Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH 65 : LÂN LÝ

                                            
                                                       Sinh rằng LÂN LÝ ra vào, 
                                          Gần đây nào phải người nào xa xôi.              

         Đó là hai câu thơ mà Kim Trọng đánh tiếng  nhận là "Bà con lốì xóm" để làm quen với Thúy Kiều.  LÂN LÝ 鄰里, LÂN 鄰 là Lân cận, là lối xóm, là những người ở sát bên nhà. LÝ 里 là Làng xã. Nên LÂN LÝ là Bà con chòm xóm, là lối xóm với nhau. Đây là cái cớ đắc dụng nhất để làm quen với ai đó, nhất là các cô cậu mới lớn ở trong xã hội phong kiến ngày xưa. Nhắc lại bài thơ ngũ ngôn TRƯỜNG CAN HÀNH của Thôi Hiệu đời  Đường tả khi cô gái muốn làm quen với chàng trai đã "kiếm chuyện nhìn bà con lối xóm" như sau :
  
                       君家何處住,   Quân gia xà xứ trú ?    
                       妾住在橫塘。   Thiếp trú tại Hoành Đường.    
                       停船暫借問,   Đình thuyền tạm tá vấn,  
                       或恐是同鄉。   Hoặc khủng thị đồng hương.
  Có nghĩa :
                               Nhà chàng ở tận nơi đâu ?
                       Thiếp thì ở mãi sâu trong Hoành Đường.
                              Dừng thuyền thiếp hỏi tỏ tường,
                         Hoặc là có phải đồng hương chăng là !?
LÂN 鄰 là hàng xóm, nên HƯƠNG LÂN 香鄰 là Cô hàng xóm thơm phức ! Đây là cách "nịnh đầm" của ông cha ta ngày xưa. Ai dám bảo các cụ là "cổ lổ xỉ" đâu. Ta hãy nghe cũng chàng Kim Trọng chỉ lo "cua" gái mà không chăm chỉ học hành, đã nghe ngóng khắp nơi để tìm người đẹp :

                               Trộm nghe thơm nức HƯƠNG LÂN,
                           Một nền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều.

       HƯƠNG LÂN 香鄰 còn được gọi là PHƯƠNG LÂN 芳鄰, cũng cùng một nghĩa "nịnh đầm" như trên.      
       
      Ta còn có LÂN là KỲ LÂN 麒麟, con vật thần thoại tượng trưng cho đức tính nhân hậu của bậc thánh nhân, của người quân tử. Trong chương Chu Nam của Kinh Thi có câu LÂN CHỈ TRÌNH TƯỜNG 麟趾呈祥, có nghĩa : Gót chân của con lân đi đến đâu thì mang điềm lành đến nơi đó. Nên các đoàn lân múa chúc mừng Xuân trong ba ngày Tết Nguyên Đán, trên danh thiếp luôn luôn có 4 chữ Lân Chỉ Trình Tường là vì thế. Trong Kinh Thi còn ví Kỳ Lân với Châu Văn Vương, còn gót chân của nó thì ví với con cháu của Châu Văn Vương. Do đó Lân Chỉ hay Gót Lân còn dùng để chỉ con cháu của người hiền đức, như trong truyện Nôm Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu :

                                   Trăm năm biết mấy tinh thần,
                                Sinh con sau nối GÓT LÂN đời đời.
 và như trong tác phẩm Sãi Vãi của cụ Nguyễn Cư Trinh khi cho ông Sãi luận về chữ MUỐN như sau :

                            Lưới thỏ giăng, Sãi muốn cho củ củ võ phu;
                           GÓT LÂN xéo, Sãi muốn cho chơn chơn công tử.

      và trong bài AI TƯ VÃN của công chúa Lê Ngọc Hân khóc thương vua Quang Trung cũng có câu :

                           GÓT LÂN CHỈ mấy hàng lẩm chẩm,
                           Đầu mũ mao, mình tấm áo gai!
             
      Như trên đã nói, KỲ LÂN 麒麟 là con vật tượng trưng cho bậc thánh nhân quân tử, đức cao vọng trọng, nên con của Kỳ Lân là LÂN TỬ 麟子 hay LÂN NHI 麟兒là từ dùng để chỉ con cháu của các bậc hiền đức nêu trên; là con dòng cháu giống của thế gia vọng tộc, như trong thơ Nôm Hoa Tiên Truyện của Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Thiện có câu :
               
                                  Họ Diêu sáng vẻ môn mi,
                         Điềm lành sớm ứng LÂN NHI một chàng.
Nói đến Kỳ Lân, thì không thể thiếu KỲ LÂN CÁC 麒麟閣, nơi mà vua Hán Tuyên Đế đã cho xây dựng nên để ghi tên của 11 người công thần sau khi đã bình định được Hung Nô. Nên KỲ LÂN CÁC, gọi tắt là LÂN CÁC 麟閣; là từ tượng trưng cho sự vinh dự của các công thần ngày xưa dưới các triều đại phong kiến, như trong các bài thơ "Tô Công Phụng Sứ" của Lê Quang Bí đời Hậu Lê của ta có câu :

                                 Trúc ghi lụa rủ đề LÂN CÁC,
                             Cho nước này xem nước khác trông.

