Đơn Dương
Cách thức ăn uống cũng góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể giúp phòng tránh bệnh tật. Minh họa: Unsplash
Dù đã chích ngừa đầy đủ, không có gì bảo đảm rằng bạn sẽ không bị bệnh hoặc nhiễm COVID-19 vào mùa Đông tới.
Cách tốt nhất là bạn phải tự bảo vệ mình, tự chăm sóc cho sức khỏe mình bằng cách ăn uống. Theo Health.
Tiến sĩ Jenna Macciochi, chuyên gia miễn dịch Đại học Sussex, Anh, cho biết chỉ bằng cách thay đổi lối sống mới có thể phòng chống được những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Các chuyên gia về sức khỏe đưa ra một số lời khuyên cho mọi người ở mọi lứa tuổi khác nhau. Nhưng với biến thể Delta vẫn đang hoành hành tại Mỹ, nhiều người trong độ tuổi 30-40 cũng không qua khỏi khi bị nhiễm virus mà cơ thể không được khỏe. Nam giới cũng là nhóm dễ bị biến chứng nếu nhiễm COVID-19.
Nam giới là nhóm dễ bị biến chứng nếu nhiễm COVID-19. Minh họa: Unsplash
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo người trẻ nên tuân thủ các quy định phòng dịch cơ bản như đeo khẩu trang, đặc biệt là rửa tay với nhiều nước. Theo Tiến sĩ Ross Walton, chuyên gia miễn dịch học, tốt hơn hết là dùng nước ấm. Rửa tay với nước quan trọng hơn nhiều so với việc dùng xà phòng. Nước rửa tay khô, nước sát khuẩn cũng hết sức cần thiết.
Ngoài ra, cách thức ăn uống cũng góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể giúp phòng tránh bệnh tật.
Thực đơn hàng ngày nên có ít carbohydrate và nhiều trái cây, các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt màu sắc khác nhau, giúp cơ thể hấp thụ nhiều loại chất dinh dưỡng từ thực vật, chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả. Sử dụng protein động vật từ cá, trứng và thịt gia cầm, hạn chế thịt đỏ, dùng nhiều loại thảo mộc và gia vị. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên ăn cả vỏ trái cây và rau quả vì đó là nguồn cung cấp chất xơ cần thiết, nuôi dưỡng lợi khuẩn đường tiêu hóa, rất quan trọng ngăn ngừa nhiễm trùng.
Nhiều trái
cây, các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt màu sắc khác nhau, giúp cơ
thể hấp thụ nhiều loại chất dinh dưỡng từ thực vật, chống oxy hóa và
kháng viêm hiệu quả. Minh họa: Unsplash
Vitamin C và D cũng giúp ngăn ngừa bệnh tật. Vitamin C không chỉ có trong quả cam mà còn có trong trái kiwi, ớt đỏ, bưởi, súp lơ. Phân tích khác, công bố năm 2017 trên Tạp chí Y khoa Anh, với 11,000 người từ 14 nước tham gia, cho thấy bổ sung vitamin D làm giảm 11% nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Vitamin D có trong lòng đỏ trứng, nấm, các loại hải sản như cá, hàu, tôm,…
Các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe. Minh họa: Unsplash
Ăn bánh mì từ bột chua (bột lên men) giúp đường ruột khỏe mạnh, hiệu quả đẩy lùi Covid-19 và nhiều loại virus khác. Vi khuẩn đường ruột hay hệ vi sinh nói chung rất quan trọng cho khả năng miễn dịch. Chúng giúp tiêu hoá thức ăn và tạo ra các chất chuyển hoá gọi là post-biotics (chất hậu sinh học), có ích cho hệ miễn dịch.
Giấc ngủ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Trong quá trình ngủ, cơ thể tiết ra hormone melatonin, kích thích sản sinh tế bào miễn dịch mới. Thời gian ngủ mỗi ngày tốt nhất là từ 6 tiếng đến 9 tiếng, và tốt hơn nữa nếu giữ được lịch trình ngủ lành mạnh. Tiến sĩ Guy Meadows, người sáng lập The Sleep School, gợi ý mọi người nên tuân thủ thói quen ngủ nghiêm ngặt, tránh dùng caffeine sau bữa trưa, và hạn chế uống rượu.
Vận động là điều cần thiết để có mức miễn dịch khỏe mạnh. Minh họa: Unsplash
Cuối cùng là đừng quên luyện tập tập thể dục hàng ngày. Các chuyên gia cho rằng vận động là điều cần thiết để có mức miễn dịch khỏe mạnh, bởi hệ thống bạch huyết được kích thích dựa vào chuyển động cơ thể. Điều cần thiết là giúp các tế bào miễn dịch thực hiện chức năng giám sát, giúp chống lại các vi khuẩn và virus đang cố gắng xâm nhập vào bên trong mô. Thói quen đi bộ hàng ngày giúp trẻ hóa, giữ toàn bộ hệ thống cơ thể luôn khoẻ mạnh, kéo dài tuổi thọ.
Thể dục là liệu pháp phòng bệnh rất hiệu quả
Trả lờiXóa