Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2020

Bí quyết dưỡng sinh của danh y Tôn Tư Mạc: “Không uống thuốc mà có thể trị bệnh”

 

Học y vì sức khỏe yếu ớt nhiều bệnh, rồi trở thành vị thầy của cả một thế hệ, Tôn Tư Mạc, còn được gọi là Dược vương Tôn Thiên Y, là thầy thuốc nổi tiếng thời cổ đại của Trung Quốc. Ông cũng là một người ứng dụng khí công vào thuật dưỡng sinh.

Tôn Tư Mạc nổi danh với việc tổng kết kinh nghiệm lâm sàng và lý luận y học từ thời Đường trở về trước, từ đó biên soạn thành hai bộ kiệt tác y học: “Thiên Kim Yếu Phương” (Phương thuốc giá trị cả ngàn lượng vàng – gồm 30 quyển) và “Thiên Kim Dực Phương” (Phần bổ sung của ‘Thiên Kim Yếu Phương’)

Tôn Tư Mạc mất năm 101 tuổi. Lúc còn trẻ, sức khỏe ông rất yếu lại mắc nhiều chứng bệnh, nên ông đã nỗ lực nghiên cứu học tập y thuật. Ông có nền tảng kiến thức sâu rộng về thuốc, có sự nghiên cứu sâu xa về các phương diện chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh bằng thuốc, châm cứu, phòng bệnh… cho đến năm 100 tuổi ông vẫn có thể nhìn và nghe rõ ràng và đã trở thành người thầy y học nổi danh một thời của nhà Đường.

ổng kết những tư tưởng chăm sóc sức khỏe của y học, Đạo học, Nho học và Phật giáo Ấn Độ, ông cho rằng dựa vào cốt lõi “dưỡng tính” và “dưỡng lão”, có thể kéo dài tuổi thọ, trong đó phạm vi của nó bao gồm cả y học phòng bệnh, y học tâm lý và thể chất, y học tuổi già, thậm chí là chữa bệnh ở trẻ em và chữa bệnh bằng ăn uống.

Ví dụ: “Con người nên bảo trì tâm thái cân bằng, không nên cứ một mực theo đuổi danh lợi. Người ta ăn uống cần phải điều độ, không nên ăn hay uống quá nhiều. Khí huyết cần phải chú ý lưu thông, không nên lười biếng lười vận động. Sinh hoạt thường ngày cần phải ổn định, không nên trái với quy luật tự nhiên…”

Dưỡng tính bằng việc điều khiển cảm xúc, kiềm chế tình cảm

Về vấn đề dưỡng tính, Tôn Tư Mạc cho rằng nên điều khiển cảm xúc, kiềm chế tình cảm, luôn giữ cảm xúc lạc quan, phải tiết chế chuyện phòng the và ăn uống.

“Ăn uống lành mạnh, ăn để trị bệnh và uống thuốc”, phải luôn giữ trạng thái tinh thần và thói quen ăn uống tốt để phòng tổn thương tỳ vị, tránh ảnh hưởng đến khí huyết mà gây bệnh, đồng thời ông nhấn mạnh tác dụng phòng và trị bệnh của việc ăn uống và thuốc men.

“Tập luyện thể thao và điều hòa hơi thở”, ông cho rằng chúng ta phải vận động và tập luyện vừa sức như xoa bóp, hít thở, bấm huyệt, mượn cách bỏ xấu lấy tốt, kết hợp tĩnh và động để đạt được mục đích chăm sóc sức khỏe.

Dưỡng lão bằng việc bồi dưỡng tâm trạng, sống có quy củ

“Cách dưỡng lão” là cách dưỡng sinh ở người lớn tuổi, Tôn Tư Mạc cho rằng những người trên 50 là người lớn tuổi, lúc này có thể bị các bệnh về tinh thần cùng các hiện tượng lão hóa khác do sự yếu đi về mặt sinh lý, vì thế phải dưỡng lão bằng cách bồi dưỡng tâm trạng, sinh hoạt có quy củ, phải điều tiết việc ăn uống, xoa bóp vừa phải. Có nghĩa là dưỡng sinh ở tuổi già cần phải kết hợp giữa tâm trạng vui vẻ, sống có quy củ, ăn uống vừa phải và vận động vừa sức.

Nói chung, sự hình thành bệnh tật là do các chức năng bên trong cơ thể mất đi sự điều tiết, ví dụ như khi nguồn bệnh bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, chỉ cần bổ sung được đủ dinh dưỡng, giữ cho các bộ phận trong cơ thể hoạt động, tăng sức đề khoáng thì sẽ không dễ bị nhiễm bệnh.
Cách tốt nhất trong việc dưỡng sinh là không uống thuốc mà có thể chữa được bệnh

Cái gọi là “dưỡng sinh” là ý chỉ việc “chữa trước sẽ không có bệnh”, có nghĩa là trước khi bị bệnh, việc đầu tiên là dùng nhiều cách để điều hòa cơ thể, giúp cơ thể mạnh mẽ hơn để tránh sự xâm nhập của các căn bệnh, thậm chí là phòng bệnh. Nếu có thể làm được việc “không uống thuốc mà chữa được bệnh” thì mới là cách tốt nhất trong dưỡng sinh.

Quan điểm dưỡng tính và dưỡng lão Tôn Tư Mạc không chỉ là bí quyết cho việc ông sống thọ mà còn chứa đựng nhiều những lý luận về dưỡng sinh trường thọ của Trung Hoa cổ đại. Dưỡng sinh không chỉ dành cho người già mà mỗi giai đoạn trong cuộc đời chúng ta đều có những lưu ý chăm sóc sức khỏe khác nhau. Quan tâm sớm đến sức khỏe mới là cách dưỡng sinh có hiệu quả nhất.

Trần Phong (DKN)

1 nhận xét:

ÂN CHÚA NHIỆM MẦU - Nguyễn Kim Trân

  ÂN CHÚA NHIỆM MẦU Đức Thánh Chúa giáng sinh nơi máng cỏ Chốn trần gian nào hiểu rỏ ngọn ngành Lại chẳng nghe lời Đức Chúa giảng sanh Nên b...