Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Khám phá khảo cổ kinh ngạc tại hang cao 2.700m: Nhà khoa học phải viết lại lịch sử tồn tại trăm năm



Với những phát hiện khảo cổ mới, niềm tin từng trụ vững suốt hàng trăm năm này bắt đầu lung lay. Ảnh: Devlin A. Gandy / AP

Những phát hiện khảo cổ đáng kinh ngạc tại hang động ở Mexico có thể khiến giới khoa học thế giới phải viết lại lịch sử thời điểm con người lần đầu tiên đặt chân đến Bắc Mỹ

Nhắc đến châu Mỹ, nhiều người thường liên tưởng đến hành trình thám hiểm vĩ đại của nhà hàng hải người Ý Christopher Columbus (1451-1506) khi ông ghi dấu ấn là nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên đặt chân lên châu Mỹ cách đây hơn 500 năm.
Vậy trước khi có dấu chân của Columbus mà lịch sử gọi là "Thời kỳ tiền Columbus", dải đất khổng lồ này hoàn toàn hoang sơ, không có dấu chân của người bản địa? Điều này không đúng.
Bởi trong suốt thế kỷ 20, giới khảo cổ học đều đồng ý thống nhất quan điểm rằng: Cách đây 13.000 năm, loài người xa xưa đã băng qua cầu đất liền Beringia (nay là bang Alaska, Mỹ) đi xuống Bắc Mỹ. Họ đã mạo hiểm tiến sâu hơn xuống lục địa Bắc Mỹ khi các tảng băng tan dần, tạo cơ hội mở ra con đường mòn nhỏ.
Niềm tin này trụ vững suốt hàng trăm năm cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, với những phát hiện khảo cổ mới, niềm tin này bắt đầu lung lay.
Bước sang thế kỷ 21, các nhà nghiên cứu bắt đầu khám phá ra các địa điểm rải rác khắp châu Mỹ có niên đại lâu đời hơn, bác bỏ thời điểm con người lần đầu tiên khai hoang Bắc Mỹ cách đây 13.000 năm như các học giả thế kỷ 20 đã nghĩ.
Cụ thể, nhóm các tác giả công trình nghiên cứu mới nhất tại hang động Chiquihuite (phía bắc thủ đô Mexico City) cho rằng lịch sử loài người ở châu Mỹ có thể dài gấp đôi thời gian đó.
Vậy đâu là bằng chứng khảo cổ?

Tiến sĩ Ciprian Ardelean, nhà khảo cổ học tại Đại học Zacatecas (Mexico) và các đồng nghiệp là tác giả của phát hiện mới này. Họ nhận định: Con người đã sống ở miền trung Mexico ít nhất 26.000 năm trước..

Các nhà khảo cổ học Mexico làm việc tại hang động Chiquihuite. Ảnh: Devlin A. Gandy / AP
Nghiên cứu khảo cổ khảo sát 42 địa điểm có con người sơ khai trên khắp Bắc Mỹ từ eo biển Bering đến bang Virginia (Mỹ) thuộc khu vực Nam Đại Tây Dương. Điều này giúp các nhà khoa học hình dung lại không chỉ thời điểm mà còn cách những người đầu tiên đến và cư trú tại Tân Thế giới.
Trong số 42 địa điểm khảo cổ, nổi bật nhất là hang động Chiquihuite. Chiquihuite nằm sừng sững trên dãy núi Astillero, cao 2.700 mét so với mực nước biển và 1.000 mét so với thung lũng bên dưới.

Trong 2 năm 2016 và 2017, người ta khai quật được khoảng 1.900 đồ vật bằng đá hoặc các công cụ có thể được sử dụng để cắt, chặt, nạo hoặc làm vũ khí. Các hiện vật được xác định niên đại bởi 46 mẫu cacbon phóng xạ khác nhau của xương động vật, than củi và mẫu trầm tích liền kề.Các cuộc khai quật quy mô tại hang động Chiquihuite bắt đầu từ năm 2012 khi người ta vô tình khai quật được một số đồ tạo tác bằng đá cho thấy sự hiện diện của con người có niên đại từ Cực đại băng hà cuối cùng (LGM) từ 18.000 đến 26.000 năm trước.
Phát hiện này đặc biệt có ý nghĩa: Chúng đại diện cho một truyền thống công nghệ chưa từng được biết đến trước đây. Hơn 90% hiện vật là đá xanh lục hoặc hơi đen, mặc dù những màu đó ít phổ biến ở địa phương, điều này gợi ý cho các tác giả rằng chúng được lựa chọn theo chủ ý người dùng.
Phần lớn vật liệu là từ các mỏ có niên đại từ 13.000 đến 16.600 năm trước, khiến các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng con người xa xưa có thể đã sử dụng hang động Chiquihuite liên tục trong suốt hơn 10.000 năm.
Những hiện vật bằng đá lấy tại hang Chiquihuite. Ảnh: Sci-news
Bài viết sử dụng nguồn: STác giả chính của phát hiện, Ciprian Ardelean, biết rằng niên đại rất xa xưa của Chiquihuite sẽ khiến hầu hết các nhà khảo cổ phải kinh ngạc. "Ngay khi biết được Bắc Mỹ có sự hiện diện của con người từ 18.000 đến 26.000 năm trước, mọi chuyện bắt đầu phức tạp. Chúng tôi bắt đầu có suy nghĩ về một lục địa mới ở giữa một vùng băng giá."
"Ngay sau khi bạn vượt qua giới hạn đến Mức tối đa băng giá cuối cùng (LGM), đó là lúc nó trở nên phức tạp," anh nói. "Chúng tôi bị tắc nghẽn tinh thần khi nghĩ đến việc đến một lục địa mới ở giữa một vùng băng giá".
Thực tế, phải mất hàng thế kỷ (trăm năm), thậm chí hàng thiên niên kỷ (nghìn năm), con người mới có thể băng qua Beringia và đến giữa Mexico ngày nay.
Đứng trước các bằng chứng khảo cổ hiển nhiên này, nhiều người không dễ dàng đồng tình với nhóm của Ciprian Ardelean.
Khám phá khảo cổ kinh ngạc tại hang cao 2.700m: Nhà khoa học phải viết lại lịch sử tồn tại trăm năm - Ảnh 4.
Tiến sĩ Ciprian Ardelean, tác giả của công trình. Ảnh: Internet
Trong một bài báo trên tạp chí Nature, Ruth Gruhn - Ggiáo sư danh dự tại Đại học Alberta (Canada), nói rằng ý tưởng về sự hiện diện của người Mỹ cách đây gần 30.000 năm, gấp đôi thời gian so với 'kiến thức' đã trụ vững suốt thế kỷ 20 khiến hầu hết các nhà khảo cổ học chuyên về Bắc Mỹ khó chấp nhận nhanh chóng.
Nhà khảo cổ học David Meltzer của Đại học Southern Methodist (Texas, Mỹ) đặt câu hỏi tại sao các công cụ truyền thống bằng đá được mô tả tại địa điểm này (do nhóm các nhà khảo cổ học Mexico phát hiện) không được nhìn thấy ở bất kỳ nơi nào khác trong khu vực? Và tại sao công nghệ của người xưa vẫn không thay đổi trong nhiều nghìn năm?
Loren Davis, một nhà khảo cổ học của Đại học Bang Oregon (Mỹ) lại cho rằng hầu hết các hiện vật được tạo ra vô tình từ một tảng đá vỡ, hoặc do đá rơi từ trần hang động tạo thành.
Hiện tại, nhóm các nhà khảo cổ Mexico tiếp tục khảo sát hang động Chiquihuite. Họ hy vọng sẽ tìm thấy những hiện vật đáng giá hơn nữa, chinh phục hoàn toàn các nhà khoa học Mỹ, mang đến kiến thức mới mẻ, đúng đắn hơn cho con người.
Công trình của Ciprian Ardelean được đăng trên tạp chí Nature.
Trang Ly
Bài viết sử dụng nguồn: Smithsonian Magazine

1 nhận xét:

Ô NHIỄM ÁNH SÁNG - "KẺ THÙ GIẤU MẶT" CỦA CON NGƯỜI VÀ MUÔN LOÀI

  Ánh sáng vốn vẫn là điều khiến con người ưa thích, nhưng đôi khi, trong nhiều hoàn cảnh, nó làm tổn hại đến hệ thực vật, động vật và sức...