua mà là thu giữ của thương nhân người Thanh. Những ghi chép này có thể tìm thấy trong Đại Nam thực lục" (tập 7, tiếng Việt, chắc thế. Bản chữ Hán là "Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỉ" )


Bính Thìn, Tự Đức năm thứ 9 [1856]

Lệnh đưa bàn in chữ xếp bằng thiếc trắng do thuyền của người nước Thanh chở đến nộp, giao cho sở chứa ván in ở Quốc sử quán coi giữ. Lại sai chọn phái các cử nhân, giám sinh ở Giám sung việc kiểm làm và những người thợ khắc bàn in hiện có mặt ở đấy theo cùng. Dự Hiệp Ký (người chủ có chữ xếp bản ấy) chỉ bảo cách thức đem in thử cho được am tường.








Canh Ngọ, Tự Đức năm thứ 23 [1870]

Định lại thể lệ cách 1 năm phái viên kiểm tra chữ thiếc ở cục in sách. Tự Đức năm thứ 9 lệ định mỗi khi đến cuối năm, phái quan khoa đạo hội đồng với nhân viên cục in sách kiểm điểm những mảnh chữ bằng thiếc, làm sổ coi giữ dâng lên, (lệ cũ khi kiểm tra, mỗi 1.000 chữ thiếu từ 1 đến 15 chữ, cứ bọn nhân viên cục ấy phải đúc đền, tha cho xử phân, nếu thiếu từ 16 chữ trở lên, tức phải đúc đền, nhưng tâu xin chờ xử phân). Đến nay quan Sử quán tâu nói : Cục ấy nguyên trước đặt 23 nhân viên, cứ đến hằng năm hội kiểm thường đến 2 - 3 tháng mới xong, từ năm ngoái bỏ bớt đi, chỉ để bát, cửu phẩm mỗi chức 1 người, vị nhập lưu thư lại 4 người, (chia làm 2 ban, 1 ban ở làm việc, 1 ban về nghỉ) mà số mảnh chữ ấy thì nhiều (trong số coi giữ cộng 311.480 mảnh chữ, trong đó : Chữ lớn là 203.745 mảnh ; chữ nhỏ là 107.735 mảnh), nghĩ nên cách 1 năm kiểm điểm 1 lần, nhưng để lại 4 thư lại, chi lương cho làm việc, việc xong, lại chia ban như cũ, hầu khỏi phải phái, lại thành chậm trễ. Vua bảo rằng : “Cách 1 năm cũng được, nhưng để nguyên ty ấy tự điểm và 1 viên khoa đạo sao đủ được, lâu ngày tất mất nhiều”. Bèn sai bộ Lễ nghĩ định, rồi chuẩn cho chọn phái viên dịch định số đến kỳ chiểu lệ thi hành. (Từ nay, phàm cách 1 năm, mỗi đến trung tuần tháng giêng phái kiểm một lần, nhưng do viện Đô sát phái 1 viên khoa đạo ; bộ Lễ và Sử quán phái thuộc viên lục thất phẩm mỗi chức 1 viên, các bộ Lại, Hộ, Binh, Công mỗi bộ chọn phái 1 thư lại, đều đến cục ấy hội đồng sức làm kiểm điểm mảnh chữ ấy và các hiệu sách ván in hiện giữ, cốt trong tháng 2 phải xong, đủ, thiếu thế nào theo như trước cùng ký tên vào tờ tâu lên).



(từ Blog:QUACH HIEN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

FOULA - Hòn Đảo Xa vXoi6 Nhất Có Người Sinh Sống Ở Anh

  Hòn đảo biệt lập này chỉ có khoảng 30 người sinh sống và là hòn đảo xa xôi nhất có người sinh sống ở Anh. Foula là một trong những hòn đảo...