Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.
"Cổng địa ngục", Derweze, Turkmenistan: Nằm giữa sa mạc Karakum, "Cổng địa ngục" này là một hố ga tự nhiên có đường kính hơn 70 m. Từ khi được các nhà địa chất đốt để ngăn khí methane thoát ra vào năm 1971, nơi này vẫn cháy đến tận bây giờ và là điểm tham quan nổi tiếng. Vào ban đêm, khung cảnh lửa cháy trong miệng hố khổng lồ giữa sa mạc khiến nhiều người liên tưởng đây là cửa dẫn xuống địa ngục. Ảnh: Mossandfog.
Thung lũng Waipio, Hawaii, Mỹ: Với bãi biển cát đen tuyệt đẹp, thác nước và rừng trù phú, thật khó để hình dung thung lũng Waipio có gì liên quan đến địa ngục. Tuy nhiên, theo truyền thuyết dân gian của người Hawaii, một cánh cổng dẫn xuống thế giới linh hồn, Lua-o-Milu, nằm sâu dưới cát ở khu vực này. Theo đó, con người có thể đến thế giới bên kia bằng cách nhảy xuống từ một vách đá trên biển. Ảnh: Gohawaii.
St. Patrick’s Purgatory, Ireland: Đây là một điểm hành hương cổ xưa nằm trên đảo Station ở Lough Derg, hạt Donegal, Ireland. Theo truyền thuyết địa phương, nơi đây là cổng dẫn xuống luyện ngục, được Chúa chỉ cho thánh Patrick. Truyền thuyết này được nhắc đến trong các văn bản từ năm 1185 và được phổ biến rộng rãi. Ảnh: Patryk Sadowski.
Cánh cổng của Pluto, tỉnh Denizli, Thổ Nhĩ Kỳ: Cổng Pluto hay Ploutonion từ lâu đã được tin là cửa dẫn xuống địa ngục trong văn hóa Hy Lạp cổ. Mới đây, cánh cổng đã được phát hiện trong di tích Đền Pluto - ngôi đền biến mất khỏi ghi chép từ thế kỷ 6. Điều đặc biệt là đến giờ, cánh cổng này vẫn phun ra khí độc tự nhiên từ lòng đất - điều từng khiến những con vật hiến tế mất mạng khi bị ném xuống đây. Ảnh: Bloomberg.
Chinoike Jigoku, Beppu, Nhật Bản: Beppu là thành phố suối nước nóng của Nhật Bản với hàng nghìn suối lớn nhỏ, nổi tiếng nhất là 9 suối với màu sắc và hình dạng khác nhau. Trong đó, Chinoike Jigoku hay "Suối máu địa ngục" có màu đỏ đặc biệt do lượng sắt ôxít và magiê tự nhiên tan trong nước. Bên cạnh suối có các tượng quỷ, và nơi này được ví như đáy địa ngục. Ảnh: Livingnomads.
Hellam Township, Pennsylvania, Mỹ: Thị trấn nhỏ bé, thân thiện và khá tẻ nhạt này lại nổi tiếng vì lời đồn đại rằng có bảy cổng địa ngục nằm ở khu rừng cạnh thị trấn. Nguồn gốc của chúng có nhiều truyền thuyết. Trong đó, nổi tiếng nhất là chuyện một nhà thương điên nằm trong rừng bị cháy, các bệnh nhân bị nhốt và chết do 7 cánh cổng vây quanh. Một câu chuyện khác kể về tay bác sĩ kỳ lạ dựng một cánh cổng ở lối vào khu đất của mình. Sau cánh cổng đó, loạt cổng bí ẩn tiếp theo sẽ dẫn vào sâu trong rừng. Tương truyền, không có ai đi qua cánh cổng thứ 5 mà quay trở lại được. Ảnh: Mapio.
"Thành phố ma" Phong Đô, Trung Quốc: Từ lâu trong lịch sử của đạo Lão, Phong Đô được xem là cửa ngõ dẫn xuống địa ngục. Nằm trên núi có khí hậu mát mẻ ở Trùng Khánh, đây được cho là nơi ở của Diêm Vương. Bên cạnh đó, ngọn núi nơi đặt "thành phố ma" này còn có cầu Nại Hà - cây cầu nối dương gian với địa phủ theo truyền thuyết. Ảnh: Fodors.
Theo An Ngọc/Zing
Hiền Đỗ chuyển
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tạp Ghi và Phiếm Luận : NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2) (Đỗ Chiêu Đức)
Tạp Ghi và Phiếm Luận : NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2) ...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Vậy mà cũng có nhiều người muốn khám phá
Trả lờiXóa