Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

FM974 Melbourne :Nhật Bản: Đảo Chánh Miến Điện – Tokyo Tiến Thối Lưỡng Nan

Chuyện Thế Giới Trong Tuần

Thứ Hai 08/03/2021


Nhật Bản: Đảo Chánh Miến Điện – Tokyo Tiến Thối Lưỡng Nan

         Sau gần một tháng suy xét, Nhật vẫn chưa có quyết định cuối cùng là sẽ có thái độ gì về vụ đảo chánh của quân đội Miến, hành động này gián tiếp phản chiếu quyền lợi của Nhật tại khu vực Đông Nam Á. Theo Asahi Shimbun, tờ báo có uy tín khá lớn ở Nhật, tin tưởng, Nhật sẽ không ấn định biện pháp chế tài những người đảo chánh nhưng thay vì đó, sẽ tạm ngưng chấp thuận sự “hổ trợ phát triển chính thức” (ODA) mới cho Miến, như là một sự trừng phạt. 

     Tuy nhiên, trong một  bài báo khác trên tờ the Japan Times, ông Katsubnobu Kato, thư ký trưởng hội đồng nội các, không đồng ý vớ bài tường thuật của tờ Asahi Shimbun, ông nói rằng, bộ Ngoại giao Nhật đang giữ thái độ “chờ và xem” trước khi đưa ra quyết định chế tài với Miến. Ngay ngày đầu xảy ra vụ đảo chánh, bộ Ngoại giao Nhật đã cho phổ biến một bản văn ngày 1 tháng 2, kêu gọi quân đội phải tái phục hồi dân chủ, trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và những thành viên của đảng NLD. Nhưng cũng cùng ngày, thứ trương bộ Quốc phòng Nhật, ông Yasuhide Nakayama, chống lại việc này, cảnh báo rằng, áp dụng các phương thức mạnh mẽ như chế tài, nếu Nhật không cẩn thận, Miến có thể tách xa ra các quốc gia tự do dân chủ hơn mà gia nhập phe Trung cộng. 

    Không phải chỉ có bộ Quốc phòng Nhật không đồng ý với ý kiến này mà Đặc sứ hòa bình Miến của Nhật, Yohei Sasakawa, tin là có liên hệ gần gũi với những người quyền thế Miến, nói rằng, sự chế tài không chỉ làm tăng ảnh hưởng của Trung cộng nhưng cũng làm cho Nhật mất đi căn cứ an ninh chính yếu của họ trong vùng Ấn – Thái Bình dương, theo tường thuật của Kyoto News. Thật vậy, Nhật đã có những mối giây liên hệ lịch sử với quân đội Miến từ những ngày thế chiến thứ Hai, khi Nhật giúp Miến huấn luyện quân sự tối tân lúc đó, cho một nhóm quân kháng chiến dành độc lập, được biết là “nhóm 30 đồng chí”, trong đó có người dân Miến gọi anh hùng của sự độc lập là cha của bà Aung San Suu Kyi.

    Sasakawa đã là người đóng vai trò trọng yếu trong chính sách “ngoại giao thầm lặng” với Miến trong nhiều năm qua. Ngày 20 tháng 1 năm 2012, thí dụ, ông đã nhìn nhận mối liên hệ với nhà độc tài quân phiệt Miến, tướng Than Shwe. Có thể hoàn toàn đúng khi cho rằng Nhật đã đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích quân đội Miến thay đổi chính sách gọi là “giải phóng chính trị” năm 2011, đường dẫn đến những cuộc bầu cử tự do năm 2015, đưa bà Suu Kyi và đảng NLD của bà lên nắm quyền nhưng Sasakawa khẳng định, Nhật không nêu lên vấn đề dân chủ trong những bữa tiệc tối với tướng Than Shwe. 

    Với quân đội Miến, họ lo sợ sẽ bị mất đi những cái đặc quyền, đặc lợi mà hiến pháp nước này dành cho, đó là lý do xác đáng giải thích cho vụ đảo chánh vừa qua, nguyên nhân do từ nổi lo là bà San Kyi và đảng NLD đang cố gắng sửa đổi hiến pháp theo chiều hướng thu hẹp quyền hạn của quân đội, nhất là sẽ tu chính điều khoản bảo đảm 25% số ghế dân biểu của quốc hội Miến do quân đội bổ nhiệm, theo hiến pháp Miến hiện tại, tu chính này muốn thông qua phải có đa số 75% dân biểu chấp thuận nhưng quân đội lại có quyền phủ quyết.

