Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015
NỔI BUỒN KHÔN TỎ - Đăng Mỷ Duyên
Chủ Nhật vừa rồi, nhận được một tuyển văn thơ.
Trưa nay mới rảnh mà nằm đọc.
Cảm giác khoan khoái mất dần khi đọc tới trang Ký sự. Thấy hoa mắt, lùng bùng lỗ tai. Thôi rồi, cơn tăng xông lên. Đi rửa mặt cho tỉnh táo, rồi ngồi dậy đọc tiếp. Vẫn hoa mắt vì... thấy người quen nhiều quá trong bài ký.
Không lẽ nào!
Đọc đi đọc lại bắt thuộc lòng.
Sợ trí nhớ của mình có vấn đề, bèn đi tắm rửa, thay áo, vào phòng làm việc mở máy lên.
Ngày 27/12/2012, bạn có gửi cho một cái mail, kèm theo bài ký của một người lính Việt Nam Cộng Hòa, đơn giản vì đây là bài ký rất hay về vùng đất nơi mình ở và bạn nghĩ sẽ giúp ích cho mình vì thời điểm bài ký ra đời, mình còn nhỏ xíu, có thể có nhiều điều mình chưa biết...
Mình đã đọc. Không những vậy còn in ra đưa cho anh mình đọc. Anh ấy đã cám ơn tác giả đã viết về Tây Ninh bằng cả tâm hồn.
Bài ký nói về vùng đất Tây Ninh những năm chiến tranh. Tác giả đã từng đến Tây Ninh, đã sống ở Tây Ninh một thời gian dài đủ để viết với nhiều cung bậc cảm xúc buồn vui theo hiểu biết và trải nghiệm. Bài ký hay. Dài mười ngàn bốn trăm chữ. Nếu người lính ấy còn sống và tiếp tục cầm bút, mình nghĩ, ông sẽ là một nhà văn.
Vậy mà, bây giờ bài ký đó đã được cắt thành từng mảnh và dán lại từng nơi từng lúc theo ý đồ của một tác giả khác. Lưu ý: CẮT, và DÁN!
Xưa mình học Sử, những quan chép sử thà chết chứ không chịu viết sai sự thật.
Lại nghe đâu đó, nói: Nhà văn là người viết sử của thời đại.
Lại cũng nghe nói: Văn là người.
Vậy, người là ai, đứng ở đâu trong cái bút ký này để được ký tên trên tác phẩm?
Lại viết tiếp: Khi được quá nhiều người phản ảnh, người bèn... gõ thêm một dòng phía cuối bài: bài ký có sử dụng tư liệu của.... Mình tưởng,, ký sự là một thể loại mà người viết phải thực sự dấn thân, đắm mình vào đó mới thấy và cảm được cảnh và tình. Còn khi lấy tư liệu của người khác để làm phông màn cho "chuyện của mình", liệu có nên chăng? Không biết người ký tên kia có xấu hổ với bao nhiêu bạn đọc và chính lương tâm mình? Dù sao, cũng là chuyện... tìm một chút danh thôi mà. Hữu xạ tự nhiên hương, làm sao có thể núp sau lưng người khác để hưởng chút hương thừa một cách... kỳ cục vậy.
Cũng cảm ơn cái sự CẮT và DÁN này, nhờ vậy, biết thêm một nhà văn lớn và một nhà... văng không nhỏ(tuổi). Trời ơi,,, cái người này, nhiều năm nay mình vẫn gọi là thầy, chỉ vì họ là đồng nghiệp với mẹ mình...
Già rồi, tưởng đã hết lục dục thất tình, ai dè cũng bon chen quá, mà bon chen tầm bậy...
Hết nói,
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024
Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét