Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

FM 974 Úc Châu :CM Blog 22/11/2021 :Lybia: Muamma Gaddafi Chết – Con Trai Giờ Muốn Nối Ngôi Cha

 

Saif al-Islam Gaddafi, một trong mấy người con trai của nhà độc tài Muammar Gaddafi, đã vắng bóng biệt tâm hơn một thập niên qua sau khi cha ông ta, bị giết chết trong cuộc nổi dậy ở Lybia năm 2011, vừa tuyên bố, xác nhận ông sẽ ra tranh cử chức vụ tổng thống Lybia trong lần bầu cử sắp tới, bắt đầu tháng 12 năm nay. Theo tin chính thức từ Ủy ban Bầu cử Quốc gia, ông ghi danh đề cử tại thành phố phía nam Sebha.

    Một đoạn phim ngắn được phổ biến trên hệ thống truyền hình cho thấy hình ảnh ông ngồi ký tên trên giấy tờ ghi danh, râu hàm trắng bạc và bộ quần áo dài nâu truyền thống như cha ông đã từng mặc. Phần còn lại được nói về ông có bao nhiêu người hậu thuẩn hay những điều thú vị  về chuyện ông tranh cử, lấy từ tài liệu của báo chí phương Tây. Cố vấn của ông Saif al-Islam Gaddafi ở Luân Đôn đã có vài lần cho biết, ông sẽ tranh cử và bày tỏ cho những ai đã đọc hay nghe những gì ông nói trước khi cha ông chết biết rõ là, ông có lập trường chính trị khác biệt với những gì cha ông có, người đã cai trị Lybia bằng bàn tay sắt cho tới ngày ông chết vì bị lật đổ năm 2011. Ngày giờ và thể thức bầu cử tổng thống và quốc hội vẫn còn có sự tranh chấp, mặc dù cuộc họp của các người lãnh đạo thế giới tại Ba Lê hôm thứ năm vừa qua, đồng ý các cuộc bầu cử sẽ tiến hành vào ngày 24 tháng 12.

    Không biết là Saif al-Islam Gaddafi có được cho phép ứng cử hay không, Ủy ban Bầu cử Quốc gia Lybia đã xóa bỏ những tin cho biết ông ta đang vận động cho có đủ 5000 chữ ký đề cử. Việc ông ghi danh ứng cử cũng gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của Thỗ Nhĩ Kỳ, nước có một quân số lớn đang có mặt ở Lybia và từ chối rút đi bất chấp áp lực từ Âu châu. Các nước vùng Vịnh hậu thuẩn cho ông ta, một số cho rằng, nó sẽ làm giảm bớt áp lực của Saudi đối với Pháp khi  sự đắc cử của Saif al-Islam Gaddafi sẽ được Âu châu hỗ trợ. Có hơn 4 triệu người dân Lybian ghi tên trên danh sách cử tri cho các cuộc bầu cử này, có điều có thể xảy ra, cuộc bầu cử tổng thống sẽ có lần bầu cử vòng hai giữa hai ứng cử viên được số phiếu cao nhất.

    Trong thập niên qua, Saif al-Islam biệt tăm, không ai thấy kể từ khi bị loạn quân vùng núi Zintan bắt năm 2011. Vào thời điểm cuộc nổi dậy xảy ra năm 2011, ông ta bị bắt tại một tiền đồn ở sa mạc Ubari trước khi loạn quân đem ông về Zintan, giam ở đó, trong lúc bị  một tòa án xử qua trực tuyến từ thành phố Tripoli năm 2015 vì vai trò của ông chống lại cuộc nổi dậy, ông bị xử án tử hình nhưng được thả ra sáu năm sau.  Một lần nữa, chính quyền Lybian muốn bắt ông ta nếu ông xuất hiện đâu đó công khai ở Tripoli, vì lý do ông có nối kết với nhóm quân đánh thuê Nga sô, nhóm Wagner, Saif al-Islam cũng bị tòa án hình sự Quốc tế muốn bắt giữ.

    Saif al-Islam theo học tại trường London School of Ecomomics, nói thông thạo tiếng Anh, đã có lần nhiều quốc gia xem ông như là một khuôn mặt phương Tây thân thiện của Lybia, và có vẻ sẽ trở thành người kế vị của cha ông, nhà độc tài Gaddafi, theo ông Anas El Gomati, sáng lập viên của viện nghiên cứu Sadeq, Saif al-Islam là người dẩn đầu sáng kiến giải quyết vụ khủng hoảng máy bay Lockerbie năm 2003, thả những người y tá Bảo Gai Lợi bị Lybia giam giữ năm 2007, và trong những lần nói chuyện tại các buổi hội thảo học đường, ông tự nhận là một người cải cách. Ở thời điểm có cuộc nổi dậy xảy ra năm 2011, Saif al-Islam được cho là người làm trung gian hòa giải nhưng lại đứng về cùng một phe với cha ông ta, đe dọa người dân Lybian và tiếp tục phát biểu những lời lẻ hăm dọa “sự giết người sẽ vẫn tiếp tục”.

