Thứ Ba, 23 tháng 11, 2021

A Phú Hản: Sohail – Đứa Bé Giao cho Người Lính Mỹ Trên Bờ Tường Rào Phi Trường Kabul – Giờ Em Ở Đâu ?

 FM 974 Úc Châu - CM Blog 17/11/2021 - Thuyên Huy

Là một quyết đinh chớp nhoáng, chỉ một giây, Mirza Ahmadi và vợ Suyara đang bồng dắt năm đứa con nhỏ, chen lấn trong cái ngổn ngang hổn độn của rừng người bên ngoài phi trường Kabul hôm 19 tháng tám, ngày mà hàng ngàn người A Phú Hản tràn tới đó với hy vọng trốn chạy tình trạng khủng hoảng của nước này, sau khi quân Taliban chiếm quyền, tiếp sau cuộc triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ.

    Gia đình Ahmadi,cố đi tới gần đươc bờ rào, dáo dác nhìn qua ngó lại, một người lính Thủy quân Lục chiến Mỹ từ trên cao, nói vọng xuống là gia đình Ahmadi có cần giúp gì không. Lo sợ đứa con nhỏ Sohail mới lên hai tháng bị ép nghẹt chết, họ đẩy Sohail lên đưa cho người lính, nghĩ rằng không lâu nữa họ sẽ vào bên trong được, một khi khoảng cách tới cổng từ chỗ họ khoảng chừng năm thước xa.

    Ngay trong lúc đó, quân Taliban bắt đầu nổ súng chỉ thiên đẩy lùa hàng trăm người dân quay ngược ra ngoài, gia đình Ahmadi với số người còn lại mất hơn nửa tiếng đồng hồ sau mới tới được phía khác của hàng rào phi trường. Nhưng một khi đã vào được bên trong, họ không tìm thấy bé Sohail ở đâu cả. Mirza Ahmadi làm công việc nhân viên giữ an ninh tại tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở thủ đô Kabul trong mười năm, trong nổi tuyệt vọng, anh tìm hỏi những nhân viên trong phi trường mà anh gặp về con mình, một người chỉ huy của toán quân bảo phi trường rất nguy hiểm cho một đứa bé và chỉ anh tới khu đặc biệt giữ trẻ em, Ahmadi chạy tới, nơi đó hoàn toàn trống vắng.

    Người chỉ huy đi cùng anh, tìm kiếm tất cả những chỗ chung quanh bên trong phi trường, anh không biết tên của người chỉ huy này, Ahmadi không nói được tiếng Anh nên chỉ nhờ vào một người đồng nghiệp ở tòa Đại sứ giúp thông dịch giùm. Ba ngày qua đi, Ahmadi nói chuyện với hơn 20 người, sĩ quan quân đội hay thường dân về việc tìm kiếm đứa con., một người nhân viên dân sự nói với Ahmadi là, có thể em bé đã được ai đó bồng theo di tản rồi vì họ không có hồ sơ ghi chép trẻ em giữ ở đây.

    Mirza Ahmadi, 35 tuổi, vợ Suyara, 32, mấy đứa con,17, 9,6 và 3 được đưa lên chuyến bay không vận di tản tới Qatar, rồi đi sang Đức và cuối cùng vào nước Mỹ. Hiện họ đang sống ở Fort Bliis, tiểu bang Texas vời những người tỵ nạn A Phú Hản khác, đang chờ cho tái định cư đâu đó, họ không có thân nhân người quen gì cả. Tấm hình một đứa bé, vói đưa cho người lính Mỹ lên bờ dãy tường cao lúc phi trường Kabul hổn loạn và hoảng sợ này, đã làm cho khắp nơi trên thế giới xúc động và theo dỏi. Đã hai tháng qua, kể từ hôm có chuyện đó, vẫn không có một lời nào hay tin tức gì của đứa bé tên Sohail, vợ chồng anh Ahmadi vẫn chờ, vẫn tìm khắp nơi trong đau khổ.

    Anh Ahmadi cũng đã thấy nhiều gia đình khác đưa con mình cho quân lính Mỹ ở tường rào phi trường cùng lúc đó, đoạn phim ngắn thu hình một em bé nhỏ còn mang tả lót, đưa lên cao khỏi bờ kẽm gai chằng chịt, đã gây thương cảm không ngớt trên mạng truyền thông xã hội, nhưng sau đó em đã sum họp với cha mẹ, từ khi con không tìm thấy được, Ahmadi đã tìm tới nhờ giúp đở của mọi người, từ nhân viên cứu trợ, sĩ quan quân đội Mỹ, nhân viên phi trường, họ hứa sẽ cố gắng làm những gì họ có thể làm nhưng chỉ là lời hứa. Một nhóm hỗ trợ người tỵ nạn A Phú Hản, có tên “trẻ em mất tích” ký tên trên tấm hình của bé Sohail, phổ biến trên mạng lưới hoạt động của họ với hy vọng ai đó sẽ nhận ra em.

    Một nhân viên của chính phủ Hoa Kỳ, khá quen thuộc với tình trạng này, cho biết trường hợp của em bé Sohail đã được thông báo đến mọi cơ quan, đại diện có liên hệ tới, gồm cả các căn cứ và cơ sở ngoại quốc. Phát ngôn nhân bộ Quốc phòng và bộ Nội an Hoa Kỳ, chuyên theo dỏi việc tái định cư cho biết đã trình trường hợp này lên bộ Ngoại giao vì sự việc xãy ra ở ngoại quốc, bộ Ngoại giao chưa trả lời gì khi được hỏi về bình luận của họ.  Suyara, qua sự giúp đở của một thông dịch viên, khóc sướt mướt suốt buổi nói chuyện cũng như mấy đứa con khác khóc theo mẹ nức nở, bà cho biết cái mà bà có thể làm là cứ nghĩ về con, mọi người gọi điện thoại cho bà, mẹ, cha, chị, tất cả đều an ủi khuyên lơn bảo bà đừng qua lo lắng, Thượng đế rất tử tế, con mình sẽ dược tìm thấy.

    Không kể thời gian những năm cai trị của quân Taliban trước đây, kể từ ngày tái chiếm được quyền hành tháng 8 năm nay, quân Taliban đã gây ra không biết bao nhiêu là khổ đau, tang thương, thảm nạn. Vài ngày trước đây, theo báo chí ngoại quốc, đã có nhiều tường thuật về những vụ, làm thế nào mà một số gia đình đồng ý đem giao bán con gái mình mới lên 9 tuổi cho một người đàn ông 55 tuổi làm chồng, để có tiền mà tiếp tục sống còn trong hoàn cảnh bi đát của đất nước này hiện nay. Cụ thể là trường hợp của em Parwana Malik, đem bán với giá lá 2,217 Mỹ kim, nhưng sự hy sinh của em không có gì bảo đảm là, sẽ  đủ cho sự sống còn lâu dài của gia đình. Theo lời ông Abdul Malik, cha của em Parwana, số tiền nhận từ anh con rể 55 tuổi sẽ chỉ đủ cho họ vài tháng sau ngày giao con, ông phải tìm phương cách nào đó khác để tìm ra tiền cho gia đình. Một số tường thuật khác cũng nói về chuyện một nhóm quân Taliban cùng nhau hiếp dâm những xác chết của đàn bà hay có những hành động biểu diễn bệnh hoại tử.

        Cho tới hôm nay, Sohail vẫn biệt tâm, gia đình anh Mirza Ahmadi vẫn cứ chờ như họ đã chờ trong nổi đau tuyệt vọng, giữa cái mênh mông của xứ lạ nhưng cái ám ảnh ghê rợn nhất, mà anh Ahmadi lo sợ hơn là, đứa con thân yêu của họ vẫn còn kẹt lại đâu đó ở quê nhà, dưới sự thống trị bạo tàn của quân Taliban, nghĩ tới đó, Ahmadi tưởng chừng như một nửa hồn mình đã chết.

Thuyên Huy

❤❤❤❤❤❤❤❤❤ 

Mời Xem : CM Blog Kỳ Trước

 Bắc Hàn: Lính Đói Cơm Ăn – Nhà Nước Đói Hỏa Tiển

 

1 nhận xét:

MÙA HÈ 2024 -Thơ Sông Thu và 12 Bài Họa Của Các Thi Hửu

Ảnh Đặng Việt Lợi MÙA HÈ 2024 Chẳng hè nào lạ tựa năm nay Nóng bỏng như nung suốt cả ngày Đồng ruộng cằn khô, bùn nứt nẻ Kinh mương cạn kiệt...