Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN TỚI VAXIN - BS LÝ ĐẠI LƯƠNG (FB Vui Lethi)

1. Người bệnh đái tháo đường típ 1 và típ 2 nên tiêm vắc - xin ngừa Covid-19 hay không?
Câu trả lời là NÊN.
Người bệnh đái tháo đường không tăng nguy cơ mắc Covid-19 đâu, nhưng họ tăng gấp 3 lần nguy cơ nhập viện cũng như diễn tiến nặng, và tăng 2-3 lần nguy cơ tử vong. Do đó, CDC Mỹ khuyến cáo cả người bệnh đái tháo đường típ 1 lẫn típ 2 là đối tượng ưu tiên nên được tiêm vắc-xin.
Theo quyết định số 2995/QĐ-BYT thì người có bệnh mạn tính điều trị ổn định sẽ được tiêm ngừa tại bệnh viện, nơi có điều kiện cấp cứu tốt hơn.
2. Đáp ứng miễn dịch của người bệnh đái tháo đường có kém hơn người khỏe mạnh không?
Các thử nghiệm lâm sàng của Pfizer, Moderna và AstraZeneca đều có subgroup là người bệnh đái tháo đường. Khả năng bảo vệ người bệnh đái tháo đường của các loại vaccine này nói chung không hề thua kém so với người khỏe mạnh.
Đường huyết cao có gây suy giảm đáp ứng miễn dịch của họ không? Không ai biết câu trả lời chính xác đâu. Tuy nhiên, có một nghiên cứu trên 1 triệu dân tại Israel (đăng trên tờ NEJM) cho thấy khả năng bảo vệ trên người bệnh đái tháo đường sau khi tiêm mũi 1 có vẻ ì ạch hơn, nhưng sau mũi 2 bảy ngày thì khả năng bảo vệ vẫn bắt kịp người bình thường.
Tiếc là nghiên cứu này không cho biết mức độ kiểm soát đường huyết của những người bệnh trong nghiên cứu như thế nào. Dẫu sao đi nữa, bài học là phải tiêm đủ hai liều, đặc biệt với người đái tháo đường để đạt hiệu quả bảo vệ đầy đủ.
Đái tháo đường đã có biến chứng mạch máu thì hiệu quả vắc – xin có giảm hay không? Cũng không ai biết câu trả lời 🙂 Nhưng nghiên cứu tại Israel cho thấy nếu có từ 3 bệnh đi kèm trở lên, thì khả năng bảo vệ giảm đi đáng kể.
3. Tác dụng phụ của vắc-xin trên người đái tháo đường như thế nào?
Tác dụng phụ tương tự như người khỏe mạnh. Ngoài ra, vắc-xin có thể làm đường huyết tăng trong vài ngày đầu, do đó cần theo dõi đường huyết kiểu giống như lúc đang bị cảm sốt. Nếu đường quá cao, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị cho mình.
Về tác dụng ngoại ý là giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch (VIPIT) thì tỉ lệ có vẻ cũng không cao hơn người bình thường.

TĂNG CÂN & THA/ DÂN VĂN PHÒNG
Nhiều anh giai làm nhân viên văn phòng, người bệ vệ, bụng beo béo, đo huyết áp trước khi tiêm chủng toàn 150/90 - 160/100 mmHg, đo ba lần cách nhau 15-30 phút vẫn vậy. Không biết là mấy anh này bị tăng huyết áp chưa phát hiện, hay là white coat hypertension nữa (khả năng sau cao hơn).
Chỉ có điều nếu các công ty mà không có chương trình giúp các anh thay đổi lối sống, thì đây sẽ là lực lượng cực kì đông đúc bổ sung bệnh nhân rối loạn chuyển hóa - tim mạch cho các phòng khám và bệnh viện mươi mười năm tới :)))
Ảnh:Đoàn Quốc Tuấn

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận : NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2) (Đỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :            NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2)                                                                      ...