“Gần đây, Lãng Nhân thốt nhiên lâm trọng bệnh, trong mấy ngày liền chơi vơi giữa hai cõi, được các bằng hữu đến thăm hỏi ân cần, xiết bao cảm kích. Khi bệnh đã thuyên giảm chợt nhớ lại một chuyện: "Ba mươi năm trước đây, ông Trần Tán vốn tin vào tướng số, những tưởng tháng tám năm ấy thì từ trần vì bệnh hậu bối, hay đâu sau lại qua khỏi, có làm bài thơ Cáo Tồn, thay vì Cáo Phó, xin nhắc lại như sau:
Bướu mọc cùng thêm ruột xót đau
Chẳng thà vui trước khỏi nhơ sau
Sinh ra đất Việt làm tôi Pháp
Lỡ tại nhà Nho học chữ Tàu
Kiếp nặng chửa tan kềnh một giấc
Đời thừa còn góp sống năm châu
Đã qua tháng tám mà không chết
Thầy số năm xưa cũng lắc đầu!”.
Chuyện nay
Cáo Tồn là một lời bố cáo (thông báo) cho làng nước biết " Tôi còn sống đây! "
Người xưa cáo tồn là lời cảm ơn, lời tự trào ... vv, thay vì viết thư cảm ơn thì nhà nho hồi xưa làm thơ; các nhà nho học chơi chữ với nhau là vậy. Nhưng cũng chỉ có một lần cho vui thôi. Sau ông Trần Tán không còn ai Cáo Tồn.
Ngày nay, ít còn ai biết cáo tồn là gì; tuy nhiên, cũng có những kẻ Cáo Tồn bằng cách khác. Bà con để ý sẽ thấy nhiều kẻ "cáo tồn", đó là những kẻ hạ tiện, bất tài... nhưng vẫn muốn cho mọi người biết "tao còn sống đây". Lũ này cáo tồn bằng cách "chọc cho thiên hạ chửi" qua các bài viết, việc làm đi ngược lại lòng dân, nôm na là "lội ngược dòng".
Lão Báng
Bài thơ rất hấp dẫn
Trả lờiXóa