Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Một ngày ở phố cổ Malacca( Nguyễn Duyên-NLS.TayNinh )



Chúng tôi đến cửa khẩu Tuas để qua biên giới Malaysia thì gần trưa, thủ tục nhập cảnh cũng khá nhanh, người đông nên xắp hàng dài, khác bên Sing, ở đây lấy dấu lăn tay bằng ngón trỏ nên nhiều người lộn ( vỉ bên Sing là dùng 2 ngón cái) Ra khỏi cửa khẩu có anh HDV tên Edire nhiệt tình dẫn đướng chúng tôi lên xe đi Malacca, đi khoảng10 phút tới Johor Bahru Sentral. Sau đó, xe chạy sẽ mất khoảng 3 tiếng đến Malacca trên cao tốc rất tốt đi qua các vườn cây cọ đẹp, cao tốc Malaysia lâu lâu thì có một trạm dừng chân rất rộng mát mẻ bán đủ thứ đồ ăn: kẹo, bánh, thuốc lá, cà phê,….hai bên đường cờ xí rợp trời chúng tôi tưởng có ngày lễ lớn khi hỏi anh HDV thì anh nói là sắp bầu cử thủ tướng tháng 5 nầy nên người ta  chào mừng ngày bầu cử. Đến Malacca cũng đã gần chiều cơm nước xong , chúng tôi nhận phòng ở khách sạn Eco Tree trên
đường Jalan Merdeka. Do thời gian gấp ở có một đêm sáng mai về Kuala Lumpur nên chúng tôi tranh thủ đi chơi. Đầu tiên chúng tôi tới tham quan quảng trường Hà Lan nổi tiếng, giữa quảng trường là một đài phun nước, và một tháp đồng hồ. Công trình chính ở nơi đây là nhà thờ Thiên chúa Christ. Nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ 18, khi mà người Hà Lan chiếm đươc Malacca từ Bồ Đào Nha, tới khi Malacca trở thành thuộc địa Anh thì nơi này cũng được tu bổ lại đôi chút. nhà thờ và các công trình lân cận đều được phủ một màu đỏ nội bật. Quảng trường này được xây từ 1641 đến 1660 trên những tàn tích của một pháo đài Bồ Đào Nha và được xem là toà nhà xây theo lối kiến trúc của Hà Lan cổ nhất ở Châu Á. Nơi đây từng là văn phòng của Thống đốc Hà Lan và Phó Thống đốc và được sử dụng như trung tâm hành chính của chính phủ kế tiếp. Vào năm 1982 thì Quảng trường Hà Lan được chuyển đổi thành một bảo tàng lịch sử trưng bày lịch sử Malacca, là tòa nhà thuộc địa của Hà Lan lâu đời nhất và lớn nhất ở Đông Nam Á với tổng diện tích 49.000 mét vuông. Phía trước quảng trường Hà Lan là một cối xay gió – biểu tượng của xứ sở hoa tulip. Quảng trường có lối kiến trúc mang đậm phong cách Hà Lan được thể hiện rõ qua bức tường lớn, cửa sổ mái hắt và cửa ra vào chunky với bản lề bằng sắt rèn. Từ xa, quảng trường Hà Lan nổi bật trên nền trời xanh thẳm, với những công trình cổ màu đỏ gạch và đường phố rợp mát bóng cây xanh. Sau khi độc lập, chính phủ Malaysia cũng sử dụng nó như là Trung tâm quản nhà nước cho đến năm 1979.  Kể từ đó, nó được chuyển đổi thành Bảo tàng Dân tộc học. Quảng trường nổi bật với màu tường hạt dẻ,  những con đường lát gạch đỏ rực rỡ. Nơi đây tập trung rất nhiều các công trình kiến trúc cổ nổi tiếng như nhà thờ Thánh Peter, tháp đồng hồ, vòi phun nước Victoria, bảo tàng Sắc Đẹp, bảo tàng Hàng hải với mô hình con tàu Flors De La Mar của Bồ Đào Nha, bảo tàng Di sản Baba và Nyonya, nơi lưu trữ tư liệu về lịch sử của các nhóm dân tộc ở Malaysia. Từ xưa, Malacca đã là một thương cảng sầm uất tại Đông Nam Á, và eo biển Malacca cũng nằm trong tuyến đường biển quan trọng của khu vực. Vào thế kỷ thứ 16, người Bồ Đào Nha đã đánh chiếm Malacca, rồi đến thế kỷ thứ 17 thì người Hà Lan giành lấy thành phố cảng này. Tới thế kỷ 18 thì người Hà Lan nhượng Malacca lại cho người Anh. Malacca hiện tại vẫn còn lưu giữ trong mình nhiều những dấu tích của một thời thuộc địa phương Tây và những nét Á Đông đặc sắc.

