Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Phút Đặc Biệt ngày 30/6/2015

Vào lúc 23 giờ 59 phút giờ GMT ngày 30-6-2015, thế giới sẽ có 1 phút dài 61 giây.


Nguyên do của sự việc kỳ lạ này là “giây nhảy cách” – Đó là khi những người coi giờ điều chỉnh những chiếc đồng hồ có độ chính xác cao của mình đồng bộ với vòng quay của trái đất thay đổi bởi ảnh hưởng sức hút trọng lực của mặt trời và mặt trăng.

Sẽ có rất ít người trong 7,2 tỉ dân số trái đất nhận thức được sự thay đổi này, và thậm chí còn ít người hơn phải sắp xếp việc phải làm trong giây ngoại lệ ấy. Nhưng với những người chuyên môn đo thời khắc, giây thêm vào này là một vấn đề lớn, và đã có những tranh chấp xem có nên chấp nhận hay loại bỏ nó.



Michel Abgrall, người đứng đầu tại Đài Thiên văn Paris giám sát các thiết bị chuẩn bị cho “giây nhảy cách”



Daniel Gambis, giám đốc của Dịch vụ Vòng quay Trái đất và các Hệ thống liên quan (IERS) nhận xét về việc có nên thêm vào giây dôi ra này hay không.Thật sự, giây nhảy cách này không cần thiết được thêm vào hệ thống đồng hồ bình thường của chúng ta. Nhưng nó rất quan trọng cho những chiếc đồng hồ siêu chính xác, ví dụ như đồng hồ thường dùng tần số nguyên tử làm cơ chế hoạt động.

Những chiếc máy tính chứa dữ liệu lớn có thể ít ngặt nghèo hơn đồng hồ nguyên tử, nhưng vẫn cần sự chính xác cực kỳ cao về thời gian nội bộ. Ví dụ như mạng Internet gửi dữ liệu khắp thế giới trong những gói nhỏ được liên kết lại với nhau trong từng phần triệu giây. Một số thuật toán trong giao dịch tài chính được tính dựa trên một phần vài giây nhanh hơn đối thủ để thu được lợi nhuận.




Đồng hồ tại bảo tàng Musée d'Orsay ở Paris, Pháp



Từ năm 1971, “giây nhảy cách” đã được thêm vào trong 25 dịp, trong một nỗ lực làm đơn giản hóa Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), tên gọi khác chính thức của GMT.Nhưng trong 15 năm gần đây đã có một cuộc tranh luận căng thẳng về việc có nên tạo ra sự thay đổi này hay không và những rắc rối của nó.

Chỉnh sửa gần đây nhất là vào ngày 30-6-2012 đã gây rối loạn đến rất nhiều máy chủ internet, và hệ thống đặt chỗ trực tuyến của hãng hàng không Qantas của Úc “bị sập trong vài giờ”, theo Gambis cho biết.“Bây giờ là lúc để bỏ ‘giây nhảy cách’. Nó tạo ra rắc rối và gây lỗi,” Sebastien Bize, chuyên gia về đồng hồ nguyên tử ở phòng thí nghiệm SYRTE tại Đài Thiên văn Paris nói.
Nếu thế giới loại bỏ “giây nhảy cách”, thời gian được con người tính toán có thể không còn chính xác với vòng quay của trái đất.“Nó sẽ có nghĩa là trong khoảng 10.000 năm tới, con người sẽ ăn điểm tâm vào lúc 2 giờ sáng.”.
Bích Thảo (Pháp Luật Thành phố)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

FOULA - Hòn Đảo Xa vXoi6 Nhất Có Người Sinh Sống Ở Anh

  Hòn đảo biệt lập này chỉ có khoảng 30 người sinh sống và là hòn đảo xa xôi nhất có người sinh sống ở Anh. Foula là một trong những hòn đảo...