Nếu đến Hà Lan du lịch, bạn không thể bỏ lỡ địa điểm cây cầu biết bay
này. Chúng dùng để nối liền hai bờ sông, mở khoảng 10 lần 1 ngày cho
phương tiện lưu thông. Nhiều du khách vô cùng ngạc nhiên và thích thú
khi được chứng kiến cách vận hành của cây cầu này.
Có lẽ du
khách ít có dịp tận mắt chứng kiến một công trình độc đáo như vậy. Đó là
Slauerhoffbrug hay còn gọi với cái tên "Flying Drawbridge" (cây cầu cất
biết bay). Cầu nằm vắt ngang qua sông Harlinger Vaart ở thành phố
Leeuwarden, Hà Lan.
Không chỉ mang tác dụng là công cụ giao thông nối liền hai bên bờ
sông, cây cầu còn thể hiện cái đẹp và sự sáng tạo không biên giới của
các kiến trúc sư. Slauerhoffbrug xây dựng năm 2002 với chất liệu sắt và
thép, có hai tông màu xanh và vàng là chủ đạo.
Slauerhoffbrug khiến người qua đường có cảm giác họ đang sống trong thế
giới của thế kỷ trong tương lai. Khi có tàu cỡ lớn qua sông, một cánh
tay thép của cầu sẽ nhấc mảng lớn lên không trung để mọi phương tiện
vượt qua dễ dàng. Ngay sau đó, cánh tay thép lại thực hiện nhiệm vụ hạ
tấm đỡ xuống phía dưới.
Quan sát thiết kế đặc biệt của cầu Slauerhoffbrug có thể thấy, thay vì
sử dụng bản lề nâng 2 bên như những cây cầu sắt khác, “cầu bay” chỉ dùng
một trụ cầu đặt lệch về một bên chân cầu, dùng “cánh tay” vận hành bằng
thủy lực để nâng hạ miếng nối giữa 2 bên cầu.
Ở thời điểm hiện tại, trung bình mỗi ngày cầu nâng lên hạ xuống khoảng
10 lần, tùy thuộc theo lưu lượng đi lại của các phương tiện. Chính bởi
sự độc đáo, không chỉ là phương tiện hỗ trợ, cầu Slauerhoffbrug sớm trở
thành điểm du lịch nổi tiếng khi du khách đến với thành phố Leeuwarden.
Các vị khách đến đây thường lựa chọn thời điểm cầu nâng lên hay hạ xuống
để chụp hình.
Trong nhiều năm liền, cầu Slauerhoffbrug luôn nằm trong danh sách những cây cầu độc đáo nhất thế giới.
*********
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)
Tạp Ghi và Phiếm Luận : Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ Ăn x ổi ở th ì,...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Cây cầu này độc nhất vô nhị
Trả lờiXóa