Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Tìm Hiểu về Người Mường - Hồ Nguyễn


        Người Mường (chữ Nôm: 𤞽 hoặc 𡙧), có tên tự gọi là: Mol, các tên gọi khác: Mual, Moi, Au tá, Ao tá, nhóm địa phương: Ao Tá (Âu Tá), Moi Bi, là một dân tộc sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.
       Họ rất gần với người Kinh, một số nhà dân tộc học đưa ra giả thuyết người Mường về mặt sắc tộc chính là người Kinh nhưng vì cư trú ở miền núi nên họ ít bị Hán hóa. Dân số tại Việt Nam theo kết quả Điều tra dân số năm 2009 là 1.268.963 người. Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, ngôn ngữ Nam Á.
        Không phải ngay từ buổi đầu lịch sử, dân tộc Mường đã có tộc danh như ngày nay. Và đương nhiên trước đây, người Mường cũng không dùng danh từ này làm tên gọi cho dân tộc mình. Theo Trần Từ (tức Nguyễn Đức Từ Chi), Mường là từ dùng để chỉ một vùng cư trú của người Mường bao gồm nhiều làng. Mỗi vùng được đặt dưới sự cai quản của một nhà Lang. Qua sự tiếp xúc giao lưu giữa người Mường và người Kinh, người Kinh đã sử dụng danh từ “Mường” để gọi dân tộc này.
        Danh từ “Mường” trong “người Mường“, cả hai chữ “Mường𤞽𡙧 đều là chữ hình thanh, có chung thanh phù (bộ phận biểu thị âm đọc của chữ) là chữ “Mang” . Chữ “Mường” 𤞽 có ý phù (bộ phận biểu thị ý nghĩa của chữ) là chữ “Khuyển” có nghĩa là “Ông Trời”. Chữ “Mường” 𡙧 có thanh phù là chữ “Di” có nghĩa là “Con người”.
         Cho đến tận bây giờ, Người Mường vẫn từ gọi mình là Mol, Moăn như ở Hoà Bình, Mon, Mwanl như ở Thanh Hoá. Còn ở Phú Thọ, đặc biệt là ở Thanh Sơn, nơi người Mường tập trung đông đảo nhất, cũng như người Mường ở huyện Yên Lập và một số xã thuộc huyện Thanh Thuỷ, người Mường tự gọi mình là Mol, Monl.
        Mặc dù những từ ngữ này có biến âm hơi khác ở mỗi vùng, mỗi địa phương nhưng đều quan niệm giống nhau về mặt ý nghĩa. Tất cả những từ gọi mà người Mường dùng để chỉ dân tộc mình có nghĩa là Người. Vì lẽ đó mà người Mường thường tự xưng mình là con Mol hoặc là con Monl: con Người. Còn từ Mường vốn là từ Mương người Mường dùng để chỉ nơi cư trú chứ không liên quan gì đến tộc danh ngày nay của mình.
        Mặc dù vậy, cùng sự biến động của lịch sử cũng như quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá với các dân tộc anh em khác cho đến nay “Mường” đã được người Mường chấp nhận và coi đó là tộc danh của mình, và hiển nhiên, họ tự nhận mình là người Mường như ngày nay. Do đó, Mường đã trở thành tên gọi chính thức và duy nhất của tộc người này để phân biệt với các dân tộc khác. Tộc danh Mường đã được các tổ chức, thể chế, các nhà nghiên cứu dùng khi tìm hiểu, nghiên cứu gọi dân tộc này: Người Mường.
         Người Mường sống tập trung ở các thung lũng hai bờ sông Đà (Phú Thọ, Sơn La, Ba Vì, Hòa Bình) và khu vực trung lưu của sông Mã, sông Bưởi (các huyện Thạch Thành, Bá Thước, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc của tỉnh Thanh Hóa). Người Mường ở Thanh Hoá gồm hai bộ phận: Mường Trong (Mường gốc) và Mường Ngoài (người Mường di cư từ Hoà Bình vào). Sang đến tỉnh Nghệ An hầu như không có người Mường sinh sống (năm 1999 chỉ có 523 người Mường trong toàn tỉnh). Ngoài ra ở Tây Nguyên và vùng Đông Nam phần cũng có gần 27.000 người mới di cư vào trong những năm gần đây.
        Người Mường gốc từ hai tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ di cư vào Đồng Nai từ sau hiệp định Genève (1954). Số người Mường được chính quyền VNCH-Sài Gòn đưa về định cư tại ấp Tân Lập, xã Bình Hoà (nay là xã Phú Túc, huyện Định Quán). Tổng số người Mường vào ở Đồng Nai là 2.673 người (1996), đông nhất ở huyện Định Quán. Số còn lại rải rác ở các huyện Xuân Lộc, huyện Tân Phú, huyện Vĩnh Cửu, huyện Thống Nhất.
Người Mường ở Đồng Nai chủ yếu sống bằng nghề nông, số hộ buôn bán và làm các nghề khác không đáng kể. Họ định canh định cư, chủ yếu trồng lúa nước. Ngoài lúa, bà con còn trồng rau xanh, cà, bí, đậu xanh… Một số hộ có rẫy xa nhà thì trồng cà phê, điều, bắp, đậu… Hầu hết, các gia đình nào người Mường chăn nuôi gia súc: trâu, bò, heo, gà, vịt. Một số đánh cá trên sông La Ngà vào lúc nông nhàn.
         Đồng bào Mường di cư vào đất Đồng Nai không còn duy trì chế độ lang đạo, ruộng đất do gia đình nào khai phá thì thuộc quyền sở hữu của nhà đó. Hôn nhân giữa trai gái đã được tự do, không còn phân biệt giàu nghèo, và có một số gia đình có hôn nhân với với các dân tộc khác.
         Người Mường có cùng nguồn gốc với người Việt cư trú lâu đời ở vùng Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ… Cũng như các dân tộc khác, để lý giải về nguồn gốc của dân tộc mình, dân gian Mường ở Hòa Bình còn lưu giữ và truyền kể những huyền thoại về sự xuất hiện dân tộc mình dưới dạng những áng Mo (những truyền thuyết đó được lưu truyền chủ yếu dưới dạng các bản mo hát với phiên bản dài ngắn khác nhau).
        Thuở xưa, khi con người còn chưa xuất hiện, trời làm hạn hán, khô khan, cây cối khô mà chết, rồi trời lại mưa. Một trận mưa to chưa từng thấy. Nước chảy thành suối thành sông. Đất lở bồi thành đồng bằng. Đá lăn chất đầy thành gò thành đống, thành đồi thành núi. Từ dưới đất mọc lên một cây si. Cây si lớn như thổi trở thành một cây cổ thụ, cành lá che kín cả bầu trời. Cây si bị sâu đục ăn làm cho gãy cành rụng lá. Từ gốc cây si đẻ ra một đôi chim. Chim Ây là đực, Cái ứa là cái. Đôi chim rủ nhau bay lên cành cây si làm tổ. Cành si gãy. Chim bay lên cây đa làm tổ. Cây đa đổ. Chim Ây và Cái Ứa lại rủ nhau bay lên núi đá lấy cỏ làm thành tổ Hang Hao. Cái Ứa đẻ ra trăm ngàn quả trứng. Trứng chim nở ra thành muôn loài muôn vật. Còn lại một trăm cái trứng thì nở ra con người. Đó là người Mường và người Kinh
         Người Mường Thanh Sơn còn cho rằng Đức Thánh Tản Viên Sơn (còn gọi là Sơn tinh) – Con rể vua Hùng thứ 18 – là người Mường Thanh Sơn. Truyền kể rằng, ở vùng mường Xuân đài, Khả Cửu ngày xưa có một cô gái con nhà Lang tên là Đinh Thị Đen (người Mường Thanh Sơn gọi là Đinh Thị Điên). Cô là người đen đủi xấu xí nhất trong gia đình dòng họ nên bị bố mẹ, anh chị em hắt hủi. Một lần vào rừng lấy củi, cô gái tủi thân ngồi khóc trên một tảng đá và ngủ thiếp đi. Từ đó cô có thai và đã bị nhà Lang hắt hủi đuổi đi. Cô đã lang thang lần đi đến vùng mường Tất Thắng. Dân ở đó thấy cô đói khát đã cho cô ăn uống. Từ Tất Thắng, cô lại đi tiếp đến động Lăng Xương (thuộc xã Trung Nghĩa huyện Thanh Thủy ngày nay) thì đẻ ra thần Tản Viên. Dân bản ở đây thương tình đã đóng cho cô một bè nứa và đưa hai mẹ con cô vượt sông Đà sang vùng Ba Vì (thuộc Hà Nội ngày nay). Mẹ con bà Đinh Thị Đen được bà Ma Thị là chúa các động mường cưu mang nhận làm con nuôi. Khi Tản Viên lớn lên, thần được bà Ma Thị truyền cho quyền cai trị và bảo vệ các xứ mường. Thần đã lấy con gái vua Hùng thứ 18 tên là Ngọc Hoa làm vợ.



       Người Mường ở các xã Lai Đồng, Đồng Sơn, Thạch Kiệt còn lưu truyền truyền thuyết “Đẻ giang” như sau: ở đất mường Tồng (tên gọi cũ của Lai Động) có một cái hang gọi là hang Cơng Tiếng. Ở đó có con chim ưng đẻ ra một quả trứng. Quả trứng nở ra một con vứa (con ngài tằm). Con Vứa bay hết Mường này sang Mường nọ rồi đậu vào cây đa, cây sấu rồi bay tiếp lên núi đá trắng. Cũng từ đó bản Mường trở nên đông vui sầm uất. Người Mường biết làm nhà để ở và đẻ con cái, ra bố mẹ con giang. Bố mẹ con giang ra trước rồi tiếp theo đẻ ra được Buồng Nang Ráu, là cháu nàng Thăn, con của nàng Ún Mái. Nàng Ún Mái lại đẻ ra dân ra bản, đẻ ra vợ chồng. Từ đó, Người Mường có quê quán, có nhà có cửa, có cơm ăn, rượu uống và vàng bạc. Họ mang giang đi hát khắp nơi. Từ đó các bản mo giang được truyền bá rộng rãi như sang mường Pi, mường Thàng (Hoà Bình) để những vùng mường này phát triển. Nhờ đó con giang được truyền và ăn sâu vào đời sống tinh thần của người Mường.


(lễ hội) 

Tài liệu sưu tầm từ Wikipedia
Hồ Xưa trình bày ____________________________________________________________

 Mời họa; 
                            CÔ GÁI VƯỜN MƯỜNG LUÔNG
Cô gái Mường Luông rt d thương,
Bao năm sm ti ch quanh vườn.
Nhìn cành bưởi i thi khoe dáng,
Ngm đám đào mai cúc ta hương.
Ln thn lng nghe chim bn hót,
Lu bu gom nht lá vơi vươn.
Sm hôm mt bóng tâm an phúc,
Bn rn nhưng lòng chng vn vương.
                             HỒ NGUYỄN (12-8-15).
(ảnh:Google)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...