Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2021

Những khả năng đặc biệt của con người khiến khoa học phải “nể phục”

1. Khả năng tiên tri

Nhà tiên tri Vanga.
Nhà tiên tri Vanga.

Đây là khả năng mà bất cứ ai trong chúng ta cũng đều khao khát có được, với người có khả năng tiên tri thì họ có thể nhìn thấu được tương lai. Trên thế giới đến nay đã có vài người được cho là minh chứng rõ ràng nhất cho khả năng này, chính là nhà tiên tri Vanga hay Nostradamus, cả hai từng có nhiều tiên đoán nổi tiếng đã trở thành sự thật.
Một thí nghiệm rõ ràng hơn được ghi nhận bởi một nhà khoa học Pháp có tên E Ostia, ông đã đưa người được thí nghiệm vào phòng kín và yêu cầu người đó ghi ra bản mô tả về người mà ông sẽ sắp xếp ngồi vào chiếc ghế trước cửa phòng. Kết quả, người này đã đoán trúng tất cả lần lượt từng người ngồi lên chiếc ghế đó trong suốt hàng mấy giờ đồng hồ. Điều này khẳng định rằng khả năng tiên tri của con người là hoàn toàn có thật và không hề mê tín dị đoan.

2. Trở thành thiên tài sau khi bóng va vào đầu

Chấn thương não thường để lại di chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, đây lại là cơ hội để nạn nhân bộc phát khả năng khác thường. Các nhà khoa học gọi những người đạt được tài năng đặc biệt thông qua chấn thương não là "những nhà bác học bất đắc dĩ". Họ thường là thiên tài toán học, hoặc có khả năng vẽ lại cả thành phố Rome.

Orlando Serrell, sinh năm 1968 tại bang Virginia, Mỹ, là một thiên tài bất đắc dĩ. Ngày 15/1/1979, Serrell chơi bóng chày cùng các bạn ở trường tiểu học. Một quả bóng va mạnh vào đầu anh. Tuy nhiên, anh tiếp tục chơi bóng. Trong năm đó, Serrell thường xuyên hứng chịu những cơn đau đầu kéo dài trong nhiều giờ. Đến cuối năm, anh nhận ra bản thân có khả năng tính lịch tuyệt vời. Chẳng hạn, anh có thể tính số ngày thứ hai trong năm 1980 một cách nhanh chóng. Ngoài ra, Serrell có thể nhớ chính xác từng chi tiết xảy ra trong ngày, tương tự những người mắc chứng trí nhớ siêu phàm hyperthymesia, The Sydney Morning Herald đưa tin. Rõ ràng, một chấn động não nhẹ đã mang lại cho Orlando Serrell khả năng đặc biệt.

Orlando Serrell.
Orlando Serrell.

Nghiên cứu cho thấy các nhà bác học có bộ não tuyệt vời vì họ chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt mà người khác bỏ qua. Đây cũng là lý do họ gặp khó khăn trong các kỳ thi ở trường. Những bài kiểm tra bao gồm lượng kiến thức rộng chứ không tập trung vào chi tiết như cách các nhà bác học tư duy.

3. Chàng trai có thể nhìn bằng tai

Một dị nhân đầu tiên được nhiều người biết đến là Ben Underwood, hay còn được biết đến với cái tên "Chàng trai có thể nhìn bằng tai". Ben vốn dĩ là một người mù, hai con mắt của anh đã bị bỏ đi năm anh mới lên 3 tuổi vì bệnh ung thư. Ngay từ nhỏ để phục vụ cho cuộc sống của mình Ben đã làm quen với việc định vị mọi vật xung quanh bằng âm thanh và cho đến bây giờ Ben có thể làm tất cả mọi hoạt động như những người bình thường khác mà không cần đến đôi mắt.

Các chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm và cho biết rằng khả năng định vị bằng âm thanh của Ben đã lên đến mức đỉnh cao, ngang ngửa với độ nhạy âm thanh của loài cá heo, tức là đã vượt qua giới hạn cho phép ở một người bình thường, chính điều này đã "vô tình" biến anh trở thành một trong số những "siêu nhân" được khoa học biết đến.

4. Khả năng ngoại cảm

Khả năng này trở nên rõ ràng hơn với những người có cùng tư tưởng hay trong cùng một khoảng không gian nhất định.
Khả năng này trở nên rõ ràng hơn với những người có cùng tư tưởng hay trong cùng một khoảng không gian nhất định.

