Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2021

SINH SẢN TẾ BÀO THẦN KINH MỚI - VUI PHAN LE (chuyển ngữ từ CAN YOU GROW NEW BRAIN CELLS?

 

Não là một cơ quan có khả năng thích ứng đến mức khó tin. Tế bào não (tế bào thần kinh) và các khớp nối liên tục thay đổi giúp chúng ta học, nhớ, tạo kỹ năng mới và tự phục hồi sau khi não bị chấn thương. Đặc tính này nhờ vào “tính mềm dẽo của bộ não” - tức khả năng não và hệ thần kinh có khả năng thay đổi mô hình để đáp ứng lại các thông tin mới, dù đó là kinh nghiệm, hành vi, cảm xúc hay thương tích. Một trong các phương cách để làm được việc này là xuyên qua tiến trình “sản sinh tế bào thần kinh” (SSTBTK) – tức tạo thêm tế bào thần kinh mới. SSTBTK đặc biêt quan trọng trong giai đoạn phát triển phôi thai. Chỉ cho tới gần đây, người ta tin rằng số tế bào thần kinh sinh ra là cố định – và hệ thần kinh trung ương, kể cả bộ não không thể sản sinh thêm tế bào thần kinh mới cũng như không có khả năng tái tạo.
Não có thể sinh tế bào mới. Tuy nhiên, trong thập niên 1990 các nhà thần kinh học (TKH) của Queensland Brain Institute (QBI) do GS Perry Bartlett sáng lập đã khám phá ra hồi hải mã người lớn có chứa các tế bào gốc vốn có thể phân chia, biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau nên sự khám phá mang tính cách đột phá này đã cho thấy SSTBTK có thể đóng vai trò quan trọng chủ yếu trong trị liệu các trình trạng bệnh như Alzheimer chẳng hạn. Các nhà TKH hiện nay công nhận tiến trình này đã xảy ra một cách bình thường trong não người lớn khỏe mạnh, đặc biệt là trong hồi hải mã, vốn quan trọng cho việc học hỏi và ký ức không gian. Nếu cơ quan này hư tổn có thể khiến ta khó khăn trong việc đi lại trên biển hay trên không, như trường hợp của BS Lavinia Cold đã bị năm 31 tuổi. Đột quỵ đã làm hư hồi hải mã bên phải của cô.
Đầu năm này, các nhà nghiên cứu của QBI đã lần đầu tiên trên thế giới khám phá ra rằng tế bào não mới người lớn cũng có thể sinh ra ở hạch hạnh nhân, một vùng não quan trọng để xử lý sự sợ hãi và ký ức cảm xúc. Hạch hạnh nhân, một phần lâu đời của não có vai trò quan trọng trong việc gắn ý nghĩa của cảm xúc vào ký ức. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc nhận biết sợ hãi, giúp ta học được kinh nghiệm việc gì đó là đáng sợ. TS Dhanisha Jhaveri , người dẫn đầu nghiên cứu này nói rằng “Nhận biết về nỗi sợ sẽ giúp ta phản ứng đánh lại hay bỏ chạy – làm tăng nhịp tim, khô miệng, đổ mồ hôi tay – nhưng hạch hạnh nhân cũng đóng vai trò tạo cảm giác sợ hãi hay thất vọng, thí dụ như trong trường hợp nỗi ám ảnh hay là post-traumatic stress disorder (PTSD, rối loạn căng thẳng sau chấn thương).
Mất nối kết trong hạch hạnh nhân có liên quan tới trầm cảm, rối loạn âu lo như PTSD. Hy vọng sự khám phá đó sẽ đưa đến phương thức trị liêu mới cho các tình trạng này. TS Jhaveri nói rằng: “Kích thích được việc sản sinh tế bào não mới trong hạch hạnh nhân giúp ta rộng đường trị liệu cho các rối loạn sợ hãi, bao gồm lo lắng, PTSD và trầm cảm.”
Khám phá này đã rọi thêm ánh sáng vào khả năng thay đổi và thích ứng của bộ não. Những nghiên cứu về sau sẽ tập trung vào việc tìm hiểu chức năng của những tế bào mới trong hạch hạnh nhân.
KÍCH THÍCH SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA TẾ BÀO NÃO MỚI
