Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Một trong những thành phố lớn nhất thế giới đang cạn kiệt NƯỚC

Người dân Brazil đang tích trữ nước khi còn có thể

A shell of a car is seen with a text that reads in Portuguese: "Welcome to the desert of Cantareira" on the banks of the Atibainha reservoir, part of the Cantareira System that provides water to the city of Sao Paulo, Nazare Paulista, Brazil. (Victor Moriyama/Getty Images)
Vỏ một chiếc xe ghi hàng chữ tiếng Bồ Đào Nha “Chào mừng bạn đến sa mạc của Cantareira”, nằm trên bờ của hồ chứa nước Atibainha, một phần của hệ thống Cantareira cung cấp nước cho thành phố của Sao Paulo, Nazare Paulista, Brazil. (Victor Moriyama / Getty Images)
Tác giả JD Heyes, một nhà văn cộng tác với Natural News.
Đợt hạn hán lịch sử ở quốc gia lớn nhất Nam Mỹ đang ngày càng trở nên trầm trọng, dẫn đến chính sách hạn chế sử dụng nước và buộc người dân ở một trong những thành phố lớn nhất thế giới này phải tích trữ nước.
Theo báo cáo của Reuters, bên cạnh việc tích trữ, người dân Brazil tại thành phố Sao Paulo đang khoan giếng tự chế và áp dụng các biện pháp khẩn cấp trước khi bị buộc phải hạn chế sử dụng nước, một biện pháp của chính phủ mà có thể dẫn đến việc đóng nguồn nước sinh hoạt của người dân năm ngày một tuần.
Ở Sao Paulo, một thành phố đô thị lớn với 20 triệu dân, các hồ chứa nước chính đã giảm xuống chỉ còn 6 phần trăm sức chứa trong khi cao điểm của mùa mưa đã qua.
Đợt hạn hán nặng nề hơn tập trung xung quanh Sao Paulo, nhưng các thành phố đông dân khác ở phía đông nam Brazil cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt và có thể cuối cùng cũng sẽ phải áp dụng biện pháp hạn chế sử dụng nước. Rio de Janeiro, một địa điểm du lịch yêu thích, là một trong những thành phố cũng đang đối mặt với tình trạng hạn hán, dù ít nghiêm trọng hơn.
Như Reuters tiếp tục báo cáo:
Lo lắng về diễn biến của đợt hạn hán và hậu quả của nó đối với công việc, sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống nói chung đã khiến tâm trạng người dân Brazil thêm nặng nề khi nền kinh tế còn đang gặp khó khăn và niềm tin vào Tổng thống Dilma Rousseff đang xuống thấp hơn bao giờ hết.

Một mùa mưa gây thất vọng

Cao điểm mùa mưa ở Brazil rơi vào tháng Một, và lượng mưa năm nay ít hơn nhiều so với bình thường. Do đó, các quan chức ở Sao Paulo đã cảnh báo rằng họ có thể không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt nguồn nước sinh hoạt của người dân có thể đến năm ngày mỗi tuần – một biện pháp cực đoan có thể kéo dài cho đến mùa mưa năm tới bắt đầu vào tháng Mười hoặc là sau đó nữa.
Các quan chức cho rằng tình hình hạn hán hiện nay ở Brazil là tồi tệ nhất trong gần một thế kỷ qua.
Các quan chức nhà nước vẫn chưa quyết định có nên thực hiện biện pháp tiết chế hà khắc này không, một phần bởi vì họ vẫn còn đang hy vọng vào những trận mưa lớn trong tháng này và tháng sau. Trong những ngày gần đây, những cơn mưa bão đã thực sự giúp mực nước trong vài hồ địa phương gia tăng.

Tình hình hạn hán hiện nay ở Brazil là tồi tệ nhất trong gần một thế kỷ.

Những dự báo độc lập gợi ý rằng hồ trữ nước chính của Sao Paulo, Cantareira, có thể cạn khô trong tháng tư nếu lượng nước tiêu thụ không được cắt giảm đáng kể. Và bởi vì khả năng đó, nhiều cư dân Sao Paulo đã bắt đầu tích trữ nước ngay từ bây giờ trong khi họ vẫn còn có thể làm được điều đó.
Reuters báo cáo thêm:
Một trong các biện pháp mà các bệnh viện lớn ở Sao Paulo đang thực hiện là lắp đặt trung tâm xử lý và tái chế nước thải, để đảm bảo rằng họ vẫn có thể thực hiện các ca phẫu thuật và các nhiệm vụ cần thiết khác nếu nguồn cung nước bị cắt.
Trong khi đó, các công ty địa phương đang cạnh tranh để đảm bảo nhận được nguồn cung nước từ các xe tải chở nước bình, một cảnh đã trở nên phổ biến trên các đường phố đông đúc của Sao Paulo, khi họ đang cố gắng giữ cho nước vẫn chảy trong thành phố khô cạn này.
“Nó giống như việc nhìn thấy bình xăng của bạn chỉ còn 10 lít và biết rằng bạn sẽ không làm thế nào để đến được trạm tiếp theo”, ông Stefan Rohr, giám đốc môi trường của tập đoàn công nghiệp Ciesp ở Campinas, một thành phố lớn với hơn 3 triệu người ở phía bắc Sao Paulo, nói với Reuters.

40 triệu người bị ảnh hưởng

Có một số ngành công nghiệp phụ thuộc lớn vào nguồn nước, ví dụ như các nhà sản xuất nước giải khát, nhà sản xuất thép và sản xuất cellulose, vốn đã lên kế hoạch dự phòng mua nước từ lâu. Họ lên kế hoạch trữ nước trong xe bồn hoặc sử dụng giếng ngầm để có thể đảm bảo rằng không có cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nào đi kèm với hạn hán.
Tuy nhiên những doanh nghiệp nhỏ như nhà hàng, trạm rửa xe, thẩm mỹ viện và các ngành công nghiệp nhẹ, có thể phải đóng cửa hoặc hạn chế hoạt động một cách đáng kể.
“Tác động kinh tế sẽ là mất việc làm”, ông Rohr cho biết.
Những viên chức của Sabesp, một công ty ở Sao Paolo chuyên cung cấp dịch vụ cấp nước do nhà nước quản lý, nói với Reuters rằng họ không biết chắc khi nào hoặc liệu việc cắt giảm nước có được áp dụng hay không. Thống đốc bang, ông Geraldo Alckmin, với thanh thế đang sụt giảm mạnh vì hậu quả của cuộc khủng hoảng nước, đã từ chối phỏng vấn với Reuters.
Tuy nhiên, một thành viên giấu tên trong nội các của Tổng thống Brazil nói với các dịch vụ mạng tin vào đầu tháng Hai rằng có nhiều khả năng sẽ có một số mức độ tiết chế nước ở ba khu vực đô thị lớn nhất của Brazil: Sao Paulo, Rio de Janeiro và Belo Horizonte, là nơi ở của khoảng 40 triệu người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...