Với khả năng này, một người có thể truyền tải tin tức, thông điệp, suy nghĩ... thông qua tư tưởng tâm linh của mình đến người khác. Đặc biệt, khả năng này trở nên rõ ràng hơn với những người có cùng tư tưởng hay trong cùng một khoảng không gian nhất định. Thí nghiệm của một nhà khoa học người Nhật có tên Honzan đã chứng minh rằng những thông điệp có thể "xuyên qua" một căn phòng khép kín đến người tiếp nhận phía bên ngoài.

5. Nhạc sĩ thấy âm nhạc

Elisabeth Sulser nhìn thấy sóng âm và cảm nhận được hương vị âm nhạc nhờ chứng cảm giác kèm.
Elisabeth Sulser nhìn thấy sóng âm và cảm nhận được hương vị âm nhạc nhờ chứng cảm giác kèm. (Ảnh: Listverse).

Cảm giác kèm (synesthesia) là hiện tượng cảm giác liên quan đến việc thần kinh tự kích hoạt một cảm giác hay nhận thức khác. Ví dụ, một người có thể cảm nhận vị anh đào khi anh ta ăn một cái ki màu đỏ dù trên thực tế nó không có vị gì. Hoặc một người có thể cảm nhận các màu sắc sau khi nhắm mắt.

Nhạc sĩ người Thụy Sĩ Elisabeth Sulser là trường hợp mắc chứng cảm giác kèm đặc biệt. Thị giác, vị giác và thính giác pha trộn với nhau giúp cô nhìn thấy sóng âm thanh đầy màu sắc và cảm nhận rõ hương vị âm nhạc. Ban đầu, cô cho rằng đây là một hiện tượng bình thường. Song, khi Sulser nhận ra không ai có khả năng tương tự, cô thấy cô đơn vì không thể chia sẻ những trải nghiệm của bản thân với ai, Swissinfo cho hay.

Tuy nhiên, chứng synesthesia không hoàn toàn là một hiện tượng tốt. Những người có thể nhìn thấy âm thanh thường phân tâm và đau đầu trong đám đông ồn ào.

May mắn thay, Elisabeth Sulser là một nhạc sĩ. Vì thế chứng cảm giác kèm hỗ trợ cô rất nhiều. Dù còn là điều bí ẩn, chứng synesthesia hoàn toàn không gây ra ảnh hưởng bất lợi đối với Sulser, đặc biệt từ khi cô chỉ thấy âm nhạc thay vì nghe thấy chúng.

6. Người phụ nữ không biết sợ

SM không thấy sợ hãi vì hạch hạnh nhân mất chức năng.
SM không thấy sợ hãi vì hạch hạnh nhân mất chức năng. (Ảnh: Youtube).

Người phụ nữ với biệt danh SM từng mắc chứng bệnh lạ khiến chức năng của hạch hạnh nhân (phần não bộ kiểm soát sự sợ hãi) suy giảm. Cô không cảm thấy sợ hãi trong mọi tình huống, ngay cả khi cô xem bộ phim kinh dị đáng sợ nhất hay thử chạm vào lưỡi một con rắn.

SM nhớ rõ lúc còn nhỏ, cô sợ bóng tối nhưng khi bắt đầu trưởng thành, hạch hạnh nhân của cô mất chức năng. Một lần cô đụng độ với một gã đàn ông khi cô đang đi bộ qua công viên vào ban đêm. Hắn kề dao vào cổ cô. Thay vì sợ hãi, SM nói với hắn một cách bình tĩnh rằng hắn sẽ phải vượt qua thần hộ mệnh của cô và nó chắc chắn sẽ khiến hắn phải lo sợ. Đến nay, SM miêu tả trải nghiệm đó bằng từ “kỳ lạ”, theo Sciencemag.

7. Người đàn ông không ngủ trong 40 năm sau cơn sốt

Ông Thái Ngọc không ngủ trong 40 năm nhưng vẫn khỏe mạnh.
Ông Thái Ngọc không ngủ trong 40 năm nhưng vẫn khỏe mạnh. (Ảnh: Amazingfacts).

Năm 1973, Thái Ngọc, một nông dân ở Việt Nam, trải qua một cơn sốt. Sau khi khỏi, ông mắc chứng mất ngủ. Ông cho rằng nó chỉ kéo dài trong một tuần nên không suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên, 40 năm sau cơn sốt, ông vẫn không ngủ. Nhiều người nghĩ ông Thái Ngọc sẽ chết sau hơn 12.000 ngày mất ngủ. Tuy nhiên, các bác sĩ kiểm tra sức khỏe kết luận ông chỉ gặp vấn đề nhỏ về gan. Ngoài ra, tính ông cũng hơi gắt gỏng. Người nông dân cố tìm cách giải quyết, thậm chí uống rượu liên tục, nhưng không thành công, theo Amazingfacts.