    Mùa hè năm nay, trong một buổi phỏng vấn ngắn, được cho là bí mật, với tờ New York Times, Saif al-Islam, có vẻ chưa nói trực tiếp với dân chúng Lybian, ông ta bảo là “anh cần phải trở lại từ từ, như một cô vũ nữ”rồi cười nói tiếp “anh cần làm thấm vào đầu họ dần dần từng chút nhỏ”. Số ứng cử viên khác có thể có cả tướng sứ quân Khalifa Haftar, chỉ huy một lực lượng quân ly khai, mang tên Quân đội Quốc gia Lybian, xưng vương vùng phía đông Lybia. Ông này bị buộc tội gây ra nhiều tội phạm hình sự chiến tranh, bạo động rối loạn, tung quân tiến đánh thủ đô Tripoli, điều này làm cho ông ta, khó mà được các nước phương Tây chấp nhận. Thủ tướng đang quyền Abdul Hamid al-Dbeibeh cũng tỏ ý sẽ ra tranh cử mặc dù có nhiều tranh chấp về việc chức vụ ông đang giữ có thể là điều kiện không cho phép ông tranh cử. Cựu bộ trưởng Nội vụ, Fathi Bashagha lên tiếng xem chính mình như là một ứng cử viên sáng giá, có quốc tế ủng hộ mạnh mẽ. Chủ tịch quốc hội, Aguila Saleh, là người đang rục rịch dự định ra tranh cử.

   Saif al-Islam có người em, Saadi Gaddafi, vừa được thả ra, vào tháng 9 vừa qua, chính quyền Lybian chính thức công bố tin này, thủ tướng Dbeibah cho biết, trong một bản tin trên trang mạng Tweet xác nhận Saadi Gaddafi, 48 tuổi, được thả khỏi nhà tù theo lệnh của tòa án trước đây. Saadi rời khỏi Lybia tức khắc bay đến Istanbul ngay sau đó.

    Saadi Gaddafi, được dân chúng biết đến là một tay ăn chơi, đàng điếm trong suốt thời kỳ thống trị của cha ông ta, và cũng là một cầu thủ  đá banh khá chyên nghiệp, trốn chạy tới Niger khi cuộc nổi dậy được khối NATO hậu thuẩn bùng lên. Nhưng ông ta bị người ta tìm ra dấu vết và giải về lại Lybia năm 2014, bị giam tù từ đó ở Tripoli.

    Trong thời gian nổi dậy, ba trong số bảy người con trai của Muamma Gaddafi bị giết và đất nước này từ đó chìm trong hổn loạn, sứ quân chiếm cứ quyền hành vùng này vùng kia. Một chính phủ thống nhất quốc gia đươc thành lập tháng Ba, coi như là một phần của giải pháp hòa bình, trong đó bao gồm các cuộc bầu cử dự định diễn ra vào tháng 12. Theo tin chính thức từ chính quyền Lybian, Gaddafi được thả ra do kết quả của các lần thương thuyết nhiều phe, trong đó có sự tham dự của một số thủ lãnh bộ lạc cao cấp và thủ tướng đương nhiệm Abdul Dbeibeh nhưng cũng có nguồn tin khác nói thêm chuyện thương thuyết này cũng có cựu bộ trưởng nội vụ Fathi Bashagha.

    Như vậy trong bối cảnh chính trị hiện thời, Lybia đã thấy sự xuất hiện trở lại của dòng họ cố nhà độc tài Gaddafi, vẫn còn có một số bộ lạc gốc gác từ gia đình này, vốn trung thành với Gaddafi, cho nên chuyện Saif al-Islam chính thức tuyên bố tranh cử tổng thống nước Lybia và em ông, Saadi, được chính phủ trả tự do, chắc chắn sẽ gây ra cho các nước phương Tây và những người lãnh đạo Lybia hiện tại, không nhiều thi ít, những rắc rối, nan giải mà họ phải đối diện.

Thuyên Huy

1 nhận xét:

FOULA - Hòn Đảo Xa vXoi6 Nhất Có Người Sinh Sống Ở Anh

  Hòn đảo biệt lập này chỉ có khoảng 30 người sinh sống và là hòn đảo xa xôi nhất có người sinh sống ở Anh. Foula là một trong những hòn đảo...