Thứ Năm, 17 tháng 6, 2021

Ngất xỉu là gì?...BS. Huỳnh An Thiên

 Ai có nguy cơ ngất xỉu?

  image
Ngất xỉu là hiện tượng phổ biến trong cuộc sống, xảy ra khi người bệnh bị mất ý thức do bộ não không nhận đủ oxy. Người bị ngất sẽ tự hồi phục sau khi não hồi phục hoàn toàn, mặc dù không nghiêm trọng nhưng người bệnh cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ngất xỉu để đề phòng các vấn đề bệnh lý khác.
 
1_ Ngất xỉu là gì?
 
image
 
Ngất xỉu hay còn được gọi là bất tỉnh, là tình trạng người bệnh bị mất ý thức trong một thời gian ngắn do huyết áp thấp làm máu không kịp lên tới não, hoặc do tim không thực hiện hoạt động bơm đủ máu có oxy lên não. Người bệnh thường bị ngã xuống đất khi bị ngất xỉu đột ngột, tuy nhiên, điều này khác hẳn với các cơn động kinh làm người bệnh co giật, sau khi bị ngất, người bệnh sẽ hồi tỉnh sau vài giây và cảm thấy bình thường trở lại, nhiều trường hợp cảm thấy rất mệt mỏi sau khi tỉnh lại.
 
Người bệnh nếu đột nhiên bị ngất là có nguyên nhân, là do bị đau hoặc phải đứng trong thời gian dài ở môi trường nóng nực... Do vậy, bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị ngất xỉu trong cuộc sống hàng ngày.
 
image
 
Theo thống kê, có khoảng 95% người bệnh bị ngất lần đầu tiên trước tuổi 40 và nếu bị ngất xỉu đột ngột lần đầu tiên sau 40 tuổi thì rất có thể liên quan đến vấn đề bệnh lý nào đó, người lớn tuổi, ngất thường là do bệnh lý tim mạch, huyết áp thấp hoặc do tác dụng phụ của thuốc gây ra.
 
2_ Nguyên nhân gây ngất xỉu là gì?
 
Có rất nhiều nguyên nhân khiến con người bị ngất xỉu đột ngột, tuy nhiên, một vài yếu tố thường gặp nhất bao gồm:
 
Bị ngất đột ngột do trung gian thần kinh: Hay còn được gọi là ngất phế vị, là nguyên nhân thường gặp nhất ở người bệnh, có thể xảy ra trong nhiều tình huống khác nhau như đó quá sợ hãi, đau đớn, hoảng loạn hoặc suy sụp tinh thần, vận động nặng, nôn ói hoặc mặc áo cổ cao làm nghẹt có cổ. Kèm theo ngất xỉu là biểu hiện xanh xao, vã mồ hôi...
 
image
 
Hạ huyết áp tư thế: Sự giảm huyết áp tư khi thay đổi tư thế (đứng lâu, sử dụng thuốc hạ huyết áp hoặc do các bệnh lý thần kinh như Parkinson hoặc sau bữa ăn lớn) cũng có thể là nguyên nhân gây ngất xỉu đột ngột.
 
Bị ngất xỉu do bệnh lý tim mạch: Một vài vấn đề ở tim mạch hoặc tiền sử gia đình có người bị đột tử cũng có thể khiến người bệnh bị ngất xỉu, tình trạng ngất xỉu xảy ra sau khi xuất hiện cơn đau ngực hoặc đánh trống ngực, sau khi gắng sức.
 
Ngoài ra, người bệnh có thể bị ngất xỉu bởi các nguyên nhân khác bao gồm động kinh, ngất liên quan đến tâm thần kinh do lo lắng, đường máu thấp (hạ đường huyết), thiếu oxy, thở quá nhanh (tăng thông khí), bị té ngã, bị đánh vào đầu, uống quá nhiều rượu hoặc lên cơn đột quỵ.
 
image
Bệnh lý tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ngất xỉu hiện nay
 
 
3_ Ai có nguy cơ bị ngất xỉu?
 
image
 
Bất kỳ ai ở độ tuổi nào cũng có nguy cơ bị ngất xỉu. Tuy nhiên, nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì nguy cơ bị ngất sẽ cao hơn, cụ thể:
 
·        Hiến máu khi chưa ăn
·        Đứng quá lâu hoặc nằm quá lâu rồi đứng dậy đột ngột
·        Người bệnh đang mắc bệnh lý về tim hoặc các bệnh khác
·        Thần kinh căng thẳng
·        Bị huyết áp thấp mãn tính
 
4_  Xét nghiệm cần thực hiện khi bị ngất xỉu
 
image
 
Khi người bệnh bị ngất xỉu, bác sĩ sẽ tiến hành một vài động tác sơ cứu ngất xỉu, khi người bệnh hồi tỉnh thì sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng.
 
Người bệnh sẽ được hỏi về các loại thuốc đang sử dụng, các dấu hiệu trước khi bị ngất, cảm thấy thế nào khi tỉnh lại... Tiếp đến, bác sĩ sẽ cho người bệnh thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra tim, huyết áp hoặc điện tâm đồ (ECG), trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể cần phải thực hiện xét nghiệm máu để tầm soát thiếu máu và bệnh đái tháo đường. Những xét nghiệm chuyên sâu hơn về tim mạch và hệ thần kinh đôi khi cũng cần phải thực hiện.
 
5_ Điều trị ngất xỉu
 
image
 
Thông thường, người bị ngất xỉu đột ngột sẽ tự hồi phục sau khi tuần hoàn não phục hồi, trong trường hợp bị ngất là do tim bơm không đủ máu thì cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm để kiểm tra.
 
Phương pháp điều trị ngất xỉu sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngất, người bệnh có thể được yêu cầu phải ghi lại nhật ký các tình huống ngất xảy ra. Nếu cơn ngất xỉu tái phát hoặc người bệnh không thể hồi phục hoàn toàn sau ngất thì cần thông báo cho bác sĩ ngay lập tức, để có hướng xử trí kịp thời.
 
Đối với những người thường xuyên bị ngất xỉu thì có thể tạo dựng lại thói quen sinh hoạt để hạn chế tình trạng bằng cách:
 
·        Uống đủ nước
·        Không được nhịn đói
·        Khi có cảm giác muốn ngất thì nên ngồi xuống hoặc nằm xuống ngay để máu kịp lên não
·        Nâng cao đầu giường
·        Đeo vớ y khoa
·        Tập các bài tập bắt chéo chân và căng cơ cánh tay
 
 
image
Khi xuất hiện các biểu hiện bất thường về sức khỏe, người bệnh nên đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra và kịp thời can thiệp
 
Ngất xỉu mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nó có thể là dấu hiệu ban đầu cảnh báo nhiều bệnh lý khác, chính vì thế, khi bị ngất thường xuyên, người bệnh nên trực tiếp đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra và kịp thời can thiệp khi phát hiện các bệnh lý nguy hiểm khác, tuyệt đối không được chủ quan với sức khỏe của mình.
 
Khoa Khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giữ chức năng chuyên môn trong việc khám và điều trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương (hộp sọ, màng não, não bộ, mạch máu não, các dây thần kinh trong sọ, tuyến yên, cột sống, đĩa đệm, màng tủy sống) và hệ thần kinh ngoại vi (các dây thần kinh và hạch thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống).
 
BS Huỳnh An Thiên


   Từ

Long Nguyen longn0029@gmail.com

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận : NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2) (Đỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :            NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2)                                                                      ...