Một giải thích khá hợp lý cho trường hợp của Thái Ngọc là chứng thiếp ngủ những giấc ngắn (microsleep). Những giấc ngủ ngắn xảy ra khi não bộ cảm thấy mệt mỏi và tự nghỉ ngơi trong vài giây. Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng này. Ngủ trong khi lái xe là một biểu hiện của chứng microsleep.

8. Người Tây Tạng cần ít hơn 40% oxy so với người bình thường


Người Tây Tạng có thể sống ở độ cao 4km so với mực nước biển nhờ gen EPAS1. (Ảnh: Listverse).

Người Sherpa ở Nepal và Tây Tạng thường làm hướng dẫn viên cho những du khách muốn chinh phục đỉnh Everest. Cơ thể họ có những đặc điểm cho phép họ sống ở độ cao 4 km so với mực nước biển. Sau khi nghiên cứu nhiều năm, các nhà khoa học nhận thấy 87% người Tây Tạng mang gene EPAS1 đặc biệt, cho phép họ cần ít hơn 40% oxy so với người bình thường.

Thông thường, khi một người lên đến độ cao 3 km, nồng độ hemoglobin trong máu sẽ tăng lên. Gene EPAS1 hạn chế mức độ tăng của nồng độ hemoglobin, nhờ đó ngăn chặn những vấn đề về tim mà người khác thường mắc phải.

Theo các nhà nghiên cứu, người Tây Tạng kế thừa khả năng đặc biệt từ người Denisova đã tuyệt chủng. Người Denisova từng tồn tại xung quanh khu vực mà người Tây Tạng sinh sống. Các nhà khoa học cũng tìm thấy gen EPAS1 trong các hóa thạch của họ. Ngày nay, người Tây Tạng (cùng với một số người sống trên các đảo thuộc Thái Bình Dương) dường như là tộc người duy nhất mang gene EPAS1.

9. Khả năng nghe ở quy mô phân tử

Khả năng nghe ở quy mô phân tử

Nước nóng và nước lạnh, nếu bỏ qua một vài yếu tố (như hơi nước) mà chỉ nhìn thôi thì thật khó mà phân biệt. Nhưng âm thanh khi rót nước lại giúp bạn phân biệt được, vì tai của chúng ta có thể nghe được âm thanh của phân tử.

Để giải thích thì các phân tử nước lạnh có ít năng lượng hơn, tạo ra âm thanh tần số thấp. Nước nóng thì ngược lại, tạo ra âm thanh tần số cao, và cả hai đủ khác biệt để tai người cảm nhận được.

10. Nhìn bằng tai

Nhìn bằng tai

Những người khiếm thính, họ có thể đi bộ chỉ bằng một cây gậy - để dò đường hoặc tạo ra âm thanh để biết có thứ gì xung quanh.

Các nhà khoa học trên thực tế đã từng nghiên cứu về não bộ của người mù - như trường hợp của Daniel Kish, một người khiếm thị bẩm sinh. Tuy nhiên, Kish mô tả lại rằng anh có thể nhìn được, dù mắt được xác nhận đã hỏng.

Vậy nên khi tìm hiểu sâu hơn, các chuyên gia nhận thấy khu vực não bộ chịu trách nhiệm cho hình ảnh của Kish đã hoạt động mỗi khi anh nghe thấy âm thanh tạo ra từ gậy dò đường, trong khi với các âm thanh khác thì không. Nó giúp họ đưa ra kết luận rằng Kish thực sự có thể "nhìn" một cách chủ động, nhưng không phải bằng mắt.

11. Nhấc người thì được, nhấc đá thì không

Nhấc người thì được, nhấc đá thì không

Bạn có thể nâng được 1 cô gái nặng 45kg, nhưng một tảng đá nặng như vậy thì không.

Lý do là bởi cơ thể người có khả năng thích nghi với trọng lực và phân bổ sức nặng ra nhiều hướng. Trong khi đó, đá thì không có khả năng này. Trọng lực của đá sẽ luôn ở cùng vị trí, khiến bạn nâng lên khó hơn. 


Long NGUYEN chuyển

1 nhận xét:

ÂN CHÚA NHIỆM MẦU - Nguyễn Kim Trân

  ÂN CHÚA NHIỆM MẦU Đức Thánh Chúa giáng sinh nơi máng cỏ Chốn trần gian nào hiểu rỏ ngọn ngành Lại chẳng nghe lời Đức Chúa giảng sanh Nên b...