Bên cạnh Làng Cùi Di Linh, tỉnh Lâm Ðồng, có ngôi mộ của Ðức Giám Mục Jean Cassaigne (Gioan Sanh,) vị sáng lập giáo xứ và làng cùi tại Di-Linh. Trên bia mộ Ðức Giám Mục De Cassaigne, có khắc hai dòng chữ sau đây:
“Tôi xin những người nào,mà khi còn sống, tôi không giúp đỡ được gì, hãy tha lỗi cho tôi”
“Tôi xin những người nào, mà khi còn sống, tôi đã nêu gương xấu, hãy tha lỗi cho tôi”
Ngay sau khi Ðức Cha Jean Cassaigne tấn phong Cha Simon Hòa Hiền (cựu Giám Mục Ðịa Phận Ðàlạt) năm 1955, thay vì về lại Pháp là nơi Ðức Cha Cassainge đã lớn lên, Ngài đã trở lại để vui sống với anh em bệnh nhân trại cùi, một làng nhỏ chính tay Ngài tạo dựng mấy mươi năm về trước. Tại làng nhỏ bé này, Ngài vừa làm Cha sở, Thầy giảng, Giám đốc, Y tá, chăm nom chu đáo cho tất cả bệnh nhân mọi tôn giáo, trẻ già, với sự cộng tác nhiệt thành của các sơ dòng Bác Ái Vinh Sơn. Ngài quyết tâm sống chết với con cái cùi hủi của Ngài.
Trong cuốn “Lạc Quan Trên Miền Thượng” [1] do Linh Mục Giuse Phùng Thanh Quang viết vội vào năm 1972 về cuộc đời hy sinh cho người cùi của Ðức Cha Cassaigne, lúc Ðức Cha Cassaigne đang đau quằn quại thê thảm với những cơn đau khủng khiếp cuối đời. Một đời hy sinh thật cao quý của Ðức Cha Cassaigne mà có lẽ nay còn rất ít có người biết và nhớ đến Cha Cassaigne được thụ Phong chức Linh Mục năm 1925 tại chủng viện Rue du Bac của Paris. Qua Sài Gòn ngay sau đó và nhận nhiệm sở thí điểm truyền giáo vùng ma thiêng nước độc Di Linh (DJIRING) năm 1927. Ngài đã yêu thương những người “Mọi cùi” đến độ đã sống giữa người cùi, tắm rửa, săn sóc cho những người cùi, đã thương yêu họ cho đến khi họ chết. Cha Cassaigne đã kể một câu chuyện có lần Ngài giúp những người cùi thức ăn gồm có gạo, muối, và thịt naị Có một bà cùi hàng tuần đến lấy phần ăn, nhưng tuần đó không thấy đến. Cha Cassaigne đến lều tranh tìm bà thì thấy bà ta sắp chết với mủ nhớt nhầy nhụa, mùi hôi thối không chịu được xông ra từ mảnh thân héo tàn đáng thương xót nàỵ Cha vội lo dạy bà những điều về Thiên Chúa và hỏi bà ta có muốn Cha rửa sạch những tội lỗi để bà được lên Trời sau khi chết không?
Người cùi đáng thương đồng ý được rửa tội và nói với Cha Cassaigne rằng:
“Cau dờng! Ăn rơp kăh dơ mê dỡ ăn gũh rê hơ trồ”
”
Ông lớn ơi! Tui sẽ nhớ đến ông khi tôi ở trên Trời” Cái chết tội nghiệp
nhưng tốt lành của bà Thượng cùi đã làm khích động thật sâu xa tâm hồn
Tông Ðồ của vị Linh Mục Thừa
Saị Câu nói “Tôi sẽ nhớ Cha khi được ở trên Trời” là viên đá đầu
tiên được đặt xuống để khởi đầu công cuộc thành lập làng cùi tại Di
Linh.
Trong
khoảng thời gian đó, ở miền Trung cũng như ở miền Nam nước Việt cũng có
những trại cùi với số người bệnh tương đối ít. Trong khi ở vùng đất xa
xôi có đến hàng trăm người
cùi, lại không có chỗ cho họ ở. Theo lời Linh Mục Phùng Thanh Quang
kể lại.Một ngày cuối Thu năm 1928, trong chuyến đi thăm một làng Thượng
xa, đang băng qua rừng vắng thì bỗng có tiếng chân nhiều người dồn dập
từ trong vùng tối âm u, nhiều giọng la ú ớ kêu
Ngài dừng lại. Những bóng dáng quái dị xuất hiện như một đoàn ma đói.
Thân hình xác xơ, kẻ mất tay, người sứt mũi, miệng chảy nước lòng thòng
và tất cả hầu như què quặt. Họ mặc dù có người khập khiểng, có người vừa
bò vừa lết, và đói, cố đuổi theo Cha bao
vây lấy Ngài và tất cả đồng gào lên thảm thiết: “Ơ cau dơng! Ơ cau
dơng! Dăn đàc sơngit bol hi!”
Ới ông lớn! Ới ông lớn! Xin thương xót chúng tôi!
Ới ông lớn! Ới ông lớn! Xin thương xót chúng tôi!
Rồi
tất cả sụp lạy Ngài và khóc rống. Cha Cassaingne vừa sợ hãi, vừa mủi
lòng. Thì ra đây là nhóm người cùi bị xóm làng kinh tởm đuổi đi, họ tụ
tập từng nhóm ngoài rừng xa,
sống lây lất qua ngày để chờ chết. Có lẽ họ đã nghe lời đồn đãi về ông
lớn làm thuốc và hay thương giúp người cùi này. Họ chờ Cha trên khúc
đường vắng để nhờ Cha giúp đỡ.
