Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020
Phiếm về Thiền : Thoát Tục?
Tới chơi nhà người bạn già, chỉ thấy bà vợ ngồi trước hiên. Tôi bèn hỏi: "Ổng đâu bà chị?"
- Ngồi thiền rồi
Tôi ngạc nhiên: "Ây da, ổng tu hồi nào vậy bà chị?"
- Thì cách đây nửa năm một số người bạn quen biết rủ ổng đi chùa, rồi đi tham gia vào các đạo tràng, rồi tu học chèo thuyền thúng gì đó. Ổng về nói với tôi là ổng và tôi hết duyên, con cái chỉ là đống nợ, ổng muốn giải thoát, muốn được siêu thoát để đến cảnh giới niết bàn ghế gì đó...Tui chán, mặc ổng muốn làm gì thì làm. Cơm no bò cưỡi không muốn, muốn ăn chay, tiệt dục, ngơ ngơ ngẩn ngẩn chuyện tâm phào, đồ điên.
Tôi hỏi: "Thế thấy ổng có vui sướng không?"
Bả nhún vai ái ngại:
- Ái chà, sướng nỗi gì? Mở miệng ra nào thì đời là bể khổ hoặc ta chỉ là xác mượn. Hết biết!
"Khi nào ổng ngồi xong?" Tôi hỏi.
- Không biết, nhưng có lẽ xong rồi, để tui vào xem. Ông ngồi uống nước đợi chút nhé!
Chưa đầy 1 phút, một thân hình còm cõi vụt ra, hô to: "Ôi quý hóa quá, thiện nhân tới thăm"
Tôi mỉm cười: "Ai da, thiền nhân có khác. Tu tập tinh tấn có khác. Thế bác đang tu thiền, bác hiểu và cắt nghĩa cho tôi chữ thiền là gì được không?"
Bác Ba ngập ngừng: "Mới tập, chưa rõ lắm, chỉ biết là pháp môn của nhà Phật, con đường đi của đạo"
"Phương pháp như thế nào?" Tôi hỏi tiếp.
+ À, thì ngồi kiết già, nhắm mắt lại, không nghĩ ngợi. Tập trung nhất niệm: "Nam mô a di đà phật". Khoảng 1 tiếng là được. Mà phải giữ thân sạch như ăn chay, diệt dục thì tâm mới thanh tịnh được nhé!"
* Vậy à, thế ông đã thanh tịnh chưa? Tôi nghe nói ngồi thiền sẽ bỏ và buông được cái tôi đúng không?
+ Ừ, mình thấy thanh thản lắm.
* À, nãy tôi tới thấy vợ ông nói là ông không cần bả nữa, bả đang làm đơn xin li dị thì phải? Ai dà, tôi lấy làm tiếc cho ông!
+ Hắn sững cồ: "Cái gì? Nó dám bỏ tao sao? Tao phải vào cho nó biết tay mới được!"
* Nhưng ông có nói là không cần vợ con mà, ông muốn đi tu và xa lánh đời
+ Đúng, nhưng... Nó không được bỏ tao!
Tôi thấy tình hình bất ổn nên vội xin phép ra về. Sau đó nghe đâu hai vợ chồng cãi nhau, bà vợ bỏ về nhà mẹ ruột ở.
Một hôm, tôi nhận được điện thoại của bác Ba: "Alô! Rảnh ghé uống trà chơi nghen!" "Ok, chiều mai 5h tôi ghé" Tôi hẹn lại.
Qua hôm sau theo đúng hẹn tôi tới nhà bác Ba. "Sao rồi, khỏe chứ bác Ba?"
Hắn ra đón tiếp với trạng thái mỏi mệt:
+ Ừ, đang bệnh cảm lạnh, mấy hôm bị sốt cao, mệt quá!
* Mấy hôm không thiền nữa à? Tôi hỏi.
+ Thân xác rệu rã, không khỏe nên tâm vọng vớ vọng vẩn. Mình không sao tập trung được. Chán lắm. À, tôi nhờ Dũng đánh lời cho vợ tôi bảo bả về nhà đi, tôi ở một mình chịu hết nổi rồi!
* Ủa, một mình thì càng thanh tịnh chứ sao?
