Nói đến đồ cổ ai cũng hình dung là
những món đồ cổ xưa và rất đắt tiền. Đó có thể là một chiếc bình hoa,
một chiếc đĩa sứ và có giá lên tới hàng tỷ đồng. Thế nhưng món đồ đó
hay, đẹp như thế nào? vì sao quý? vì sao lại đắt đến vậy ... thì lại rất
nhiều người chưa hiểu rõ. Bài viết này nêu những vấn đề cơ bản nhất về
đồ cổ và thú chơi đồ cổ, giúp quý vị thưởng ngoạn một món đồ cổ được
thêm phần thích thú (nếu may có duyên gặp).
Chiếc đĩa cổ đời Tống này được bán với giá 27 triệu USD vào năm 2015
Đồ cổ: là những vật dụng do con người làm ra, có tuổi đời từ 100 năm trở lên.
Chơi đổ cổ: là sưu tầm, thưởng ngoạn, tìm hiểu về cái hay, cái đẹp của món đồ cổ. Qua đó, có cơ hội tìm hiểu về lịch sự, văn hóa, nghệ thuật gắn với món đồ cổ. Chẳng hạn như từ một cái bình đời Trần (cách nay trên 700 năm), chúng ta có thể hiểu về trình độ làm đồ gốm, hoa văn trang trí ... thời đó. Từ đó tiếp tục tìm hiểu món đồ này dùng để làm gì? ai dùng? hành trình lịch sử của món đồ từ khi mới ra đời cho tới nay ...vv.
Vì là một thú chơi khá thanh nhã nhưng lại tốn kém, đắt tiền ... nên thường người chơi đồ cổ chỉ tập trung vào những món đồ cổ đạt 3 tiêu chí: tuổi đời cao (nhiều trăm năm), đẹp (có tính nghệ thuật cao), độc bản (quý hiếm).
Ở các nước châu Á, những món đồ cổ mà nhiều người chơi và quan tâm thường là đồ sứ (như đĩa, bình ...), hay đồ làm từ các chất liệu quý (như vàng, ngọc, đồng, ...vv). Ở các nước châu Âu, thường có thêm dòng tranh cổ của các họa sỹ nổi tiếng thời phục hưng.
Đồ cổ được chia thành 3 nhóm cơ bản sau đây:
- Đồ ngự dụng: được sản xuất dùng riêng trong cung đình, vua chúa. Đây là những món đồ thường rất đẹp và quý hiếm nhất. Mỗi món đồ thực sự là một tác phẩm nghệ thuật. Trên món đồ thường ghi niên đại (năm sản xuất).
- Đồ gia dụng: là những món đồ dân giã bình dân, mà mọi người mua về để dùng trong nhà. Như chén, đĩa ... Nói chung những món đồ này không được đẹp, giá rẻ và giới chơi đồ cổ không chuộng lắm.
- Đồ tùy táng: là món đồ cổ xưa nhưng được chôn theo người chết. Sau này vì nhiều lý do mà phát lộ, phát tán trong dân gian. Những món đồ tùy táng thường rất da dạng, có thể rất đẹp, làm bằng vàng bạc, đá quý ... nhưng do có âm khí, nên ít người chơi. Hoặc chơi do không biết đó là đồ tùy táng.
Ngoài ra, còn có một dòng nữa là đồ cổ tâm linh. Thường là các loại tượng, như tượng Phật, Chúa, hay thậm chí quỷ, ma ... Số đông những người chơi đổ cổ cũng không chuộng những món đồ cổ tâm linh. Vì đã là tâm linh thì ai lại ... chơi.
Cách xác định, phân biệt tuổi/niên đại của món đồ sứ cổ Trung Hoa
Vì đồ sứ cổ rất được giới chơi đồ cổ quan tâm và cũng rất đẹp, rất quý, đặc biệt là những món đồ sứ cổ Trung Hoa, sản xuất cách nay từ nhiều trăm năm. Nên chúng tôi chia sẻ một số nguyên tắc cơ bản như sau:
1. Đồ sành, đồ sứ đã được loài người phát minh ra từ rất lâu. Từ trước công nguyên, tức là cách nay đã trên 2.000 năm. Ngay tại Việt Nam cũng đã phát hiện những món đồ sành có tuổi đời nhiều ngàn năm.
2. Tuy nhiên, các món đồ đạt đến trình độ đẹp theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, được giới chơi đồ cổ thừa nhận - là những món đồ phải được làm từ năm 900. Tức tới nay khoảng trên 1.100 năm. Đó là những món đồ thời nhà Tống bên Trung Quốc. Hay nói khác đi, năm 900 được xem là năm khởi điểm của dòng đồ sứ cổ nghệ thuật. Nếu bạn có trong tay một chiếc đĩa đời Tống, bạn sẽ bán được khoảng từ 10 triệu USD trở lên.
3. Giai đoạn kết thúc dòng sứ cổ Trung Hoa được xác định là năm 1911. Đó là năm xảy ra cuộc Cách mạng tháng 10 ở Nga, và dẫn đến sự sụp đổ chế độ phong kiến ở Trung Quốc. Tức là từ thời điểm này người ta không còn làm những món đồ riêng cho vua chúa nữa (đồ ngự dụng). Và những món đồ làm sau thời gian này thì tuy có thể đẹp, nhưng lại không bảo đảm về tiêu chí "cổ" (tức là phải càng lâu năm càng tốt).
4. Để xác định niên đại của các món đồ sứ cổ Trung Hoa, các bạn chỉ cần thuộc 4 chữ sau đây: TỐNG - NGUYÊN - MINH - THANH. Đó chính là 4 thời kỳ lịch sử của Trung Quốc, cũng là 4 chế độ - tương ứng 4 thế hệ đồ sứ cổ.
Và để dễ nhớ hơn, các bạn chỉ cần nhớ tương ứng bên Việt Nam ta là: LÝ - TRẦN - LÊ - NGUYỄN. Tức là: LÝ Thường Kiệt đánh tan giặc Tống trên sông Như Nguyệt (cách nay trên 1000 năm); TRẦN Hưng Đạo đánh tan giặc Nguyên, LÊ Lợi đánh tan giặc Minh và NGUYỄN Huệ đánh tan giặc Thanh.
* Đời Tống: từ khoảng năm 960 - 1.200 (cách nay khoảng trên dưới 900 năm).
* Đời Nguyên: từ năm 1271 đến 1368 (cách nay khoảng trên dưới 700 năm).
* Đời Minh: từ năm 1368 đến 1644 (cách nay từ 700 đến trên 400 năm).
* Đời Thanh: từ 1636 đến 1912 (cách nay từ khoảng 400 - 100 năm)
* Đời Thanh: từ 1636 đến 1912 (cách nay từ khoảng 400 - 100 năm)
Bản tóm lược và đối chiếu thời gian
sứ cổ Trung Quốc & Việt Nam
Mốc thời gian (năm) | Trung Hoa | Việt Nam | Ghi chú |
960 - 1270
| Tống | Lý Gốm Bát Tràng từ đời Lý | Lý Thường Kiệt đánh giặc Tống, bài thơ "Sông núi nước Nam" |
1271 - 1368 | Nguyên | Trần Gốm Chu Đậu - từ thế kỷ 13 | Nhà Trần 3 lần đánh tan giặc Mông - Nguyên |
1368 - 1644 | Minh | Lê | Lê Lợi đánh giặc Minh |
1644 - 1912 | Thanh | hậu Lê | Vua Lê Chiêu Thống. Quang Trung đánh giặc Thanh |
( Từ Bình Luận Án )
Nội dung bài viết này rất hữu ích, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa