Tôi rộn ràng chờ đợi chuyến bay về thăm Việt Nam với vợ chồng cô cháu
gái, cô có một cái tên rất đẹp là Nguyễn thị Hoa Thiên Lý, dù cô chỉ
là một cô gái quê ít học. Khi cô được sinh ra, trước nhà có giàn hoa
Thiên Lý, nên tên cô được đặt theo loài hoa ấy.
Cách đây vài năm, tôi từ Mỹ về thăm quê quán ở miền Bắc để nhận diện
họ hàng. (Cha tôi bảo thế! Nếu không, một ngày nào đó cha chết đi thì
chúng mày mất hết cả cội nguồn).
Tôi đã học thuộc những tên tuổi, liên quan họ hàng, dây mơ rễ má với
cha tôi, về quê trình diện, và được họ hàng chào đón thân tình.
gái, cô có một cái tên rất đẹp là Nguyễn thị Hoa Thiên Lý, dù cô chỉ
là một cô gái quê ít học. Khi cô được sinh ra, trước nhà có giàn hoa
Thiên Lý, nên tên cô được đặt theo loài hoa ấy.
Cách đây vài năm, tôi từ Mỹ về thăm quê quán ở miền Bắc để nhận diện
họ hàng. (Cha tôi bảo thế! Nếu không, một ngày nào đó cha chết đi thì
chúng mày mất hết cả cội nguồn).
Tôi đã học thuộc những tên tuổi, liên quan họ hàng, dây mơ rễ má với
cha tôi, về quê trình diện, và được họ hàng chào đón thân tình.
Quê nhà tôi thuộc tỉnh Hà Nam, ngôi làng Nhật Tựu nghèo nàn, có cây
cầu xi măng cũ kỹ, và dòng sông ngay đầu chợ, nước không sâu, đục lờ
đờ chẳng biết chảy về đâu?
Tôi có rất nhiều anh chị em họ, ngày đầu tiên về quê, tôi lôi trong va
li ra bao nhiêu là quà để tặng họ, nào xà bông, kem đánh răng, dầu
thơm, mỹ phẩm và các loại kẹo bánh. Ai cũng tò mò và thích thú khi
nhận được món quà lạ phương xa mà tôi chắc rằng có người cả đời họ
chưa một lần dùng tới.
cầu xi măng cũ kỹ, và dòng sông ngay đầu chợ, nước không sâu, đục lờ
đờ chẳng biết chảy về đâu?
Tôi có rất nhiều anh chị em họ, ngày đầu tiên về quê, tôi lôi trong va
li ra bao nhiêu là quà để tặng họ, nào xà bông, kem đánh răng, dầu
thơm, mỹ phẩm và các loại kẹo bánh. Ai cũng tò mò và thích thú khi
nhận được món quà lạ phương xa mà tôi chắc rằng có người cả đời họ
chưa một lần dùng tới.
Chiều, mấy chị em họ dẫn tôi đi dạo quanh làng, đến một cánh đồng
ruộng, tôi dừng chân trên bờ, nhìn vài cô gái đang làm dưới ruộng. Có
một cô cứ nhìn tôi chăm chăm, dù từ xa nhưng tôi cũng nhận thấy cô gái
khá xinh đẹp, nhưng tôi cũng chẳng có thì giờ nhớ đến cô nếu ngay buổi
chiều đó tôi không gặp lại cô.
ruộng, tôi dừng chân trên bờ, nhìn vài cô gái đang làm dưới ruộng. Có
một cô cứ nhìn tôi chăm chăm, dù từ xa nhưng tôi cũng nhận thấy cô gái
khá xinh đẹp, nhưng tôi cũng chẳng có thì giờ nhớ đến cô nếu ngay buổi
chiều đó tôi không gặp lại cô.
Tôi đang ngồi trong nhà anh chị Quý nói chuyện thì cô về, hai ống quần
xắn lên tới gần đầu gối, hai chân trắng của cô còn dính những vết bùn,
dù có lẽ cô đã rửa vội chân trước khi bước vào nhà. Cô nhìn tôi, e ấp
cúi đầu chào:
- Cháu chào cô ạ!