       LÂN CÁC 麟閣 gọi nôm na là GÁC LÂN, như trong thơ của nhà vua Trần Trùng Quang (Trần Qúy Khoách) đời Hậu Trần có câu :

                                 Việc nước một mai công ngõ vẹn,
                                 GÁC LÂN danh tiếng dõi lâu xa.

       Còn LÂN KINH 麟經 là Kinh Xuân Thu 春秋經 là bộ kinh chép về lịch sử của nước Lổ, do Khổng Tử biên soạn. Năm Lổ Ai Công thứ 14, có người săn được một con kỳ lân bị què. Khổng Tử cho rằng kỳ lân là Nhân Thú 仁獸; là con thú tượng trưng cho sự nhân đức nhân nghĩa, nay xuất hiện lại bị bắn què, có nghĩa là thời thế đã suy đồi, vô đạo, nên ngưng không viết nữa. Vì thế mà Kinh Xuân Thu còn được gọi là LÂN KINH; một trong những bộ sách kinh điển của Nho Gia. Trong truyện thơ Nôm TRINH THỬ của ta có câu :

                                       Trời đâu phụ kẻ tiết nghì,
                              LÂN KINH mao giản tạc ghi còn truyền.  

       Còn trong "Phù Dung Tân Truyện" của Trúc Lâm Cư Sĩ đời nhà Nguyễn, theo  bản khắc in đề niên đại Tự Đức Kỷ Mão (1879) thì gọi là KINH LÂN :

                                      Mở mang sử Mã, KINH LÂN,
                                Sâu nguồn Thù Tứ, rộng sân Chu Trình.
 Hết LÂN tới LÝ, LÝ 里 ngoài nghĩa là Làng Xóm ra, Lý còn là DẶM : Đơn vị đo chiều dài thuở xưa tương đương 500m ngày nay. Ta có từ Thiên Lý Mã 千里馬 là loại ngựa giỏi, có thể chạy được mỗi ngày một ngàn dặm, và ta cũng hay nghe câu thơ thứ 2 trong bài thơ "Tứ Khoái" của các cụ đồ ngày xưa là :

               THIÊN LÝ tha hương ngộ cố tri   千里他鄉遇故知.
Có nghĩa :
               NGÀN DẶM quê người gặp bạn xưa.

       LÝ còn là ĐÀO LÝ 桃李, là hai loại cây ăn trái đồng thời cũng có nghĩa là hai loại trái : Trái Đào và trái Lý. Đây là hai loại cây trái ngọt, thanh và qúy, lại vừa có hoa thơm, nên thường được ví với người nhã nhặn, có học vấn hay học trò giỏi. Trong Ấu Học Quỳnh Lâm 幼學瓊林 nói về Khổng Tử như sau :...Hiền nhân thất thập, đệ tử tam thiên... Đào lý tại công môn, xưng nhân đệ tử chi đa賢人七十,弟子三千...桃李在公門,稱人弟子之多. Có nghĩa :... Trong đám ba ngàn học trò thì có 70 người giỏi... những người xuất sắc (ĐÀO LÝ) thì làm quan, ông là người có học trò đông hơn người khác. Trong Truyện Kiều cụ Nguyễn Du ví cô Kiều tài hoa qúy phái như là Cành Đào Hoa Lý khi bị Hoạn Bà vùi dập :

                                 Tiếc thay ĐÀO LÝ một cành,
                          Một phen mưa gió tan tành một phen !

        Theo sách Thông Giám : Ông Địch Nhân Kiệt, tể tướng đời Đường, tiến cử cho vua Đường một lúc mấy chục người tài giỏi. Người đương thời khen ông rằng :" Thiên hạ ĐÀO LÝ tận tại công môn 天下桃李盡在公門 ". Có nghĩa : " Cây đào cây mận (ý chỉ Nhân tài) trong thiên hạ đều ở cửa của ông mà ra cả !" Trong Lâm Tuyền Kỳ Ngộ (Bạch Viên Tôn Các) có câu :

                                Cửa chen ĐÀO LÝ người sum họp,
                                Nhà chật trân châu của đãi đằng.

        Trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều cũng có câu :

                                Sân ĐÀO LÝ mây lồng man mác,
                                Nền đỉnh chung nguyệt gác mơ màng.
        
