Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM DU LICH (Từ vnexpress)

Câu 1 :
Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi Sa Pa bắt nguồn từ các phát ấm tiếng Quan Thoại (tiếng Trung Quốc phổ thông) là “Sa pả”, tức là bãi cát, do ngày trước khi có thị trấn Sa Pa thì nơi đây chỉ có một bãi cát mà dân cư bản địa thường họp chợ.
Khi người Pháp cai trị, họ viết tên địa danh này thành Cha Pa. Về sau, địa danh này viết được thống nhất là Sa Pa.
sapa11-9872-1476869412-4395-14-8707-9164
Núi Hàm Rồng, Sa Pa, Lào Cai. Ảnh: Khánh Ly.
Sa Pa hiện nay là thị trấn du lịch nổi tiếng của huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nằm cách Hà Nội khoảng 330 km. Nhờ khí hậu mát mẻ, nơi đây từng là khu nghỉ dưỡng của người Pháp nên còn lưu lại lối kiến trúc mang đậm phong cách châu Âu.
Câu 2 :
Bãi Cháy là một bãi biển nằm ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Theo giải thích trên các trang thông tin của địa phương, tên Bãi Cháy hay Vạ Cháy là do ngày xưa khu bãi cát ven biển này thường được ngư dân dùng để bảo dưỡng thuyền gỗ bằng cách đốt lửa thui thuyền (dưới đáy và bên sườn thuyền thường có con hà bám vào rất chắc có thể ăn hỏng thuyền vì thế dân chài phải lấy lá phi lao đốt xung quanh để gỡ hà), lửa khói quanh năm trong bãi mà thành tên.
dung
Bãi Cháy, Quảng Ninh. Ảnh: Trần Trung.
Bãi Cháy có một bãi biển nhân tạo, nằm dọc vịnh Hạ Long, bãi cát có chiều dài hơn 1.000m và rộng 100m. Đây là bãi tắm thu hút rất đông du khách vào mùa du lịch biển
Câu 3 :
Nguồn gốc tên gọi Cần Thơ có nhiều cách giải thích khác nhau, trong đó có một thuyết cho rằng, cuối thế kỷ 18, khi Chúa Nguyễn Ánh còn đang bôn tẩu đánh nhau với nhà Tây Sơn, một lần chúa đi thuyền theo sông Hậu vào địa phận thủ sở Trấn Giang (Cần Thơ xưa).
dung
Chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Mr. True.
Khi đoàn thuyền đến Vàm sông Cần Thơ (bến Ninh Kiều ngày nay) bỗng giữa đêm vắng vọng lại nhiều tiếng ngâm thơ, hò hát, tiếng đàn, tiếng sáo hoà nhau nhịp nhàng.
Chúa thầm khen về cảnh sông nước hữu tình, mới ban cho con sông này một cái tên đầy thơ mộng là Cầm thi giang tức là con sông của thi ca đàn hát. Dần dần 2 tiếng Cầm thi được lan rộng trong dân chúng và nhiều người nói trại ra là Cần Thơ. Tên Cần Thơ nghe hay và đẹp nên được người trong vùng chấp nhận và cùng gọi là sông Cần Thơ, rồi trở thành tên đất đến ngày nay.
Khi đến với Cần Thơ, du khách sẽ thích thú với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, là hệ thống đường giao thông chính, mang vẻ đẹp cho một đô thị lớn từng được mệnh danh là Tây Đô. Đến Cần Thơ, du khách có thể trải nghiệm vẻ đẹp bình dị từ thiên nhiên cùng với con người và cuộc sống của vùng sông nước miền Tây.
Câu 4 
Có nhiều cách giải thích nguồn gốc tên gọi của “thành phố mộng mơ” Đà Lạt. Trong đó, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng, theo ngôn ngữ của người Thượng, Da hay Dak có nghĩa là nước, tên gọi Đà Lạt có nghĩa là nguồn nước của người Lách, hay suối của người Lách (hoặc Lạch - một bộ tộc ít người bản địa, là một nhánh của dân tộc K’Ho). Nguồn nước này chính là dòng suối Cam Ly hiện nay. Tên Đá Lách sau này được người Pháp ghi thành Da Lat và chuyển thành Đà Lạt trong tiếng Việt.
dung
Thác Voi, Đà Lạt, Lâm Đồng. Ảnh: Lữ Quyền.
Còn một giả thiết lãng mạn hơn về tên gọi thành phố này, đó là ghép các chữ cái đầu thành câu châm ngôn theo tiếng La tinh là “Dat Alliis Laetitium Alliis Temperriem”, nghĩa là "cho người này niềm vui cho người kia sự mát lành".
Đà Lạt một thành phố nghỉ mát lâu đời ở nước ta, với rất nhiều ưu thế như không khí luôn mát mẻ, có nhiều hồ, nhiều thác nước và rừng thông, cũng như luôn bạt ngàn sắc hoa.