Chị Quý giới thiệu:
- Cháu Lý, con đầu lòng của anh chị đấy.
Tôi ngắm nhìn Lý, cô khoảng mười tám, mười chín tuổi, nét mặt dù đã
từng đội nắng mưa vất vả mà vẫn mơn mởn xinh tươi, làm tôi buộc miệng
khen:
- Cháu xinh quá, có phải lúc nãy cô thấy cháu đang làm ruộng đấy không?
- Vâng, chính là cháu cô ạ, cháu định chạy lên chào cô nhưng không kịp.
Tôi nửa đùa nửa thật:
- Không ngờ cô có đứa cháu xinh như thế này, làm ruộng cực khổ quá, để
cô tìm cho cháu một người chồng ở Mỹ nhé?
Cô bẻn lẻn cúi đầu, nhưng đôi mắt chợt sáng long lanh.
xắn lên tới gần đầu gối, hai chân trắng của cô còn dính những vết bùn,
dù có lẽ cô đã rửa vội chân trước khi bước vào nhà. Cô nhìn tôi, e ấp
cúi đầu chào:
- Cháu chào cô ạ!
Chị Quý giới thiệu:
- Cháu Lý, con đầu lòng của anh chị đấy.
Tôi ngắm nhìn Lý, cô khoảng mười tám, mười chín tuổi, nét mặt dù đã
từng đội nắng mưa vất vả mà vẫn mơn mởn xinh tươi, làm tôi buộc miệng
khen:
- Cháu xinh quá, có phải lúc nãy cô thấy cháu đang làm ruộng đấy không?
- Vâng, chính là cháu cô ạ, cháu định chạy lên chào cô nhưng không kịp.
Tôi nửa đùa nửa thật:
- Không ngờ cô có đứa cháu xinh như thế này, làm ruộng cực khổ quá, để
cô tìm cho cháu một người chồng ở Mỹ nhé?
Cô bẻn lẻn cúi đầu, nhưng đôi mắt chợt sáng long lanh.
Ăn cơm xong, tôi lấy vài hộp mỹ phẩm của riêng tôi để cho Lý. Tội
nghiệp những cô gái quê, chỉ tiếp xúc với bùn đất, cầm hộp mỹ phẩm mà
ngẩn ngơ, dường như họ không biết phải làm gì với cái hộp xinh đẹp và
thơm phức này!
nghiệp những cô gái quê, chỉ tiếp xúc với bùn đất, cầm hộp mỹ phẩm mà
ngẩn ngơ, dường như họ không biết phải làm gì với cái hộp xinh đẹp và
thơm phức này!
Hôm sau Lý không đi làm ruộng, chỉ ở nhà, cứ quanh quẩn bên tôi, nghe
tôi kể đủ thứ chuyện bên Mỹ, và Lý dạn dĩ hỏi tôi về cách sống, cuộc
sống ở Mỹ. Đối với Lý, nước Mỹ là một thiên đàng mênh mông đầy thú vị.
Suốt một tháng ở quê hương, Lý là người thân và gần gũi tôi nhất.
Trước ngày tôi trở về Mỹ, Lý đã gặp riêng tôi, dặn dò:
- Cô nhớ tìm cho cháu một người chồng ở Mỹ để cháu đi Mỹ nhé!
Nhìn vẻ mặt nghiêm trang của Lý, tôi biết Lý không đùa như hôm đó tôi
đã đùa. Tôi gật đầu vì không muốn nhìn Lý thất vọng, đơn giản thế
thôi, chứ tôi có biết ai mà làm mai cho cháu mình?
tôi kể đủ thứ chuyện bên Mỹ, và Lý dạn dĩ hỏi tôi về cách sống, cuộc
sống ở Mỹ. Đối với Lý, nước Mỹ là một thiên đàng mênh mông đầy thú vị.
Suốt một tháng ở quê hương, Lý là người thân và gần gũi tôi nhất.
Trước ngày tôi trở về Mỹ, Lý đã gặp riêng tôi, dặn dò:
- Cô nhớ tìm cho cháu một người chồng ở Mỹ để cháu đi Mỹ nhé!
Nhìn vẻ mặt nghiêm trang của Lý, tôi biết Lý không đùa như hôm đó tôi
đã đùa. Tôi gật đầu vì không muốn nhìn Lý thất vọng, đơn giản thế
thôi, chứ tôi có biết ai mà làm mai cho cháu mình?
Về đến Mỹ, tôi càng biết điều ấy không phải dễ. Việt kiều về Việt Nam
cưới vợ rất nhiều, nhưng toàn kén chọn vợ trẻ đẹp, học giỏi con nhà
giàu, họ biết cái giá trị Việt kiều của họ, nên coi như được quyền lựa
chọn những gì tốt đẹp nhất. Tìm đâu ra một Việt kiều chịu về quê cưới
một cô gái chân lấm tay bùn, cho dù cô có đẹp, có ngoan?
Suy đi nghĩ lại tôi thật lòng muốn giúp Lý qua Mỹ, Lý trẻ đẹp và xứng
đáng được đổi đời. Nếu không, Lý lại lấy chồng ở quê và tiếp tục còng
lưng trên ruộng đồng, sẽ đẻ những đứa con nheo nhóc như cha mẹ đã sinh
ra chị em Lý. Cuộc sống cứ thế mà xoay vòng, làm ruộng cha truyền con
nối như một nghề không sao bỏ được. Người thì càng sinh sôi nhưng
ruộng đất không nở thêm một tấc nào, vì thế cuộc sống miền quê càng
thêm đói khổ.
cưới vợ rất nhiều, nhưng toàn kén chọn vợ trẻ đẹp, học giỏi con nhà
giàu, họ biết cái giá trị Việt kiều của họ, nên coi như được quyền lựa
chọn những gì tốt đẹp nhất. Tìm đâu ra một Việt kiều chịu về quê cưới
một cô gái chân lấm tay bùn, cho dù cô có đẹp, có ngoan?
Suy đi nghĩ lại tôi thật lòng muốn giúp Lý qua Mỹ, Lý trẻ đẹp và xứng
đáng được đổi đời. Nếu không, Lý lại lấy chồng ở quê và tiếp tục còng
lưng trên ruộng đồng, sẽ đẻ những đứa con nheo nhóc như cha mẹ đã sinh
ra chị em Lý. Cuộc sống cứ thế mà xoay vòng, làm ruộng cha truyền con
nối như một nghề không sao bỏ được. Người thì càng sinh sôi nhưng
ruộng đất không nở thêm một tấc nào, vì thế cuộc sống miền quê càng
thêm đói khổ.
Không trông mong gì tìm được một Việt kiều, tôi liền đăng tìm bạn trên
internet, lời rao rất thật thà, đây là một cô gái quê ít học, hiền
lành xinh đẹp, muốn tìm một người Mỹ để xây dựng gia đình, để đổi đời.
Kèm theo lời rao là tấm hình Lý mà tôi đã chụp ở quê.
Tôi không ngờ có vô số người nhào vô làm quen, thôi thì đủ loại, cà
rỡn có, nham nhở có, và chân tình cũng không thiếu. Tôi bỗng dưng trở
thành “giám khảo” và lũ đàn ông hám gái đẹp kia là những thí sinh
ngoan ngoãn trong tay tôi, gạn ra lọc vào mãi tôi tin là đã chọn được
một người Mỹ đáng tin cậy nhất, hoàn hảo nhất trong cái đám “thí sinh”
lạ hoắc khắp bốn phương trời đó. Ông ta tên John, lớn hơn Lý… 20 tuổi,
là giáo sư Đại học, tài chánh vững vàng. John rất nhiệt tình muốn cưới
Lý và sẵn sàng về Việt nam làm thủ tục.
Chuyện Lý ngày nào muốn qua Mỹ tưởng như đùa mà đã thành sự thật.
internet, lời rao rất thật thà, đây là một cô gái quê ít học, hiền
lành xinh đẹp, muốn tìm một người Mỹ để xây dựng gia đình, để đổi đời.
Kèm theo lời rao là tấm hình Lý mà tôi đã chụp ở quê.
Tôi không ngờ có vô số người nhào vô làm quen, thôi thì đủ loại, cà
rỡn có, nham nhở có, và chân tình cũng không thiếu. Tôi bỗng dưng trở
thành “giám khảo” và lũ đàn ông hám gái đẹp kia là những thí sinh
ngoan ngoãn trong tay tôi, gạn ra lọc vào mãi tôi tin là đã chọn được
một người Mỹ đáng tin cậy nhất, hoàn hảo nhất trong cái đám “thí sinh”
lạ hoắc khắp bốn phương trời đó. Ông ta tên John, lớn hơn Lý… 20 tuổi,
là giáo sư Đại học, tài chánh vững vàng. John rất nhiệt tình muốn cưới
Lý và sẵn sàng về Việt nam làm thủ tục.
Chuyện Lý ngày nào muốn qua Mỹ tưởng như đùa mà đã thành sự thật.
Những ngày đầu tiên Lý qua Mỹ đã làm khổ tôi không ít, cảnh sống lạ,
với người chồng không cùng ngôn ngữ gây cho Lý nhiều khó khăn. Lý gọi
phone cho tôi để hỏi ý kiến bất cứ chuyện gì, bất cứ lúc nào, kể cả
lúc nửa đêm:
- Cô ơi, ông John ngủ ngáy to quá, cháu ra ngoài ghế sa lông ngủ, được
không cô?.
Có hôm Lý hốt hoảng gọi tôi:
- Cô ơi, cô giải thích cho ông John hộ cháu với, ông ấy tưởng cháu
muốn đầu độc ông ấy. Sự thể là thế này, thấy ông John kêu nhức đầu,
cháu liền lấy chai dầu xanh ra và bảo “If you no good I will “cạo gió”
you”. Ý cháu muốn nói là nếu sức khoẻ anh không tốt thì em cạo gió cho
anh. Thế là ông ấy… bỏ chạy.
- Cháu nói vậy có nghĩa là nếu ông không tốt thì tôi sẽ “cạo gió” ông.
Ông ta có hiểu “cạo gió” là cái gì đâu, ông ấy tưởng “cạo gió” là kinh
khủng lắm, là cháu muốn hại ông ấy đấy.
với người chồng không cùng ngôn ngữ gây cho Lý nhiều khó khăn. Lý gọi
phone cho tôi để hỏi ý kiến bất cứ chuyện gì, bất cứ lúc nào, kể cả
lúc nửa đêm:
- Cô ơi, ông John ngủ ngáy to quá, cháu ra ngoài ghế sa lông ngủ, được
không cô?.
Có hôm Lý hốt hoảng gọi tôi:
- Cô ơi, cô giải thích cho ông John hộ cháu với, ông ấy tưởng cháu
muốn đầu độc ông ấy. Sự thể là thế này, thấy ông John kêu nhức đầu,
cháu liền lấy chai dầu xanh ra và bảo “If you no good I will “cạo gió”
you”. Ý cháu muốn nói là nếu sức khoẻ anh không tốt thì em cạo gió cho
anh. Thế là ông ấy… bỏ chạy.
- Cháu nói vậy có nghĩa là nếu ông không tốt thì tôi sẽ “cạo gió” ông.
Ông ta có hiểu “cạo gió” là cái gì đâu, ông ấy tưởng “cạo gió” là kinh
khủng lắm, là cháu muốn hại ông ấy đấy.
Dần dần Lý đã chinh phục được ông John, cứ mỗi lần thấy khó ở trong
mình là John lại kêu vợ… “cạo gió”.
mình là John lại kêu vợ… “cạo gió”.
Ông John dạy môn thần học, đã viết ra những cuốn sách dày cộm để giảng
dạy cho sinh viên, nhìn kệ sách cao và đầy sách vở của chồng, Lý rất
thán phục, mỗi lần lau chùi kệ sách Lý đều kính cẩn xếp chúng lại cho
ngay ngắn.
dạy cho sinh viên, nhìn kệ sách cao và đầy sách vở của chồng, Lý rất
thán phục, mỗi lần lau chùi kệ sách Lý đều kính cẩn xếp chúng lại cho
ngay ngắn.
John rất yêu Lý, ông hãnh diện vì cưới được một cô gái còn trinh
nguyên và trẻ đẹp. Những ngày họp mặt các giáo sư dạy cùng trường ông
đều mang vợ theo. Bên cạnh các ông giáo sư đạo mạo khác, bên cạnh các
phu nhân của họ, lịch lãm, cao sang, cô Lý làm ruộng năm nào ngồi ngẩn
ngơ như một con búp bê làm kiểng, để cho các bà kín đáo nhìn Lý với
ánh mắt tò mò và dị nghị (sau lưng Lý, dĩ nhiên). Ông John biết điều
đó, nhưng ông “don’t care”, biết đâu một vài ông trong cái đám giáo sư
đạo mạo khả kính kia, cũng đang nghĩ trộm, ước thầm có được một cô vợ
trẻ như ông?
nguyên và trẻ đẹp. Những ngày họp mặt các giáo sư dạy cùng trường ông
đều mang vợ theo. Bên cạnh các ông giáo sư đạo mạo khác, bên cạnh các
phu nhân của họ, lịch lãm, cao sang, cô Lý làm ruộng năm nào ngồi ngẩn
ngơ như một con búp bê làm kiểng, để cho các bà kín đáo nhìn Lý với
ánh mắt tò mò và dị nghị (sau lưng Lý, dĩ nhiên). Ông John biết điều
đó, nhưng ông “don’t care”, biết đâu một vài ông trong cái đám giáo sư
đạo mạo khả kính kia, cũng đang nghĩ trộm, ước thầm có được một cô vợ
trẻ như ông?
Lý đã đổi đời, từ một cô gái quê đã trở thành vợ của một giáo sư Đại
học, ở nhà đẹp, đi xe hơi, hưởng một đời sống tiện nghi đầy đủ. Ông
John không cho Lý đi làm, ngoài lương dạy học, ông còn lợi tức từ
nguồn kinh doanh địa ốc do cha mẹ để lại, tha hồ cho ông một cuộc sống
vật chất phủ phê, ông chiều cô vợ trẻ đẹp và chiều cả gia đình vợ, Lý
đã gởi tiền về quê cho cha mẹ xây nhà, cuộc sống của họ cũng “lên
hương” nhờ nguồn tài trợ của con gái từ Mỹ.
Những lúc chồng đi dạy học, ở nhà rảnh rỗi, Lý thường phone cho tôi,
Lý thật sự hài lòng với cuộc sống hiện nay, dần dần Lý tâm sự, Lý đã
từng có một mối tình ở quê, mối tình vừa mới chớm, chưa kịp nở đã tàn.
Người yêu Lý là thợ lái máy cày ở làng bên, anh đẹp trai, hát hay và
mơ mộng, anh hẹn một vài năm nữa có tiền sẽ cưới Lý, anh sẽ dựng một
căn nhà nhỏ, sẽ trồng một giàn hoa Thiên Lý, vì cô mang tên loài hoa
ấy. Lý sẽ sống với anh, và hương thơm hoa Thiên Lý ngoài sân luôn quấn
quýt bên anh.
Nhưng anh nghèo quá, một vài năm nữa biết đâu vẫn chỉ là mộng ảo? Lý
thực tế hơn, ngày ấy tôi đã mang về làng quê, về ngôi nhà của cha mẹ
Lý những hình ảnh, những câu chuyện bóng bẩy và giàu có của nước Mỹ,
làm Lý sướng mê. Lời nói đùa vô tình của tôi đã làm Lý náo nức và ước
mơ, cô so sánh và muốn thoát ra khỏi đồng ruộng, khỏi lũy tre làng,
muốn rời xa con sông Nhật Tựu nơi đầu chợ, quanh năm dòng nước đục,
buồn như kiếp người nghèo khổ ở làng quê, phải trôi đi thật xa, thật
xa, để gạn đục, để xanh trong hơn.
học, ở nhà đẹp, đi xe hơi, hưởng một đời sống tiện nghi đầy đủ. Ông
John không cho Lý đi làm, ngoài lương dạy học, ông còn lợi tức từ
nguồn kinh doanh địa ốc do cha mẹ để lại, tha hồ cho ông một cuộc sống
vật chất phủ phê, ông chiều cô vợ trẻ đẹp và chiều cả gia đình vợ, Lý
đã gởi tiền về quê cho cha mẹ xây nhà, cuộc sống của họ cũng “lên
hương” nhờ nguồn tài trợ của con gái từ Mỹ.
Những lúc chồng đi dạy học, ở nhà rảnh rỗi, Lý thường phone cho tôi,
Lý thật sự hài lòng với cuộc sống hiện nay, dần dần Lý tâm sự, Lý đã
từng có một mối tình ở quê, mối tình vừa mới chớm, chưa kịp nở đã tàn.
Người yêu Lý là thợ lái máy cày ở làng bên, anh đẹp trai, hát hay và
mơ mộng, anh hẹn một vài năm nữa có tiền sẽ cưới Lý, anh sẽ dựng một
căn nhà nhỏ, sẽ trồng một giàn hoa Thiên Lý, vì cô mang tên loài hoa
ấy. Lý sẽ sống với anh, và hương thơm hoa Thiên Lý ngoài sân luôn quấn
quýt bên anh.
Nhưng anh nghèo quá, một vài năm nữa biết đâu vẫn chỉ là mộng ảo? Lý
thực tế hơn, ngày ấy tôi đã mang về làng quê, về ngôi nhà của cha mẹ
Lý những hình ảnh, những câu chuyện bóng bẩy và giàu có của nước Mỹ,
làm Lý sướng mê. Lời nói đùa vô tình của tôi đã làm Lý náo nức và ước
mơ, cô so sánh và muốn thoát ra khỏi đồng ruộng, khỏi lũy tre làng,
muốn rời xa con sông Nhật Tựu nơi đầu chợ, quanh năm dòng nước đục,
buồn như kiếp người nghèo khổ ở làng quê, phải trôi đi thật xa, thật
xa, để gạn đục, để xanh trong hơn.
Tuổi trẻ nào mà chẳng có khát vọng? Ai chẳng có lần mơ những nơi chốn phù hoa?
Mối tình ấy chỉ có cha mẹ của Lý biết, họ viết thư sang kể rằng Lý
theo chồng sang Mỹ, thì hai năm sau anh ấy cũng lấy vợ. Lý chỉ biết có
thế, và không ai muốn nhắc đến chuyện ấy nữa. Lý đang có hạnh phúc và
Lý tin rằng người yêu của Lý cũng đang hạnh phúc, ai có phận nấy.
Bây giờ Lý đã có một đứa con ba tuổi với John, Lý xa Việt nam thế mà
đã hơn bốn năm rồi!
Lần này trở lại làng quê thì tôi đã nhớ tên và quen biết hết tất cả họ
hàng của mình.
Cha mẹ Lý vui mừng và hãnh diện đón con và cháu.
Một buổi chiều, tôi theo thân nhân đi sang làng bên cạnh, vừa để ngao
du xem cảnh vừa để thăm một đứa cháu. Cô này tên Duyên.