         Sau SÂN ĐÀO LÝ, ta có SÂN LÝ, tức LÝ ĐÌNH 鯉庭, là Sân trong nhà của người tên Lý. LÝ 鯉 nầy là Cá chép, tên tự của Bá Ngư 伯魚 là con của Khổng Tử. Theo sách Luận Ngữ. Chú Sơ. Qúy Thị 論語,注疏·季氏 ghi chép :
      " Trần Kháng hỏi Bá Ngư : Anh ở gần thầy, thầy có dạy cho anh những gì đặc biệt không?. Bá Ngư đáp : Có một lần thầy đứng trước phòng học, tôi đi ngang qua sân, thầy hỏi : Có học qua Kinh Thi chưa? Tôi đáp : chưa. Thầy bảo : Không học Kinh Thi thì lấy gì mà ăn nói ! Lại một lần khác, tôi đi ngang qua sân nhà, Thầy cũng hỏi : Học qua Kinh Lễ chưa? Tôi đáp : chưa. Thầy lại bảo : Không học Lễ thì làm sao biết cách để lập thân. Trần Kháng nghe nói rất mừng : Tôi chỉ hỏi có một câu mà học được những ba điều : Một là biết được sự gợi mở của Kinh Thi; Hai là biết được sự đối nhân xử thế của Kinh Lễ; Ba là biết được người quân tử chính trực không dạy riêng cho con mình những điều chi cả. Nên...
       LÝ ĐÌNH là từ dùng để chỉ sự giáo huấn của người cha đối với con cái, như trong Tự Tình Khúc của Cao Bá Nhạ có câu :

                             Phó ngạnh tích mặc dù sinh tử,
                             Chắc LÝ ĐÌNH dạy chữ hiếu trung.

       LÝ ĐÌNH chỉ tích con của Khổng Tử, còn LÝ MIÊU 李貓 là Con mèo họ Lý. Đây là nick name của Lý Lâm Phủ, một gian thần đời Đường Cao Tông, giữ chức Trung Thư Thị Lang. Bề ngoài trông Lý rất ôn nhu đôn hậu, nhưng trong lòng thì rất gian manh hiễm độc, luôn toan mưu tính kế để hại người, nên dân chúng oán giận mới đặt cho cái tên LÝ MIÊU, lấy ý con mèo trông bề ngoài rất hiền lành ngoan ngoãn, nhưng lại là giống ăn thịt sống, khi giương nanh múa vút lên thì xé xác chú chuột nào đó như chơi. Trong truyện thơ Nôm khuyết danh TRINH THỬ có câu :

                                Vẫy vùng ếch giếng tự kiêu,
                       Tham lam chẳng khác LÝ MIÊU đời Đường.

       Sau LÝ MIÊU ta có LÝ SƯƠNG 履霜 là Dẫm lên trên sương móc. Theo Kinh Dịch, quẻ Khôn, hào thứ 6《易經‧坤卦》初六爻 có câu : Lý sương, kiên băng chí 履霜,堅冰至。Có nghĩa : Dưới chân dẫm phải sương móc của mùa thu thì biết là băng cứng của mùa đông sắp đến rồi. Ý là : Dùng hiện tượng sương băng để cảnh báo đề phòng về mối họa hoạn trước khi nó xảy đến. Trong bộ sử trường thiên bằng thơ "Thiên Nam Ngữ Lục" của ta hồi cuối thế kỷ thứ 17 có câu :

                                                               Đồng thân kim cốt ai đang,
                            Lăng vân là chí, LÝ SƯƠNG là lòng.

        Trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều cũng có câu :

                                Sân ĐÀO LÝ mây lồng man mác,
                                Nền đỉnh chung nguyệt gác mơ màng.
        
         Sau SÂN ĐÀO LÝ, ta có SÂN LÝ, tức LÝ ĐÌNH 鯉庭, là Sân trong nhà của người tên Lý. LÝ 鯉 nầy là Cá chép, tên tự của Bá Ngư 伯魚 là con của Khổng Tử. Theo sách Luận Ngữ. Chú Sơ. Qúy Thị 論語,注疏·季氏 ghi chép :
      " Trần Kháng hỏi Bá Ngư : Anh ở gần thầy, thầy có dạy cho anh những gì đặc biệt không?. Bá Ngư đáp : Có một lần thầy đứng trước phòng học, tôi đi ngang qua sân, thầy hỏi : Có học qua Kinh Thi chưa? Tôi đáp : chưa. Thầy bảo : Không học Kinh Thi thì lấy gì mà ăn nói ! Lại một lần khác, tôi đi ngang qua sân nhà, Thầy cũng hỏi : Học qua Kinh Lễ chưa? Tôi đáp : chưa. Thầy lại bảo : Không học Lễ thì làm sao biết cách để lập thân. Trần Kháng nghe nói rất mừng : Tôi chỉ hỏi có một câu mà học được những ba điều : Một là biết được sự gợi mở của Kinh Thi; Hai là biết được sự đối nhân xử thế của Kinh Lễ; Ba là biết được người quân tử chính trực không dạy riêng cho con mình những điều chi cả. Nên...
       LÝ ĐÌNH là từ dùng để chỉ sự giáo huấn của người cha đối với con cái, như trong Tự Tình Khúc của Cao Bá Nhạ có câu :

