Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Những Vùng Đất Gây Ám Ảnh Còn Hơn Cả Ma Quỉ (khampha.com)

Những vùng đất này được lồng ghép trong các bức ảnh lên án sự tàn phá môi trường, thiên nhiên của con người.
Với chủ đề là sự tác động của biến đổi khí hậu thế giới, gia tăng dân số và nghèo đói trên thế giới, vô số bức ảnh đã được các nhiếp ảnh gia trên thế giới gửi bài về để dự thi. 

Sau một thời gian, 111 bức ảnh đẹp và tiêu biểu nhất đã được trưng bày tại Cuộc triển lãm nhiếp ảnh về môi trường Atkins CIWEM ở Hội Địa lý Hoàng gia Anh từ ngày 22/6 - 10/7.

Những bức ảnh tuyệt đẹp về thế giới nhưng lại vô cùng ảm đạm và lạnh lẽo khiến người xem không khỏi ám ảnh, giật mình trước tác động xấu của mình lên Trái đất. 

Để có được những bức ảnh đẹp đến lặng người như vậy, không ít nhiếp ảnh gia đã phải lang thang, khám phá tới tận cùng những nơi hoang vắng, vô cùng nguy hiểm. 


Bức ảnh về núi Kenya được chụp vào năm 2014, cho thấy mức độ sự tan chảy của dòng sông băng Lewis Glacier. Vệt lửa cho thấy bờ cũ của con sông vào năm 1987, hiện nay chiều dài của sông đã hụt đi 120m. 

Nhiếp ảnh gia Simon Norfolk đã dùng xăng để tạo ra dải lửa này như một cách minh họa về việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch của con người khiến khí hậu thay đổi và làm tan chảy các dòng sông băng.



Bức ảnh chụp từ núi lửa Kawah Ijen, miền Đông Java (Indonesia) này mô tả chân thực về lượng khói lưu huỳnh độc hại thoát ra từ một mỏ “vàng” ở Indonesia, có tên là “Vàng của quỷ” (The Devil’s gold). 



Một phụ nữ đã từng sống tại thành phố Namie đang ở trong một siêu thị thuộc khu vực cấm của thành phố Fukushima. Rất nhiều thực phẩm còn hạn sử dụng vẫn ở yên trên kệ hàng bị bỏ lại sau cuộc khủng hoảng nhà máy điện hạt nhân vào năm 2011.




Bức ảnh mô tả hình ảnh chiếc túi nilon mắc vào ngọn cây khô ở cao nguyên Bolivia đơn giản đến kì lạ. Tuy nhiên, thông qua bức ảnh, tác giả muốn truyền tải thông điệp về việc sử dụng túi nilon gây ảnh hưởng lớn đến môi trường như thế nào. Bạn có tin, hiện nay thế giới tiêu thụ gần 1 triệu túi nilon mỗi phút.



Bức ảnh này ghi lại những gì còn sót lại tại một ngôi làng ở Gemania thuộc dãy núi Apuseni ở Romania. Hơn 400 gia đình đã sơ tán khỏi ngôi làng do chất thải của các mỏ đồng được khai thác gần đó.



Do Kuwait thường xuyên phải hứng chịu những cơn bão cát khổng lồ, tầm nhìn bị hạn chế trong bán kính 500m nên sân bay quốc tế ở Kuwait rất hay phải đóng cửa. 



Hình ảnh hai người phụ nữ tại một cửa tiệm làm tóc tại khu ổ chuột ở Makoto, Nigeria. Trước đây, dòng sông này là nơi mà những người dân nơi đây ra tắm giặt, sinh hoạt. Nhưng giờ đây, nước sông đã bị ô nhiễm nặng nề với một màu đen xì, rác nổi... 



Thành phố Konya (Thổ Nhĩ Kỳ) được biết đến là thành phố phồn thịnh với những trường đại học sôi động. Tuy nhiên hình ảnh một cửa tiệm cắt tóc sáng đèn lẻ loi trong bức ảnh này lại thể hiện một góc độ khác của thành phố.




Hình ảnh một gia đình đang xem TV và chờ nước rút ở thành phố Chittagong, Bangladesh. Trong vài năm gần đây, do biến đổi khí hậu nặng nề mà mực nước biển dâng cao - trở thành một vấn đề nan giải tại các khu vực làm ăn và sinh sống của người dân.

Nguồn: Dailymail
     
    Theo
     Huy Hoàng / Trí Thức Trẻ

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    "Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

      Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...