Đi bộ gần nửa tiếng mới tới nhà Duyên, một căn nhà nhỏ ven chân đê,
những nhà ven đê đều là nhà nghèo cả, họ không có tiền mua đất, mua
nhà trong làng, nên ra ven đê dựng nhà. Vợ chồng Duyên có một con,
chồng Duyên trông khỏe mạnh, đẹp trai, còn Duyên khá mặn mà, Duyên
cũng là chị em họ với Lý, họ ngang tuổi nhau. Duyên hỏi thăm tôi về
Lý, tôi đang kể về cuộc sống của Lý tại Mỹ, thì chồng Duyên xin phép
đi chút việc, anh lấy xe đạp, vội vã ra ngoài.
Khi tôi đang định ra về thì Lý đến, cô đi một mình, tay xách nách mang
những gói quà từ Mỹ về cho người em họ, hai chị em tíu tít hỏi thăm
nhau, lâu ngày mới được trở lại làng quê Lý vui cuống cuồng, chỗ nào
đối với Lý cũng thành lạ, thành đẹp, Lý ngắm sân trước rồi ra sân sau,
và đột nhiên tôi nghe một tiếng kêu như thảng thốt lẫn nghẹn ngào:
- Cô ơi!
Tôi bước ra sân sau, bây giờ tôi mới thấy một giàn hoa Thiên Lý, giữa
những cánh lá xanh, xum xuê những chùm hoa Thiên Lý màu trắng ngà đang
nở đẹp.
Lý đang giơ tay hứng một chùm hoa, đôi mắt Lý thoáng mơ buồn, trong
khi tôi không hiểu gì cả thì Duyên nói:
- Chị Lý ơi, giàn hoa này chồng em trồng đấy, anh ấy bảo trồng hoa
Thiên Lý cho thơm nhà, anh ấy không cho hái xuống, cứ để hoa nở và hoa
rụng, thế thôi! Nhưng nếu chị thích thì cứ hái một vài chùm đi, không
sao đâu.
Mối tình ấy chỉ có cha mẹ của Lý biết, họ viết thư sang kể rằng Lý
theo chồng sang Mỹ, thì hai năm sau anh ấy cũng lấy vợ. Lý chỉ biết có
thế, và không ai muốn nhắc đến chuyện ấy nữa. Lý đang có hạnh phúc và
Lý tin rằng người yêu của Lý cũng đang hạnh phúc, ai có phận nấy.
Bây giờ Lý đã có một đứa con ba tuổi với John, Lý xa Việt nam thế mà
đã hơn bốn năm rồi!
Lần này trở lại làng quê thì tôi đã nhớ tên và quen biết hết tất cả họ
hàng của mình.
Cha mẹ Lý vui mừng và hãnh diện đón con và cháu.
Một buổi chiều, tôi theo thân nhân đi sang làng bên cạnh, vừa để ngao
du xem cảnh vừa để thăm một đứa cháu. Cô này tên Duyên.
Đi bộ gần nửa tiếng mới tới nhà Duyên, một căn nhà nhỏ ven chân đê,
những nhà ven đê đều là nhà nghèo cả, họ không có tiền mua đất, mua
nhà trong làng, nên ra ven đê dựng nhà. Vợ chồng Duyên có một con,
chồng Duyên trông khỏe mạnh, đẹp trai, còn Duyên khá mặn mà, Duyên
cũng là chị em họ với Lý, họ ngang tuổi nhau. Duyên hỏi thăm tôi về
Lý, tôi đang kể về cuộc sống của Lý tại Mỹ, thì chồng Duyên xin phép
đi chút việc, anh lấy xe đạp, vội vã ra ngoài.
Khi tôi đang định ra về thì Lý đến, cô đi một mình, tay xách nách mang
những gói quà từ Mỹ về cho người em họ, hai chị em tíu tít hỏi thăm
nhau, lâu ngày mới được trở lại làng quê Lý vui cuống cuồng, chỗ nào
đối với Lý cũng thành lạ, thành đẹp, Lý ngắm sân trước rồi ra sân sau,
và đột nhiên tôi nghe một tiếng kêu như thảng thốt lẫn nghẹn ngào:
- Cô ơi!
