Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

TỰ HỌC TIẾNG VIỆT: THÀNH NGỮ "MẶT HOA DA PHẤN" - NTV Long Xuyên



Hôm trước tình cờ đọc trên mạng một nhân vật có tên là "Hoa Diện Phấn Bì" 花面粉皮 làm mình thắc mắc không lẽ thành ngữ "Mặt hoa da phấn" lại có gốc từ tiếng Hán?
Thành ngữ "Mặt hoa da phấn" được trang bách khoa tri thức giải thích là: (Người phụ nữ) có khuôn mặt xinh đẹp, tươi tắn, có nước da mịn màng, sáng sủa. Thành ngữ này thường được nhiều người hiểu là "mặt đẹp như hoa, da trắng như phấn".
Mặt hoa hay hoa diện 花面 chỉ khuôn mặt đẹp của người phụ nữ có thể có nguồn gốc từ tiếng Hán vì đã xuất hiện với nghĩa trên trong nhiều bài thơ từ cổ chí kim như .
• Bồ tát man kỳ 1 - 菩薩蠻其一 (Ôn Đình Quân) thời Đường
• Giảm tự mộc lan hoa - 減字木蘭花 (Lý Thanh Chiếu) thời Nam Tống.
• Long thành cầm giả ca - 龍城琴者歌 (Nguyễn Du)...
Bản thân từ Hoa 花 cũng có nghĩa là đẹp rồi (đẹp như hoa) nên Hoa diện là mặt đẹp.
Riêng da phấn chỉ làn da sáng sủa thì hoàn toàn thuần Việt vì trong tiếng Hán phấn bì 粉皮 có nghĩa là sợi miến làm từ đậu xanh hay khoai tây. Do đó cụm từ "Hoa Diện Phấn Bì" 花面粉皮 không hề xuất hiện trong tiếng Hán.
Như vậy ta có thể nói rằng thành ngữ"Mặt hoa da phấn" là một thành ngữ thuần Viết có cấu tạo từ nền "mặt hoa" và yếu tố bổ trợ "da phấn" trong đó từ da vần với từ hoa đứng trước theo kiểu nói vần điệu hay gặp trong cấu trúc thành ngữ tiếng Việt. Chính vì da phấn được thêm vào như là phần phụ trợ nên ý nghĩa nó cũng hơi mông lung. Da trắng vì được đánh phấn hay da tự nhiên có màu như phấn? Bản thân từ phấn 粉 lại có nghĩa tới hai màu: 1-màu trắng như bột gạo mà ngày xưa các cô gái Hoa, Nhật, Việt dùng đánh lên mặt khi trang điểm. 2-màu hồng (như gương mặt hồng hào).
Người Việt vay mượn từ hồng 紅 từ tiếng Hán với nghĩa gốc là màu đỏ để chỉ một màu pha trộn giữa màu đỏ với màu trắng mà trong tiếng Hán là màu phấn để rồi chữ phấn trong tiếng Việt bị quên luôn là màu gì (chỉ còn chút vết tích trong cụm từ " màu hồng phấn"?)
Vậy da phấn là da có màu trắng hay màu hồng? Có người thích đùa sẽ hỏi luôn da ở đâu trắng như phấn, da mặt hay da...mông?
Tiếng Việt khó thật!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...