Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

Liên minh Trà Sữa là gì? (Nghiên Cứu Quốc Tế )

 

Nguồn: What is the Milk Tea Alliance?”, The Economist, 24/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào ngày 01/02, ngày mà quân đội Myanmar phế truất chính phủ được bầu một cách dân chủ của nước này, một người dùng Twitter đã đăng tải hình ảnh của Royal Myanmar Teamix, một loại trà pha chế của địa phương. Bài tweet kể từ đó đã được chia sẻ hơn 22.000 lần. Bên cạnh hình ảnh là một hashtag đã được các nhà hoạt động ở Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan sử dụng trong gần một năm qua: #MilkTeaAlliance (Liên minh Trà Sữa). Các tấm biển với khẩu hiệu này xuất hiện tại các cuộc biểu tình đường phố ủng hộ dân chủ trên khắp Đông Nam Á. Chính xác thì Liên minh Trà Sữa là gì và những người ủng hộ nó có điểm chung nào?

Thuật ngữ này lần đầu tiên lan truyền trên mạng vào tháng 4 năm 2020 khi Vachirawit Chivaaree, một diễn viên nổi tiếng người Thái Lan, gửi một dòng tweet có vẻ như ủng hộ sự độc lập của Hồng Kông đối với Trung Quốc. Những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc đã đổ vào lăng mạ, trong khi người hâm mộ Vachirawit thì phản bác lại. Khi các bài đăng được trao đổi qua lại giữa những người dùng ở Hồng Kông, Thái Lan và Đài Loan, hashtag #MilkTeaAlliance liên tục xuất hiện. Trà sữa là món trà được uống nóng ở Hồng Kông, đi kèm hạt trân châu ở Đài Loan, thêm đá xay và đường ở Thái Lan. Loại trà này khác với loại trà thường được uống ở Trung Quốc. Sở thích thêm sữa có thể được do là di sản từ thực dân Anh (như ở Hồng Kông và Myanmar) hoặc qua kết nối thương mại (như ở Đài Loan và Thái Lan). Wasana Wongusurawat, thuộc Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, nói rằng: “Chắc chắn chúng tôi là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ Trung Quốc nhưng đồng thời chúng tôi cũng chia sẻ khía cạnh lịch sử quốc tế này”. Đối với những người biểu tình, cách họ uống trà thể hiện tình cảm ủng hộ dân chủ, chống Trung Quốc.

Liên minh giữa các nhà hoạt động dân chủ trong khu vực không có gì mới. Vào năm 2014, sinh viên ở Đài Loan đã tràn vào cơ quan lập pháp của nước này để phản đối hiệp định thương mại với Trung Quốc đại lục, mang theo hoa hướng dương như một biểu tượng của hy vọng. Phong trào đã thúc đẩy mối liên kết lớn hơn với những người biểu tình ở Hồng Kông, nơi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đã làm rung chuyển thành phố vào cuối năm đó. Và vào năm 2016, Joshua Wong, một nhà hoạt động nổi tiếng đến từ Hồng Kông, đã bị tạm giữ tại sân bay Bangkok khi đang đi nói chuyện với sinh viên Thái Lan. Nhưng điều làm nên sự khác biệt của Liên minh Trà Sữa là sự hiện diện trực tuyến rầm rộ của nó. Bên ngoài tường lửa của Trung Quốc đại lục, rất khó để kiểm soát Internet — mặc dù các chính phủ đã cố gắng. Quân đội Myanmar đã chặn Internet sau cuộc đảo chính và sau đó đã hạn chế quyền truy cập vào Facebook, nguồn thông tin trực tuyến chính của nhiều người trong nước. Vào tháng 1, một nhà cung cấp internet ở Hồng Kông đã viện dẫn luật an ninh quốc gia mới để lần đầu tiên kiểm duyệt một trang web ủng hộ dân chủ. Nhưng các nhà hoạt động rất giỏi trong việc đi trước một bước. Liên minh Trà Sữa không có người đứng đầu khiến việc nhắm vào những người tổ chức phong trào trở nên khó khăn. Những người ủng hộ chia sẻ các mẹo về cách tránh bị nhận dạng khi sử dụng internet và cách những người biểu tình trên đường phố có thể nhanh chóng giải tán.

Tính lưu động này vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu. Roger Huang của Đại học Macquarie ở Sydney cho biết: “Theo tôi, ở giai đoạn này liên minh chủ yếu tồn tại trong tưởng tượng nhiều hơn. Không phải tất cả người dùng mạng xã hội sử dụng hashtag trên đều có quan điểm tự do. Một số người ủng hộ Donald Trump và coi lập trường hiếu chiến của cựu tổng thống Mỹ đối với Trung Quốc như một sợi dây liên hệ với các nước Đông Nam Á. Liên minh cũng bị tác động bởi chủ nghĩa cơ hội. Vào tháng 6 năm ngoái, khi binh lính Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ ở biên giới trên dãy Himalaya, hashtag này cũng đã được sử dụng bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Ấn Độ, những người có chung sở thích uống trà sữa nhưng phải đối mặt với cáo buộc phá hoại các quyền tự do dân chủ ở nước này. Và có những giới hạn đối với sự đoàn kết mà các thành viên có thể dành cho nhau trên mạng. Ở Myanmar, nơi lực lượng an ninh đã giết hàng trăm người biểu tình trong những tuần gần đây, việc nhiều người tập trung vào cuộc đấu tranh chống lại các tướng lĩnh là một điều dễ hiểu. Bà Wongsurawat cho biết những gì mà những người ủng hộ Liên minh Trà Sữa có thể làm là hỗ trợ về mặt tinh thần. Bà nói thêm: “Tôi nghĩ rằng đến cuối cùng, phong trào ở mỗi quốc gia sẽ phải tự chiến đấu cuộc chiến của riêng mình.”

🌸🌸🌸🌸🌸

Xem Thêm :Đòn rồng: Khi Trung Quốc muốn cai trị Hồng Kông bằng sự sợ hãi

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...