Tôi bước ra sân sau, bây giờ tôi mới thấy một giàn hoa Thiên Lý, giữa
những cánh lá xanh, xum xuê những chùm hoa Thiên Lý màu trắng ngà đang
nở đẹp.
Lý đang giơ tay hứng một chùm hoa, đôi mắt Lý thoáng mơ buồn, trong
khi tôi không hiểu gì cả thì Duyên nói:
- Chị Lý ơi, giàn hoa này chồng em trồng đấy, anh ấy bảo trồng hoa
Thiên Lý cho thơm nhà, anh ấy không cho hái xuống, cứ để hoa nở và hoa
rụng, thế thôi! Nhưng nếu chị thích thì cứ hái một vài chùm đi, không
sao đâu.
Lý ngắt một chùm hoa to nhất và gói vào khăn tay. Chúng tôi chào Duyên
để ra về, đi một đoạn, Lý kéo tay tôi và nói nhỏ:
- Lúc nãy cô đã gặp chồng của Duyên rồi chứ gì? Cháu vừa mới biết rằng
anh ấy chính là người mà cháu đã kể cho cô nghe, người đã hứa sẽ cưới
cháu, sẽ dựng một căn nhà và trồng một giàn hoa Thiên Lý.
Đột nhiên đôi mắt Lý long lanh, ngấn lệ:
- Dù không lấy được cháu, anh ấy vẫn trồng hoa Thiên Lý, cô ơi…
Tôi sửng sốt và chợt nhớ đến vẻ mặt hiền lành, ít nói của chồng Duyên,
lúc anh lấy xe đạp ra ngoài khi tôi đang kể về vợ chồng Lý ở bên Mỹ.
Tôi cảm tưởng như mình có lỗi, đã mang đến cho anh một nỗi đau. Người
vợ kia không hề biết rằng trong tim anh vẫn còn một ngăn kỷ niệm cho
người yêu cũ.
để ra về, đi một đoạn, Lý kéo tay tôi và nói nhỏ:
- Lúc nãy cô đã gặp chồng của Duyên rồi chứ gì? Cháu vừa mới biết rằng
anh ấy chính là người mà cháu đã kể cho cô nghe, người đã hứa sẽ cưới
cháu, sẽ dựng một căn nhà và trồng một giàn hoa Thiên Lý.
Đột nhiên đôi mắt Lý long lanh, ngấn lệ:
- Dù không lấy được cháu, anh ấy vẫn trồng hoa Thiên Lý, cô ơi…
Tôi sửng sốt và chợt nhớ đến vẻ mặt hiền lành, ít nói của chồng Duyên,
lúc anh lấy xe đạp ra ngoài khi tôi đang kể về vợ chồng Lý ở bên Mỹ.
Tôi cảm tưởng như mình có lỗi, đã mang đến cho anh một nỗi đau. Người
vợ kia không hề biết rằng trong tim anh vẫn còn một ngăn kỷ niệm cho
người yêu cũ.
Ngày xưa, Lý đã đánh đổi mối tình đầu vừa hé nở, ngây thơ trong sáng
ấy, để lấy một cuộc sống vật chất, phù hoa. Nhưng bây giờ, nếu như Lý
có mang tất cả những vật chất phù hoa ấy cũng không mua lại được những
gì đã mất. Chúng tôi bước trở về làng Nhật Tựu, hương thơm hoa Thiên
Lý trong khăn tay của cháu tôi hay từ mảnh sân kia cùng theo chúng tôi
về?
Nguyễn Thị Thanh Dương
ấy, để lấy một cuộc sống vật chất, phù hoa. Nhưng bây giờ, nếu như Lý
có mang tất cả những vật chất phù hoa ấy cũng không mua lại được những
gì đã mất. Chúng tôi bước trở về làng Nhật Tựu, hương thơm hoa Thiên
Lý trong khăn tay của cháu tôi hay từ mảnh sân kia cùng theo chúng tôi
về?
Nguyễn Thị Thanh Dương
Câu chuyện rất hay
Trả lờiXóa