                             Phó ngạnh tích mặc dù sinh tử,
                             Chắc LÝ ĐÌNH dạy chữ hiếu trung.

       LÝ ĐÌNH chỉ tích con của Khổng Tử, còn LÝ MIÊU 李貓 là Con mèo họ Lý. Đây là nick name của Lý Lâm Phủ, một gian thần đời Đường Cao Tông, giữ chức Trung Thư Thị Lang. Bề ngoài trông Lý rất ôn nhu đôn hậu, nhưng trong lòng thì rất gian manh hiễm độc, luôn toan mưu tính kế để hại người, nên dân chúng oán giận mới đặt cho cái tên LÝ MIÊU, lấy ý con mèo trông bề ngoài rất hiền lành ngoan ngoãn, nhưng lại là giống ăn thịt sống, khi giương nanh múa vút lên thì xé xác chú chuột nào đó như chơi. Trong truyện thơ Nôm khuyết danh TRINH THỬ có câu :

                                Vẫy vùng ếch giếng tự kiêu,
                       Tham lam chẳng khác LÝ MIÊU đời Đường.

       Sau LÝ MIÊU ta có LÝ SƯƠNG 履霜 là Dẫm lên trên sương móc. Theo Kinh Dịch, quẻ Khôn, hào thứ 6《易經‧坤卦》初六爻 có câu : Lý sương, kiên băng chí 履霜,堅冰至。Có nghĩa : Dưới chân dẫm phải sương móc của mùa thu thì biết là băng cứng của mùa đông sắp đến rồi. Ý là : Dùng hiện tượng sương băng để cảnh báo đề phòng về mối họa hoạn trước khi nó xảy đến. Trong bộ sử trường thiên bằng thơ "Thiên Nam Ngữ Lục" của ta hồi cuối thế kỷ thứ 17 có câu :

                                 Đồng thân kim cốt ai đang,
                            Lăng vân là chí, LÝ SƯƠNG là lòng.
 Cuối cùng ta có Ả LÝ, tức là nàng LÝ KÝ 李寄 trong truyền thuyết Sưu Thần Ký 搜神記 đời Đông Tấn như sau :
       Nước Đông Việt ở vùng Mân nam 閩南 (Quảng Đông, Phúc Kiến hiện nay) có nàng Lý Ký là con gái út thứ sáu của gia đình. Nhà nghèo không có con trai, trong nước lại có nạn yêu rắn hoành hành, mỗi năm đều phải tế một cô gái trẻ cho rắn ăn thịt. Lý Ký bèn quyết định bán thân mình cho rắn ăn thịt, lấy tiền để nuôi cha mẹ và các chị. Mặc dù cha mẹ can ngăn, Lý Ký cũng lén đi, nàng yêu cầu nhà vua cấp cho mình một thanh bảo kiếm và một con chó săn, rồi đi thẳng đến động rắn. Sau một đêm chiến đấu quyết liệt với sự hỗ trợ của con chó săn thiện nghệ, nàng đã chém chết con yêu rắn. Quốc vương nước Đông Việt cảm phục trước sự dũng cảm của nàng , nên đã cưới nàng về làm hoàng hậu. 
      Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã cho cô Kiều cân nhắc trước khi quyết định bán mình chuộc tội cho cha là :

                              Dâng thơ đã thẹn nàng Oanh,
                            Lại thua Ả LÝ bán mình hay sao ?!

      Ả LÝ chính là nàng Lý Ký trong cốt truyện của Sưu Thần Ký nêu trên.
                                               Lý ký trảm yêu xà
 
        Hẹn bài viết tới !

                                                                                                 杜紹德
                                                                                            Đỗ Chiêu Đức

🌿🌿🌿🌿

1 nhận xét:

LONG ĐONG NỔI CHỮ - Truyện Ngắn của Trần Doãn Nho

Long đong nỗi chữ (*) • Trần Doãn Nho Chưa từng làm điều ác, nhưng chữ nghĩa làm cho lòng người bỗng dưng nhiễm đầy vết thương. Nhờ một ít k...