                                                                                                            Chùa Chen Hoon Teng
Một di tích chúng tôi đến thăm là pháo đài cũ do người Hà Lan xây dựng nằm ngay bên bờ sông Malacca, tên Pháo đài Middleburg với những khẩu thần công vươn nòng ra các hướng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nơi này, chỉ vài chục mét đi bộ từ quảng trường. Pháo đài đươc xây dựng bằng đá tổ ong, cho màu nâu đỏ đặc trưng. Diện tích của pháo đài không lớn lắm, bạn có thể đi lên phía trên để ngắm nghía cũng như chụp hình với các khẩu thần công.
Sau đó chúng tôi đến Phố đi bộ Jonker Walk là một phố chính của Malacca phía bên phố tàu, vừa đi qua cầu là bạn thấy ngay cái tên này ngay giữa đường. Phố Jonker này về chiều sẽ là nơi trưng bày và buôn bán các sản phẩm vật lưu niệm, rồi các món bánh trái hấp dẫn. Vào sâu hơn trong con phố đi bộ này thì là khu vực ăn uống. Ê chề thịt cá, các xe đẩy chế biến đồ ăn tại chỗ, khói bốc lên nghi ngút,  Tôi hỏi một món  tên Cendol  có giá 4RM (khoảng 24.000 đồng VN ) đây là một món chè địa phương nhất định phải thử khi đến Melaka. Cendol gồm một phần đá bào được rưới sốt đường thốt nốt ngọt thanh, bên trên phủ thêm kem tươi, đậu đỏ, thạch sương sáo và một phần sầu riêng tươi thơm lừng.  Ngày hè nóng bức, được nhấm nháp ly cendol sầu riêng ngon tuyệt thì còn gì bằng.


Phố đêm Jonker  Walk
Tranh thủ thời gian chúng tôi đến viếng Chùa Cheng Hoon Teng Tọa lạc gần đường Jalan Emas Tukang, một trong ba đường phố chính của Malacca. Nơi đây có nơi thờ phụng của ba tôn giáo khác nhau: Nhà thờ Hồi giáo Kling, đền thờ Ấn Độ Sri Poyyatha Moorthi và đền người Hoa Cheng Hoon Teng.Là ngồi chùa theo đạo Lão lâu đời nhất ở Malacca, trong và ngoài chùa đều được trang trí, chạm chỗ rất công phu, đặc sắc. Ngôi chùa được xây dựng đa phần bằng gỗ với mái ngói đỏ, là một nơi thờ phụng linh thiêng của cộng đồng người Hoa trong khu vực. Không giống như các đền thờ khác của người Hoa ở Melaka, đền Cheng Hoon Teng không có vị thần đặt ở cửa. Các cổng được canh gác bởi các nhà sư nổi tiếng của Đạo giáo. Ở lối vào của đại sảnh chính, Tám vị thần được biểu tượng bằng những con rồng với bốn móng vuốt. Các bức tường của ngôi đền đều được sơn màu trắng bằng vôi. Trước đây, vôi đã được sử dụng thay vì xi măng và được bắt nguồn từ vỏ sò và than đá.


Quảng trường Hà Lan
Về phương tiện đi lại thông dụng bạn nên cài phần mềm Grab để  gọi taxi cho tiện lợi di chuyển vào trung tâm thành phố, hoặc từ khách sạn của bạn đến các điểm du lịch. Ở trong phố cổ, vì khoảng cách đi lại giữa các địa điểm không cách quá xa nhau nên các bạn có thể đi bộ thoải mái. Một điều thú vị về phương tiện ở Malacca là bạn có thể đi các chiếc xe đạp kéo được trang trí đủ màu sắc, sặc sỡ, trông vui mắt!
Nguyễn Duyên

1 nhận xét:

FOULA - Hòn Đảo Xa vXoi6 Nhất Có Người Sinh Sống Ở Anh

  Hòn đảo biệt lập này chỉ có khoảng 30 người sinh sống và là hòn đảo xa xôi nhất có người sinh sống ở Anh. Foula là một trong những hòn đảo...