Thỉnh thoảng có các bài báo chính thống lẫn các clip trên YouTube có nội dung đại ý cả châu Á kinh ngạc hay ghen tị với Việt Nam mỗi khi Việt Nam có một dấu ấn nho nhỏ nào đó, chẳng hạn như mang ô tô đi triển lãm ở châu Âu, ở Mỹ, hay đội bóng đá giành một giải gì đó.
Đấy là quyền tự do ngôn luận thôi. Những người viết bài hay làm clip như vậy có thể bản thân họ cũng hoang tưởng, nhưng có lẽ chính xác hơn là họ biết khai thác cái tính thích tự huyễn hoặc, dễ tự mãn của một phần không nhỏ trong dân số Việt Nam.
hỉnh thoảng có các bài báo chính thống lẫn các clip trên YouTube có nội dung đại ý cả châu Á kinh ngạc hay ghen tị với Việt Nam mỗi khi Việt Nam có một dấu ấn nho nhỏ nào đó, chẳng hạn như mang ô tô đi triển lãm ở châu Âu, ở Mỹ, hay đội bóng đá giành một giải gì đó.
Đấy là quyền tự do ngôn luận thôi. Những người viết bài hay làm clip như vậy có thể bản thân họ cũng hoang tưởng, nhưng có lẽ chính xác hơn là họ biết khai thác cái tính thích tự huyễn hoặc, dễ tự mãn của một phần không nhỏ trong dân số Việt Nam.
Bình tĩnh mà ngẫm nghĩ, có thể thấy trong cả hai lĩnh vực bóng đá và ô tô, tuy khác hẳn nhau, nhưng Việt Nam đều xây nhà không móng cả.
Một cái xe ô tô động cơ đốt trong có tầm 30.000 link kiện, ô tô điện thì chắc sẽ ít hơn 1 chút. Bất cứ hãng xe nào muốn thành công, có lãi, phải sản xuất được phần lớn số linh kiện đó.
Ai có ô tô mà đi mua phụ tùng đều có thể thấy cái gọi là công nghệ ô tô của Việt Nam thảm hại thế nào. Từ những cái cực kỳ đơn giản như mấy cái ốp nhựa, đèn đóm, gạt mưa, má phanh, lọc dầu, lọc gió… còn chẳng sản xuất được, nói gì đến những cái phức tạp hơn.
Sản xuất ô tô mà trên 90% linh kiện phải nhập, thì làm sao tự chủ, có sức cạnh tranh và có lãi được?
Một hãng xe có thành công không phải chờ 10 năm mới biết được, không phải mới làm ra cái xe mẫu là nói khơi khơi đã thành công được.
Còn về bóng đá, thỉnh thoảng, vài năm một lần, nếu số may mắn thì cùng một lúc có được cả huấn luyện viên giỏi lẫn các cầu thủ tài năng, và thế là đội bóng của quốc gia thắng được vài giải.
Thế nhưng cái may này không kéo dài mãi được và không đi xa được nên rồi phải đến lúc thua liểng xiểng, đi xuống.
Lý do là làm gì có nền tảng đào tạo cầu thủ trẻ, đào tạo huấn luyện viên bài bản, với tầm nhìn xa đâu.
Bao giờ người Việt chịu nghe những lời trái tai, khó chịu nhưng đi vào bản chất vấn đề, chịu làm những cái cốt lõi, nền tảng thì mới đi xa và có thành công lâu bền được.
(Nguồn: Báo Tiếng Dân)
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa