Xin trân trọng giới thiệu cùng quí thân hữu và độc giả quyển "Nhớ Bóng Trẵng Xưa" do Ngân Triều biên soạn.
Tôi vừa nhận được quyển sách trên do Ngân Triều gởi tặng. Rất vui! khiến tôi nhớ lại những ngày còn cấp sách đến trường Trung Học Công Lập Tây Ninh , như thấy bạn mình ngồi dãy ngoài gần cuối lớp đệ nhất B. Mới đó mà nửa thế kỷ rồi! Thì ra bạn Ngân Triều là đồng môn với tôi ở Trung học Tây Ninh, Sư Phạm Sài Gòn( k.2)và Đại Học Văn Khoa Sài Gòn( trước 75).
Sau gần nửa thế kỷ từ ngày ra trường, chúng tôi mất liên lạc nhau, tình cờ chúng tôi gặp lại như một cái duyên! Năm 2013 nhờ internet mà tôi tìm gặp bạn bè cũ thời trung học như: Hằng, Hòa, Danh, Phụng, Triều v.v. Nhờ bạn bè khuyến khích tôi tập tành làm thơ viết văn. Ngoài tình học trò thời trung học chúng tôi có thêm tình bạn thơ văn. Sách mới của bạn Ngân Triều về hình thức thật trang nhã và đồ sộ( sách dày 800 trang). Kỹ tuật in ấn thật đẹp, chữ lớn, dễ đọc, thích hợp cho người lớn tuổi mắt kém.
Nội dung là một công trình nghiên cứu đồ sộ, công phu. Sách gồm 8 chương ,ngoài ra còn có phần bổ sung. Trong chương I ngoài phần dẫn nhập tác giả còn đưa vào những bài thơ nổi tiếng của Lý Bạch, Thôi Hiệu, với lời bình và dẫn chứng liên hệ với thơ Nguyễn Công Trứ, kèm những bản dịch của các thi nhân tên tuổi Việt Nam như Tản Đà, Trúc Khê...tiếp theo là bình thơ Nguyễn Du qua bài thơ chữ Hán "Huỳnh Hải Nguyên Tiêu" với đầy đủ chi tiết bằng những tài liệu tham khảo dồi dào. Tiếp theo tác giả đi vào phần chính thơ văn Hồ Xuân Hương. Mở đầu là bài "Cái kiếp tu hành". Trước khi bình tác giả chú thích từ ngữ chữ Nôm lẫn chữ Hán , đặc biệt phần Hán Việt tác giả chú thích thêm về phương pháp viết chữ Hán( chỉ sụ, hội ý, giả tá, hài thanh...) để độc giả ôn lại cấu tạo những từ ngữ nầy. Nhờ chú thích nhiều từ ngữ mà ta đọc bài, thấy dễ hiểu. Kết thúc mỗi bài là bản dịch của các thi nhân và của tác giả.
Chắc chắn đọc xong các bạn sẽ vùa ý để đoc tiếp mà thưởng thức những áng văn bắt hủ của Hồ Xuân Hương. Cuối tập sách là mục tham khảo : Thật "hoành tráng", với tài liệu dồi dào, những quyển sách cổ rất giá trị (trong đó quyển "Bảng lược đồ văn học VN" của giáo sư Thanh Lãng) mà tôi tin chắc các bạn ở nước ngoài không thể nào có được, ngay cả trong nước nữa! Tôi thích nhất là quyển "Lược Đồ Văn Học Việt Nam" của giáo sư Thanh Lãng, gồm 2 quyễn thượng và hạ, mỗi quyển dày 1500 trang in chữ nhỏ mà tôi tin chắc rằng bạn không bao giờ tìm thấy tại bất cứ nơi đâu (in 1960) vì sách in trước 75 , rất hạn chế. Thời đó tôi cũng có một bộ nhưng hỡi ôi! tôi bấm bụng đốt hết sau khi đi CT về vì sợ liên lụy. Điều bắt hạnh là thầy Thanh Lãng mất sớm sau 75 vì buồn, không còn đứng lớp giảng dạy nữa , thầy về sống tại ngã ba Ông Tạ, trồng rau bí mướp , ăn bo bo độ nhật, thầy mất khoảng năm 1989 trong cảnh nghèo ! Ai cũng biết thầy mặc dù là linh mục nhưng có nhiều cơ sở làm ăn cho giáo hội: mở trường( Hiệu trưởng Trường Lê Bảo Tịnh SG, giáo sư giảng dạy tại đại học Văn Khoa SG, trưởng ban Văn chương Quốc âm, hội viên văn bút thế giới). Mặc dù chỉ là bảng lược đồ văn học nhưng rất đầy đủ về văn học VN từ khởi thủy cho tới hiện đại. Thầy chia văn học sử VN theo THẾ HỆ( thế hệ đối kháng Trung Hoa, thế hệ dấn thân yêu đời, thế hệ xây dựng đất nước v.v.) chứ không theo niên đại như các hoc giả khác ! Sách cũng trình bày 10 vụ án văn học VN ... Tác giả NT có nhiều tư liệu khác phải nói là rất đầy đủ bảo đảm độ chính xác cho các bài biên khảo.
Sách in có hạn. Nhanh tay lên kẻo hết! Một lần nũa xin trân trọng giới thiệu sách hay với quí thân hữu và độc giả , một tài liệu không thể thiếu trong tủ sách của bạn. Trân trọng,
Người giới thiệu : Nguyễn Cang (10/6/2018)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024
Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Bộ sách này rất hấp dẫn
Trả lờiXóa