Với những fan hâm mộ bóng đá, hình ảnh cầu thủ nắm tay trẻ em bước ra sân đã trở nên rất đỗi quen thuộc.
Điều này khiến chúng ta càng muốn tìm hiểu xem: Chuyện trẻ em cùng ra sân với các cầu thủ trước trận đấu đã bắt đầu như thế nào?
Medhi Benatia - đội trưởng đội tuyển Ma Rốc lấy lá cờ hiệu che mưa cho bé gái đại diện cho anh.
Ý nghĩa cảm động lúc ban đầu :
Mỗi đứa trẻ đại diện cho các cầu thủ được gọi là "player escort" hay "match mascot". Truyền thống này chỉ bắt đầu từ giữa thập niên 90.
Bất ngờ thay, danh thủ người Anh hiện nay - Wayne Rooney - có thể nói chính là một trong những đứa trẻ đại diện đầu tiên trong các kỳ đá banh.
Chuyện này diễn ra vào tháng 11/1996 trong trận đấu giữa 2 đội Liverpool và Everton. Lúc đó, Rooney 11 tuổi, mặc áo đỏ đại diện cho đội Everton với vẻ mặt ngây thơ thế này đây.
Wayne Rooney ngày ấy và bây giờ, khi mới 11 tuổi anh đã rất có duyên với sân cỏ rồi.
Có
lẽ tình yêu đá banh đã bắt đầu với Rooney như thế. Và chúng ta dễ nghĩ
rằng, việc đại diện cho các cầu thủ sẽ hâm nóng ước mơ chinh phục trái
bóng lăn trong lòng mọi đứa trẻ. Điều này cũng đúng nhưng sự thật thì
không đơn giản thế!
Dù cho trẻ em đã được ra sân từ cuối thập niên 90, nhưng mãi đến World Cup năm 2002 thì nguyên nhân mới được tiết lộ chính thức.
FIFA cho biết họ đã đồng ý kết hợp với Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) trong chiến dịch "Say Yes for Children" (tạm dịch: Hãy nói Có để giúp đỡ trẻ em).
Giữa
bối cảnh cuối thập niên, đầu 2000 - thời khắc chuyển giao giữa hai
thiên niên kỷ - có thể nói các giải đấu thể thao đã thu hút sự quan tâm
lớn từ người hâm mộ. Trong khi đó, quyền lợi của trẻ em vẫn chưa được
trọn vẹn tại nhiều nơi trên thế giới.
Lúc này, chiến dịch kết hợp từ FIFA và UNICEF là một hành động thật ý nghĩa và thông minh. Mục đích của nó là "cải thiện cuộc sống, bảo vệ tính mạng của trẻ em trên toàn thế giới" với mong muốn "đá danh sẽ cùng tạo ra sự khác biệt cho trẻ em".
Hình ảnh tại World Cup 2002.
Từ
ý nghĩa đó, kể từ World Cup 2002, trẻ em luôn được các cầu thủ nắm tay
cùng bước ra sân. Ở một số trận đấu, các em còn mặc áo phông với dòng
chữ "Say Yes".
Đây cũng chính là hình ảnh đáng nhớ nhất của mùa giải năm đó bên cạnh những pha bóng nghẹt thở.
Và những lý do bất ngờ khác
Bắt nguồn từ ý nghĩa nhân văn như thế, nhưng để duy trì hình ảnh trẻ em đại diện thì còn do nhiều nguyên nhân khác.
Một số ý kiến cho rằng, hình ảnh trẻ em sẽ nhắc nhở các đội về lối chơi đẹp, tinh thần vô tư, thoải mái như những đứa trẻ.
Số
khác lại nói trẻ em có mặt để... bảo vệ các cầu thủ. Vì khi bọn trẻ kề
bên, anti-fan sẽ không ném các vật dụng bừa bãi lên sân cỏ nữa!
Ngoài
ra cũng không quên nhắc đến câu chuyện về lợi nhuận. Sau này, khi việc
trẻ em đại diện trở nên phổ biến, nhiều phụ huynh đã sẵn lòng chi trả
phí cho các câu lạc bộ, miễn là con em của họ được thỏa mãn ước mơ bước
lên sân cỏ cùng những cầu thủ ngôi sao.
Cậu bé này rất hào hứng khi được bắt tay với Messi ở World Cup 2014.
Riêng
đối với World Cup, kể từ năm 2002 trở đi, chương trình trẻ em đại diện
sẽ do nhà tài trợ McDonald và FIFA đồng thực hiện với tên gọi "Ngôi sao tương lai".
Mỗi năm có hàng trăm trẻ em, từ 11-17 tuổi đến từ hơn 70 quốc gia khắp năm châu cùng tham gia vào chương trình này.
Ở
World Cup năm nay, 350 fan hâm mộ nhí đang có mặt tại các thành phố
Moscow, St. Petersburg, Kazan và Sochi. Một nửa trong số đó đến từ trại
mồ côi hay các gia đình thu nhập thấp. Một nửa còn lại "trúng tuyển" khi xuất sắc vượt qua những vòng thi sáng tạo từ McDonald và FIFA.
Trẻ em đại diện tại World Cup 2018 ở Nga.
Dù
sao, với tất cả các em, được đến Nga năm nay và gặp gỡ các siêu sao
bóng đá thế giới là trải nghiệm không thể nào quên! Biết đâu trong số
đó, nhiều em sẽ trở thành cầu thủ nổi tiếng như cậu bé Rooney năm nào.
Bóng đá quả là có sức mạnh kết nối và truyền cảm hứng rất tuyệt vời đúng không?
Hãy cùng các fan nhí nói riêng và tất cả fan hâm mộ trên toàn thế giới cổ vũ tiếp cho World Cup 2018 nhé!.
(Hoa Huỳnh chuyển)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
FOULA - Hòn Đảo Xa vXoi6 Nhất Có Người Sinh Sống Ở Anh
Hòn đảo biệt lập này chỉ có khoảng 30 người sinh sống và là hòn đảo xa xôi nhất có người sinh sống ở Anh. Foula là một trong những hòn đảo...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Bài viết rất hấp dẫn bạn đọc, xin cảm ơn
Trả lờiXóa