Câu 5 :
Địa danh Vũng Tàu, trong các thư tịch cổ Việt Nam như Gia Định thành thông chí và Đại Nam nhất thống chí, đều ghi là “Thuyền Úc”, tức là vũng đậu thuyền. Tuy nhiên, khi các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đến Việt Nam, nhìn thấy hình dáng những ngọn núi, họ đã gọi địa danh này là Cinco Chagas, tức là “năm vết thương của chúa cứu thế”, và ghi tên này vào bản đồ. Sau khi người Pháp đến, họ dựa vào cách phát âm này chuyển sang tiếng Pháp, gọi mảnh đất này là Cap Saint Jacques.
dung
Đồi Con Heo, Vũng Tàu. Ảnh: Proc.
Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm Nam Bộ, người Pháp thường hay nói “đi ra mũi Đất  - Aller au Cap”. Người Việt nghe cách gọi này cũng gọi địa danh là Ô Cấp, hoặc rút gọn là Cấp. Thời Pháp, trong thành phố Cap Saint Jacques mới thành lập đơn vị hành chính là tổng Vũng Tàu, đến năm 1947, thành phố mới được đổi tên thành Vũng Tàu.
Vũng Tàu là một trung tâm du lịch tuyệt đẹp, đầy quyến rũ bởi sự kết hợp hài hòa giữa quần thể thiên nhiên như biển, núi cùng các công trình kiến trúc đô thị và tôn giáo hết sức đa dạng.
Câu 6 :
Khu du lịch có độ cao trên 900m so với mặt nước biển này có tên là Tam Đảo vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là các núi Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa, với chiều cao đều trên 1.300m so với mặt nước biển.
dung
Sương giăng trên Tam Đảo. Ảnh: Việt Đinh.
Nhờ độ cao, khí hậu tại Tam Đảo luôn mát mẻ, do đó, từ những năm đầu thế kỷ 19, người Pháp đã quy hoạch và xây dựng Tam Đảo thành một đô thị nghỉ mát. Ðến năm 1940, Tam Ðảo đã là một "đô thị" trên núi cao với trên 100 tòa nhà, biệt thự với nhiều kiểu dáng kiến trúc độc đáo. Tiếc là trong kháng chiến chống Pháp, đa số biệt thự đã bị hư hại.
Ngày nay, Tam Đảo vẫn đang là một địa điểm nghỉ mát nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Phúc.
Câu 7 :
Tu Ran chính là một cách gọi tên của thành phố Đà Nẵng thời thuộc Pháp. Khi đó, người Pháp gọi tên thành phố là  Tourane.
dung
Vẻ đẹp của vùng biển tại Đà Nẵng. Ảnh: Ettoday.
Về tên thành phố Đà Nẵng, các nhà nghiên cứu cho rằng bắt nguồn từ tiếng Chăm, cư dân bản địa gọi tên địa danh là “Da nak”, trong đó Da là sông, Nak, đọc là Nẵng, nghĩa là già, lớn. Đà Nẵng nghĩa là con sông già, sông lớn, chỉ con sông Hàn chảy qua thành phố.
Người ta cũng cho rằng người Hoa Nam sang làm ăn sinh sống ở đây, đã phát âm Đà Nẵng thành Tu-rang, và khi người Bồ Đào Nha sang, họ ghi tên địa phương thành Turan, Turam, Turao, Turơn, Turone, để cuối cùng khi người Pháp đến, họ ghi tên địa phương là Tourane.
Câu 8 :
Tên gọi Nha Trang được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm trước đây là Ja Tran hay Ea Trang, trong đó Ea hay Ja là sông, Tran là lau sậy. Ja Tran có nghĩa là "sông Lau", trong tiếng Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, con sông này đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau. Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ thế kỷ 17.
dung
Bãi biển tại Nha Trang. Ảnh: Sayidy.
Nha Trang là thành phố du lịch biển nổi tiếng nhất của Việt Nam, với những bãi biển tuyệt đẹp trải dọc chiều dài thành phố và trên các đảo thuộc Vịnh Nha Trang như Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Chồng – Vợ… đều là những thắng cảnh tuyệt vời thu hút du khách trong và ngoài nước.
Câu  9
Tên gọi Hội An phố đã đi vào sử sách, địa chí từ lâu đời. Tuy nhiên, đoạn sông Thu Bồn chảy qua đô thị này còn có tên là sông Hoài, nên Hội An cũng được gọi là Hoài phố.
dung
Phố cổ Hội An. Ảnh: Allister.
Các nhà nghiên cứu cho rằng tên Faifo bắt nguồn từ cách phát âm Hoài phố của các thương nhân người Nhật.
Trong những thư từ, ghi chép của những giáo sĩ, học giả phương Tây, những cái tên Faifo, Faifoo, Fayfoo, Faiso, Facfo... từng xuất hiện nhiều lần. Về sau, trên bản đồ chính thức của chính quyền Đông Dương, người Pháp sử dụng tên Faifo để chỉ Hội An.
Lê Tiên Long (Từ vnexpress)

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...