    Ngày 20 tháng 2, để cho thấy Nhật ủng hộ người dân Miến, đại sứ Nhật tại Miến, Ichiro Maruyama đã gặp gỡ nhiều người biểu tình bên ngoài tòa đại sứ ở Yangon, nơi người biểu tình tập họp đông đảo, tạo áp lực với Nhật để nước này chế tài chế độ quân phiệt, ngày 10 tháng 1, một nhóm dân biểu nghị sĩ hai đảng nằm trong thành viên của tổ chức”liên bang ủng hộ dân chủ hóa tại Miến” gởi đến thủ tướng Yoshihide Suga một lá thư nói rằng, nếu quân đội Miến không chịu tái lập dân chủ, Nhật nên hợp tác với Hoa Kỳ và Âu châu áp dụng các sự chế tài cần có. 

Nhật là quốc gia lớn thứ nhì cung cấp viện trợ ODA tại Miến và theo bộ Ngoại giao Miến, các công ty Nhật đã đầu tư vào Miến số tiền 1 tỷ 7 Mỹ kim từ năm 2011. Giới đầu tư Nhật đã không thay đổi các kế hoạch thương vụ tại Miến theo sau vụ khủng hoảng người Hồi giáo Rohingya năm 2017, ngay cả khi giới đầu tư phương tây rút khỏi đó trên nguyên tắc và e ngại ảnh hưởng đến thanh danh của họ. Với vụ đảo chánh Miến, công ty xe hơi Toyota, định sẽ mở một xưởng chế tạo xe đầu tiên ở Miến tháng 2 cho biết, họ đang xem xét tình hình hiện nay trước khi có quyết định gì về dự án này. Nhiều công ty Nhật khác cũng có thái độ như vậy, cẩn thận và cứu xét kỹ càng phương cách đáp ứng với vụ đảo chánh. 

    Đứng trước tình hình này, xem ra thái độ của chính phủ Nhật hiện nay là cố gắng phối trí chặt chẽ với các đồng minh của mình, ngày 3 tháng 2 Nhật tham gia với nhóm G7 trong bản tuyên bố lên án vụ đảo chánh, Nhật đồng thời cũng thường xuyên liên lạc với Hoa Kỳ, đang thúc đẩy các nước Á châu đồng minh có hành động mạnh mẽ về vụ này. Hoa Thịnh Đốn biết rằng, nhóm tướng lãnh quân đội Miến có chiều hướng sẳn sàng nghe các nhà lãnh đạo Á châu hơn là phương Tây hay các tổ chức nhân quyền, để giải thích ý tưởng này, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Miến, ông Derek Mitchell viết một bài viết cho hảng tin Reuter, đó là một điều thiết thực đưa các quốc gia Á châu như Nhật, Ấn Độ và Tân Gia Ba can dự vào sự phản đối mạnh mẽ vụ đảo chánh của Miến.

    Qua những sự kiện này, sẽ không có gì ngạc nhiên khi đại sứ Maruyama, người nói được tiếng Miến, đươc xem đóng vai trò dẩn đầu trong tiến trình thúc giục quân đội tái lập dân chủ như họ đã hứa làm sau một năm thiết quân luật và cuộc bầu cử mới. Mặc dù chưa có gì rõ ràng cho thấy Nhật có đủ mạnh tạo ảnh hưởng lên nhóm tướng lãnh hay không nhưng có một điều chắc chắn là, nhóm quân đội đã đánh giá quá thấp giải pháp của người dân Miến trong việc bảo tồn dân chủ bằng các cách thức bất tuân dân sự, cách này đe dọa làm tê liệt nền kinh tế Miến vốn đang trên đà hồi phục sau những năm dài dưới chế độ độc tài quân phiệt. 

    Chính phủ Nhật không vội vàng ngay lúc này, đưa ra quyết định thích hợp với chính sách của họ đối với Miến, một khi tình hình ở đó vẫn còn bấp bênh, khó tiên đoán được, bất cứ chuyện gì cũng có thể xãy ra, từ hành động dẹp tắt biểu tình bằng bàn tay sắt của quân đội cho tới một sự tương thuận mới giữa đám tướng lãnh và bà San Kyi. Nhưng thái độ “chờ và xem” cho người ta thấy rõ giới lãnh đạo Nhật, cho tới giờ phút này, tin rằng cuối cùng, phong trào ủng hộ dân chủ vẫn có dịp may thắng cuộc.


Thuyên Huy

Thứ hai 08.03.21

*Theo Asia Times

🌸🌸🌸🌸

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...