+ Biết vậy, nhưng không tập trung được bạn ạ! Với lại mì tôm hoài ớn quá!
* Hahaha, muốn thoát tục thì phải trả giá chứ? Tôi chọc.
+ Ừ, tôi biết rồi. Cái giá đó đắt quá. Thôi cứ từ từ mà thoát tục cũng được. Dũng giúp giùm tôi nhé.
* Ok, nhưng chỉ một lần này thôi nhé. Thật ra nói cho bác biết, bác hành thiền chưa đúng pháp đâu?
+ ??? Vậy sao cho đúng?
* Thiền là một trạng thái đưa tâm hồn vào miền không buồn, không vui, không có sắc màu, không tranh chấp, không luận bình suy diễn, bình yên an lạc và ung dung tự tại. Thiền có trong việc đi - đứng - nằm - ngồi. Thiền có trong công ăn việc làm. Thiền là hơi thở của cuộc sống. Ông chỉ cần làm theo nguyên tắc sau là được:
- Luôn hài lòng và vui vẻ với tất cả sự việc hiện tại. Kể cả sinh lão bệnh tử, hãy xem đó là quy luật bất biến và tất có. Mở lòng đón nhận nó.
- Sống thật với chính mình
- Làm những chuyện có lợi cho mình, cho người, giúp đỡ khi người gặp khó khăn trong điều kiện của mình một cách tốt nhất
- Nói và làm phải song hành
- Làm cho tất cả những người xung quanh và quen biết mình được an vui và hạnh phúc.
- Nói tóm lại, "Thiền" cũng tương tự như ông đi xe máy. Khi ông đi xe máy ông phải biết mình đang lái xe và tập trung nhìn vào phần đường mình đang đi. Không được vừa lái xe vừa nghĩ về chuyện khác. Nếu nghĩ về chuyện khác, ông mất tập trung tất sẽ bị tai nạn ngay. Vì vậy, ngoài việc tập trung để lái xe, ông còn phải khéo léo điều khiển xe sao cho không va đụng vào người khác và ông phải thực hiện và tuân thủ đúng một số quy định của luật an toàn giao thông. Điểm xuất phát thì ai cũng đều có, điểm đến thì tùy nơi ta muốn đến. Lộ trình di chuyển gọi là con đường (hay tạm gọi là Đạo). Cái xe ta điều khiển có thể gán cho thân xác. Tâm hồn hoặc sự suy nghĩ có thể gán cho ý thức. Luật giao thông có thể gán cho kinh sách. Ông sẽ thấy trên đường đi có rất nhiều người, bằng các phương tiện khác nhau họ đi với lộ trình khác ông. Vậy, lộ trình ông đi có đến được đích hay không là do ông quyết định. Mọi cái không có điểm dừng. Khi ta kết thúc một lộ trình, điểm dừng lộ trình này chính là điểm khởi đầu cho một lộ trình mới. Cứ vậy chẳng dừng. Khi ta chết, có thể một thế giới mới đang chờ ta.
+ Ôi, sao tôi thấy ông nói đơn giản mà dễ hiểu nhỉ. Không biết đúng hay sai, nhưng tôi cảm nhận được cái xe máy của tôi nó có lộ trình rồi. Thôi, để tôi qua tự đón vợ về. Ít nhất, tôi phải "tự" qua được "bên ấy" và "tự" giải quyết hậu quả do mình gây nên. Ây da, thì ra lâu nay nghĩ cao siêu quá, té ra đi xe máy cũng là "Thiền" rồi.
* Ừ, cứ vận dụng nhé! Khi đón bả về, có thể hiểu thêm "xe máy" cũng có thể là "bà xã" nhé! Vấn đề là lộ trình đi đến hạnh phúc phải tự mình quyết định. Kakakaka
Khuyết Danh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Mời nghe một bài thánh ca của tác giả Hàn Thư Sinh
Hàn Thư Sinh là bút hiệu của Tiến Sĩ Trần An Bài , nguyên Dự Thẩm Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn , cũng là Giảng Sư Thỉnh Giảng tại Học Viện CSQG...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
bài rất ý nghĩa
Trả lờiXóa