Với quá trình lão hóa của não, khả năng học và nhớ của chúng ta dẩn sút giảm. Người ta cho rằng những sự thay đổi này trong trí nhớ là do suy giảm khà năng SSTBTK -- các tế bào gốc vùng cuộn răng cưa trong hồi hải mã mất khả năng tạo ra tế bào thần kinh mới. Hồi hải mã sẽ trở nên co lại khi con người già đi. Nhưng không phải mọi việc đều xấu – những thay đổi này không nhất thiết phải luôn là như vậy.
GS Perry Bartlett cho rằng “Khi hồi hải mã bị co lại bạn có thể đảo ngược quá trình co rút và cả suy giảm trí nhớ bằng cách kích thích tiến trình tạo thêm tế bào thần kinh mới cũng như kích thích khả năng kết nối bên trong hồi hải mã được rộng lớn hơn. Ông và Tiến sĩ Daniel Blackmore thấy rằng những con chuột thường luyện tập có khả năng gia tăng sản sinh tế bào não mới và cải thiện trí nhớ khi não già đi. Ngày nay họ đang dẫn đầu một nghiên cứu lâm sàng với 300 người tuổi 65 và già hơn, để xác định chính xác mức độ và loại hình thể dục nào sẽ dẫn tới cải thiện nhận thức. Theo GS Batlett “Cuối cùng, chúng ta cũng hy vọng sẽ có được một bản hướng dẫn sức khỏe cộng đồng rõ ràng cho biết thể dục có thể vừa ngăn ngừa, vừa đảo ngược lại quá trình suy giảm trí tuệ”.
Đầu năm này,lần đầu tiên các nhà nghiên cứu QBI cho thấy tế bào não của người lớn cũng được sản sinh trong hạch hạnh nhân, một vùng não quan trọng cho ký ức cảm xúc. Mất nối kết trong hạch hạnh nhân, một vùng lâu đời của não sẽ đưa đến trầm cảm, rối loạn cảm xúc như PTSD. Vì thế sự khám phá này sẽ giúp trị liệu các rối loạn đã nêu trên. GS Pankaj Sah, giám đốc của Quensland Brain Institute cho rằng nghiên cứu này đánh dấu một sự thay đổi lớn để hiểu khả năng thích ứng cũng như tái tạo của bộ não. GS Sah phát biểu: “Dù trước đây người ta biết rằng các nơ rôn mới được sinh ra trong não người lớn, thực là thú vị, đó cũng là lần đầu tiên các nơ rôn mới cũng được khám phá trong hạch hạnh nhân, khám phá của chúng tôi đã có hãm ý rộng rãi cho việc thấu hiểu vai trò của hạch hạnh nhân trong việc điều hòa nỗi sợ và ký ức sợ hãi.”
TẾ BÀO GỐC CỦA HẠCH HẠNH NHÂN CÓ VAI TRÒ TRONG VIỆC HỌC BIẾT SỢ HÃI
TS Dhanisha Jhaveri cho rằng hạch hạnh nhân có vai trò chính trong việc nhận biết sợ - theo tiến trình này chúng ta liên kết một kích thích với một biến cố gây sợ. “Nhận biết nỗi sợ sẽ đưa đến phản ứng lâu đời là chiến đấu hay bỏ chạy – làm gia tăng nhịp tim, khô miệng, đổ mồ hôi tay – nhưng hạch hạnh nhân cũng có vai trò trong việc tạo cảm xúc sợ hãi và thất vọng, như trong trường hợp ám ảnh sợ hãi hoặc PTSD”. “Tìm cách kích thích sự sản sinh tế bào não mới trong hạch hạnh nhân cho ta rộng đường trị liệu các rối loạn sợ hãi, bao gồm cả lo âu, PTSD và trầm cảm”. GS Pankaj Sah nói thêm. “Trước đây chúng ta biết tế bào não mới của người lớn chỉ được sản sinh trong hồi hải mã, một vùng não quan trọng cho nhận thức và ký ức không gian.
HIỂU BIẾT MỚI VỀ TÍNH MỀM DẼO CỦA BỘ NÃO
Khám phá về tiến trình SSTBTK do GS Perry Bartlett thực hiện , ông cũng tham gia trong nghiên cứu gần đây nhất. GS Sah nói “Khám phá của GS Bartlett đã đảo ngược niềm tin vào thời gian đó rằng não người lớn cố định và không thể thay đổi”. “Nay chúng ta đã tìm thấy tế bào gốc trong hạch hạnh nhân của chuột, gợi ý cho thấy rằng SSTBTK xảy ra vừa ở hồi hải mã và cả hạch hạnh nhân. “Sự khám phá này giúp chúng ta có hiểu thêm tính mềm dẽo của bộ não và cung cấp một khuôn khổ để hiểu biết vể sự góp phần về chức năng của nơ rôn mới trong hạch hạnh nhân”, GS Sah nói. Nghiên cứu doGS Sah , GS Bartlett và TS Jhaveri dẫn đầu đã đăng trong tạp chí Molecular Psychiatry

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...