Vài ngày sau, đó, việc lập làng cùi Di Linh được xúc tiến ngay
[3] Trong bài thuyết trình của Cha Cassaigne tại Sài Gòn năm 1943 về bệnh cùi khủng khiếp như thế nào, Ngài viết:
Vài ngày sau, đó, việc lập làng cùi Di Linh được xúc tiến ngay
[3] Trong bài thuyết trình của Cha Cassaigne tại Sài Gòn năm 1943 về bệnh cùi khủng khiếp như thế nào, Ngài viết:
“Ở
xứ Thượng cũng như hầu hết các xứ vùng nhiệt đới, nơi mà sự ăn ở sạch
sẽ và phương pháp vệ sinh ít được lưu ý, thì con số người mắc bệnh
cùi khá cao. Khi mà có thể còn làm
việc được thì người mắc bệnh cùi vẫn còn được sống chung với gia đình.
Nhưng đến khi thân tàn ma dại không làm gì được nữa, nhất là khi các
vết ung thối bắt đầu phá miệng lở loét ra, mủ máu vấy đầy khiến những
người chung quanh nhờm gớm kinh tởm không chịu
được, thì dân làng đưa họ vào rừng, cất cho họ một túp lều tranh để
người cùi ở lại đó một mình sống chết sao mặc kệ! Rồi yếu liệt cô
đơn trong túp lều hiu quạnh, người cùi không còn sức làm gì nữa để kiếm
ăn vì tay chân cụt mất rồi! Họ sẽ chết dần chết mòn
một các thảm khốc, sẽ gục ngã ở một xó kẹt nào đó rồi chết đi vì đói
lạnh, mà chẵng có ai hay biết…”
Trước
khi mắc bệnh, mỗi lần thuyết trình đến đây, cha Cassaigne không sao cầm
được nước mắt, phần thì thấy thương những người xấu số, phần thì chắc
Ngài cảm thấy lo âu sợ sệt
như linh cảm thấy trước định mệnh sẽ đến, Ngài run sợ như chính
mình đang mắc chứng bệnh nan y nàỵ
Các
việc làm nhân đức của Cha Jean Cassaigne đã đưa Ngài từ một căn
lều tranh để phục vụ người hủi tới tận tai Tòa Thánh La Mã. Ngài được bổ
nhiệm chức Giám Mục và Ngài phải
tuân lệnh Toà Thánh về làm việc tại Ðiạ Phận Sài Gòn. Trong hơn 14
năm giữ chức vụ này Ðức Giám Mục Cassaigne đã đôn đốc thực hiện công
cuộc bác ái, cứu trợ vật chất, ủy lạo tinh thần cho những người gặp cảnh
bất trắc nghèo khó, di cư tị nạn, không phân biệt
địa phương hay tôn giáọ.
Vì
nhớ đám dân cùi, Ngài xin từ nhiệm chức Giám Mục Sài Gòn để trở về băng
bó vết thương tinh thần và vật chất cho những đứa con cùi hủi của Ngài
tại làng cùi Di Linh.
Vì
sống một đời sống quá khắc khổ trong rừng nên Ðức Cha đã mang
nhiều bịnh nặng. Từ năm 1929, Ngài đã mắc bịnh sốt rét rừng. Năm 1943,
bịnh cùi đã đến với Ngài vì sống gần
gũi với người bịnh; từ năm 1957, bịnh lao xương làm không thuốc chữa
Ngài đau đớn, và năm 1964, bịnh lao phổi trở lại hành hạ thân Ngàị Ðức
Cha đau đớn tột cùng với những cực hình thể xác, nhưng luôn luôn
vững lòng chấp nhận để xin Chúa thương mà giảm bớt
cái đau của những người hủi tại Việt nam.
Những ai may mắn sống gần Ðức Cha thường được nghe
– “Ðời tôi chỉ có ba ước nguyện: được chịu đựng, chịu đau, và chịu chết ở đây, giữa những người Thượng của tôi”
(Je ne demande que trois choses: tenir, souffrir, et mourir ici, au milieu de mes Montagnards).
Chúa
đã nhận lời cầu xin của Ðức Cha, đã cho Ngài mang lấy bốn chứng bệnh
nan y. Ðã giúp sức cho Ngài chịu đựng quá lâu dài. Những ngày cuối cùng
tuy đau đớn, nhưng Người vẫn
đọc kinh cầu nguyện cho nước Việt Nam, cho các người cùi. Người nói:
“Suốt
47 năm dài, Cha đã sống giữa các con, đã sống tại Việt Nam này,và đã
dâng hiến tất cả cho các con. Giờ đây,Cha không tiếc một điều gì về sự
dâng hiến toàn diện ấy”.
Theo
lời từ biệt của ông Nguyễn Thạch Vân, đọc trong lễ an táng Ðức
Cha Cassaigne tại Di Linh ngày 11 tháng 5, năm 1973 kể lại, Cha
Cassaigne còn nói:
“ Việt Nam chính là quê hương của Cha, bởi vì Chúa muốn như vậy”.
Khi
nói đến câu: “Nước Việt Nam là quê hương của tôi”. Ðức Cha chấp tay
như để cầu nguyện, và Ngài khóc! Ðây là giòng lệ Thánh cầu nguyện của
một Tông đồ Truyền giáo, đã tận
hiến đời mình cho lớp người khốn khổ, bất hạnh nhất trên cõi đời này.
Năm 1972, Ðức Cha đã được trao tặng Ðệ Tứ Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương trên giường bệnh và đã qua đời tại Di-Linh ngày 31-10-1973
Cần quan tâm nhiều hơn tới những người khốn khó
Trả lờiXóa